Có nên dùng gối chống bẹp đầu cho bé

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ sơ sinh có nên nằm gối lõm hay không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Các bố mẹ cho rằng việc cho trẻ sơ sinh nằm gối lõm sẽ cải thiện tình trạng của bẹp đầu của trẻ. Thế nhưng sự thật không phải như vậy, việc nằm gối lõm quá sớm có thể là nguyên nhân dẫn đến đầu của bé bị bẹp. Tuỳ thuộc vào độ tuổi phụ huynh mới cho trẻ nằm gối.

Trẻ sơ sinh có nên nằm gối lõm không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng gối cho trẻ sơ sinh không thực sự quá cần thiết. Tương tự, khi trẻ mới chào đời không nên cho trẻ nằm gối.

Hiện nay gối lõm được nhiều người đồn đoán là có công dụng chống bẹp, méo đầu của bé. Nhưng trên thực tế, đây là một trong số những nguyên nhân gây bẹp đầu bé. Vậy ta có thể hiểu rằng không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối lõm. Ba mẹ cần đợi đến khi con cứng cáp hẳn thì mới cho trẻ nằm gối.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối hay không?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị bẹp đầu

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng bẹp đầu là do cột sống của trẻ sơ sinh vẫn thẳng, chỉ đến khi biết đi, biết đứng cột sống mới cong được như người lớn. Vì vậy khi con nằm ngửa, lưng và gáy nằm trên một mặt phẳng thì không nên gối đầu. Đối với người trưởng thành cột sống cong khi nằm gối sẽ cảm thấy thoải mái nhưng với trẻ sơ sinh thì cảm thấy ngược lại.

Tác hại khi trẻ sơ sinh nằm gối lõm

1. Trẻ sơ sinh nằm gối lõm quá sớm có nguy cơ bị ngạt thở

Gối lõm được làm từ chất liệu mềm, có phần lõm ở giữa, không bằng phẳng. Đầu của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, khi nằm gối lõm khiến phần đầu nhô cao hơn phần cơ thể, khiến cổ bị ép thành 1 đường cong. Mũi của trẻ còn khá ngắn và nhỏ, phần cằm sát gần ngực nên có thể tác động đến khả năng hô hấp, làm trẻ bị ngạt thở. Đồng thời, gối được nhồi bằng các hạt xốp khi dùng lâu ngày các hạt này sẽ bị xẹp và lỏng lẻo. Khi con nằm dễ gây khó thở, tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

2. Dị tật cột sống

Như đã nói trên xương sống của trẻ sơ sinh là 1 đường thẳng do phần đầu và lưng thẳng với nhau. Khi nằm gối quá sớm khiến cổ trẻ bị lệch và bị vẹo, lâu ngày làm xương sống bị thay đổi hình dạng. Thậm chí việc này còn làm tăng nguy cơ dị tật cột sống.

Tác hại khi trẻ sơ sinh nằm gối lõm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

3. Nằm gối sớm làm biến dạng hộp sọ

Giai đoạn sau sinh là lúc đầu trẻ sơ sinh phát triển nhanh nhất. Nếu mẹ cho bé nằm gối sớm sẽ khiến đầu của bé bị biến dạng, gặp khó khăn trong việc giữ cân bằng và đối xứng. Bởi lúc này hộp sọ của bé còn mềm, khi bị chèn ép và ít điều chỉnh tư thế ngủ sẽ nhanh làm biến dạng hộp sọ.

4. Mắc phải hội chứng đầu bẹt

Nếu bé ngủ trên gối mềm quá lâu có thể tạo nên vết lõm hai bên mang tai, sau gáy. Đây được gọi là hội chứng đầu bẹt ở trẻ. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ của trẻ sau này.

Cảnh báo tác hại khi cho trẻ sơ sinh nằm gối quá sớm

5. Gây nóng đầu trẻ

Sợi vải làm gối được dệt từ sợi polyester, nếu mẹ cho bé dùng loại này sẽ gây nóng đầu trẻ. Bởi sợi vải này không thông thoáng, làm tăng lượng nhiệt bên dưới của đầu, dẫn đến tăng độ trong cơ thể trẻ. Lúc trẻ đổ mồ hôi sẽ không thấm vào gối mà thấm ngược vào người. Điều này khiến con dễ bị cảm lạnh, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Khi nào nên cho trẻ nằm gối lõm?

Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên cho trẻ nằm gối lõm khi con từ 3 tháng tuổi trở lên. Lúc này bé tập ngóc đầu, trụ xương sống cổ có thể lườn về phía trước được. Đây cũng là giai đoạn tốc độ phát triển của thân hình trẻ nhanh hơn phần đầu, vai cũng rộng dần ra. Nếu không dùng gối sẽ khiến con ngủ không thoải mái. Đầu của con ở vị trí thấp hơn khiến máu bị tụ lại nhiều ở não làm bé quấy khóc, khó ngủ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khi nào nên cho trẻ nằm gối lõm?

Cần lưu ý gì khi nằm gối lõm?

Tuỳ thuộc vào độ tuổi của bé mà bố mẹ có những lưu ý khác nhau cho việc nằm gối. Tuy nhiên dù ở độ tuổi nào bố mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Mẹ hãy đặt con nằm nghiêng bên phải, đầu thấp xuống, đệm dưới cổ 1 khăn bông nhỏ trong 2 giờ đầu sau sinh. Sau đó mẹ hãy thay đổi tư thế nằm cho bé để không biến dạng hộp sọ.
  • Khi trẻ được 3 tháng tuổi, cơ thể bắt đầu hình thành đường cong sinh lý ở phần gáy và cổ. Lúc này mẹ có thể dùng khăn gấp khoảng 1 – 2 cm kê đầu cho con nằm. Mẹ cần nhớ rằng kê ở thấp xuống bên dưới đầu [gần vị trí cổ]. Tuyệt đối không được kê khăn ở phần lồi sau đầu mẹ nha.
  • Mẹ hãy dùng khăn gấp khoảng 3 – 4 cm kê làm gối cho bé, khi bé được 6 – 8 tháng. Vì lúc này bé đã hình thành đường cong sinh lý thứ 2.

Tổng kết

Với những kiến thức ở trên hi vọng có thể giúp ba mẹ biết được khi nào thì nên cho con nằm gối lõm. Tư thế nằm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con vì vậy bố mẹ cần lưu ý kĩ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nhiều bố mẹ cho rằng việc nằm gối sẽ cải thiện tình trạng của bẹp đầu trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh có được nằm gối hay không? Bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trước khi chào đón đứa con đầu lòng ra đời, chắc hẳn sẽ có nhiều bố mẹ háo hức mua sắm đủ các loại chăn gối và đệm xinh cho trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều khuyến cáo về việc trẻ sơ sinh có nên nằm gối không. Vậy trẻ sơ sinh có nên nằm gối? Bố mẹ cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh có nên nằm gối không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối không, bố mẹ cần phải hiểu về cấu tạo xương của trẻ. Với những trẻ dưới 2 tuổi, cột sống không có đốt sống cong tự nhiên giống như người lớn nên sống lưng của trẻ trong giai đoạn này hoàn toàn thẳng. Thêm vào đó, trọng lượng đầu của trẻ sơ sinh chiếm đến 1/4 trọng lượng cơ thể, khiến giữa đầu và người trẻ có một tỉ lệ không cân xứng. 

Chính vì những lý do trên, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên để trẻ nằm tự nhiên trên một phẳng sẽ giúp cột sống của trẻ không bị cong vẹo. Nếu với người lớn nằm gối rất thoải mái thì với trẻ nhỏ, nằm gối là không cần thiết. 

Bên cạnh đó, khi sử dụng chăn gối cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng cần cẩn trọng vì gối là một trong những tác nhân có thể gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS]. Nhiều bố mẹ cho rằng nằm gối sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn mà không biết nếu bị ập gối vào mặt, trẻ sẽ bị bít đường thở, gây ngạt thở. 

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo rằng, với trẻ sơ sinh, bố mẹ chỉ nên dùng tấm khăn sữa mỏng lót dưới đầu trẻ, giúp trẻ thấm hút mồ hôi là đủ. 

Trẻ sơ sinh nằm gối vào độ tuổi nào là tốt nhất?

Vì trong 2 năm đầu đời, cột sống của trẻ chưa xuất hiện đường cong sinh lý nên trẻ chưa cần thiết phải nằm gối. Sau thời điểm trên, bố mẹ có thể sử dụng những chiếc gối có độ mềm vừa phải, bằng phẳng, chắc chắn, thoáng khí, hút ẩm tốt, có độ đàn hồi thích hợp và nên dùng gối làm 100% cotton.

Trẻ sơ sinh có nên nằm gối không là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ cần độ cao của gối khác nhau nên bố mẹ cần lưu ý để lựa chọn đúng cho trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bố mẹ chỉ nên dùng khăn xô lót sữa với độ dày 1-2 cm. Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể nằm gối rất mỏng khoảng 3-4 cm. Với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ có thể mua những chiếc gối có độ dày khoảng 3-9 cm. 

Nếu không cho trẻ nằm gối, liệu trẻ có bị bẹp đầu?

Hiện tượng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh khá là phổ biến do khi mới sinh ra, xương trẻ còn rất mềm. Khi bố mẹ không chú ý và để trẻ nằm ở một bên nào đó quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị bẹp đầu chứ không hề liên quan đến việc bé sơ sinh có nên nằm gối không.

Nằm gối không giúp hạn chế hiện tượng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh.

Chính vì thế, ngay từ khi trẻ mới chào đời, nếu muốn hạn chế tình trạng bẹp đầu, giúp trẻ có một chiếc đầu tròn, mẹ nên làm theo những điều sau:

  • Lót một chiếc khăn xô dưới đầu trẻ làm gối, giúp trẻ thấm hút mồ hôi trong khi nằm.
  • Thường xuyên cho trẻ nằm nghiêng và thay đổi tư thế bên trái, bên phải xen kẽ.
  • Khi cho trẻ bú cũng cần đổi bên giữa các cữ bú.
  • Trong khi trẻ tỉnh táo, bố mẹ hãy cho trẻ tập nằm sấp, giảm thời gian trẻ nằm quá lâu.

Do lầm tưởng việc nằm gối có thể giúp trẻ đỡ bẹp đầu, nhiều bố mẹ mua gối cao su non về và không cân nhắc đến việc có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối cao su hay không. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phía trên, việc nằm gối không có tác dụng trong việc giúp trẻ hết bẹp đầu.

>>> Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh có nên nằm gối lõm để phòng chống ọc sữa

Tình trạng ọc sữa hay nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường. Ngoại trừ việc bị ọc sữa do bệnh lý, tình trạng này có thể được cải thiện nếu bố mẹ biết thay đổi một vài thói quen nhỏ khi trẻ ăn và tư thế nằm của trẻ sau khi ăn. 

Trong trường hợp này, cho bé nằm đúng cách với một chiếc gối có thể giúp bé tránh được tình trạng ọc sữa nói trên. Sau khi ăn, bố mẹ nên vỗ ợ hơi để giúp con giải phóng lượng khí ga dư thừa, trẻ dễ chịu. Nếu muốn đặt trẻ xuống, bố mẹ cần lưu ý về tư thế nằm của trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ nằm đúng cách với một chiếc gối lõm hoặc gối mỏng để giúp cải thiện tình trạng ọc sữa. Lưu ý, bố mẹ nên kê cao đầu so với thân và nằm nghiêng sang một bên.  

Bố mẹ có thể cho trẻ nằm gối mỏng hoặc gối lõm để cải thiện tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.

Sau khi đã được giải đáp về câu hỏi “Trẻ sơ sinh có nên nằm gối không?”, chắc hẳn bố mẹ đã không còn băn khoăn về việc dùng gối cho trẻ sơ sinh. Mong rằng qua bài viết này của ODPHUB, bố mẹ sẽ hiểu thêm về cách chăm sóc giấc ngủ cũng như điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ sao cho phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề