Vì sao bắc phi có kinh tế phát triển

Hay nhất

+ Bắc Phi :

- Chủ yếu dựa vào khai thác - xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch.

- Các cây trồng chủ yếu: lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,... [các nước ven Địa Trung Hải]; lạc, bông, ngô,... [các nước phía nam Xa-ha-ra].

+ Trung Phi :

- Chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

- Nạn đói diễn ra thường xuyên do thiên tai nặng nề; nền kinh tế nhiều nước thường xuyên rơi vào khủng hoảng do giá cả nông sản và khoáng sản không ổn định.

+ Nam Phi :

- Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch nhau giữa các nước, phát triển nhất là Cộng hòa Nam Phi.

nguồn://www.loptruong.com/thuc-hanh-so-sanh-nen-kinh-te-cua-ba-khu-vuc-chau-phi-39-2553.html

Với  nhiều người, nói châu Phi thường nghĩ ngay đến đói nghèo, thất nghiệp và bệnh tật. Ðúng là có chuyện đó, tình hình chung là vậy, song với các nước thuộc Bắc Phi, mọi chuyện lại hoàn toàn khác.

Chuyến thăm ba nước Bắc Phi gồm Algeria, Tunisia và Vương quốc Ma-rốc của Ðoàn đại biểu cấp cao QH Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Văn An dẫn đầu, diễn ra từ ngày 16 đến 25-12, gợi mở cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, không chỉ về một Bắc Phi đặc biệt cảm mến, ngưỡng mộ Việt Nam, mà còn về những cuộc hội đàm thẳng thắn chân tình và hiệu quả, về một vùng đất giàu tiềm năng đang chuyển mình mạnh mẽ trên bước đường phát triển và hội nhập quốc tế.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức ba nước Bắc Phi của Ðoàn đại biểu cấp cao QH nước ta vào những ngày cuối năm 2005 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cả ba nước Bắc Phi này không chỉ là thành viên của Liên minh nghị viện thế giới mà còn là thành viên của Liên minh nghị viện cộng đồng Pháp ngữ. Những thỏa thuận về hợp tác, tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm song phương, cũng như những cam kết ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa ta và bạn tại hai diễn đàn nghị viện quốc tế nêu trên là rất khả quan và có cơ sở thực tế.

Hành trình công tác mười ngày trên vùng đất Bắc Phi, Việt Nam và Algeria, cũng như Việt Nam và Vương quốc Ma-rốc đã đạt được thỏa thuận hợp tác nghị viện, trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lập pháp. Bản thỏa thuận hợp tác, theo đánh giá của Ngài A.Radi, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Ma-rốc, đó là khung pháp lý để hai nước bắt tay vào hành động, thúc đẩy và đưa quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nghị viện lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn. Với Tunisia, tuy chưa có được bản thỏa thuận hợp tác bằng văn bản, song trên thực tế, qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ và hội đàm giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Tunisia với Ðoàn đại biểu QH Việt Nam, hai bên đã đạt được sự thống nhất rất cao về nguyên tắc hành động, đặc biệt là những quyết tâm của Nhà nước Tunisia trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, hợp tác thương mại với Việt Nam trên tinh thần bình đẳng, tin tưởng và hai bên cùng có lợi.

Ngài Mô-ha-mét An-a-phíp,  Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Tunisia, thêm một lần nhấn mạnh điều này tại lễ khai mạc diễn đàn doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Tunisia, đồng thời cam kết mạnh mẽ, trong khuôn khổ, phạm vi trách nhiệm của mình, nghị viện Tunisia sẽ làm hết sức mình để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hai nước có được những cơ hội hợp tác, làm ăn, để các quan hệ về kinh tế- thương mại giữa hai nước tương xứng mối quan hệ tốt đẹp về chính trị.

Bắc Phi, trong đó có Algeria, Tunisia và Ma-rốc là một thị trường lớn về tiêu thụ hàng nông sản, may mặc, giày dép nhập từ nước ngoài. GDP bình quân tính theo đầu người ở khu vực này cao hơn Việt Nam khoảng 3-4 lần, gần 2.000 USD/người/năm. Nếu tính theo sức mua của đồng tiền, thì con số này còn lên đến 6.000-8.000 USD. Một chương trình hành động đầy tham vọng của Chính phủ Tunisia, theo đó đến năm 2009, Tunisia phấn đấu đưa GDP tính theo đầu người của nước này lên 4.000 USD. Nếu như Algeria mạnh về dầu mỏ, khí đốt [chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu], Tunisia, với lợi thế quốc gia ven Ðịa Trung Hải được thiên nhiên ưu đãi, mạnh về thương mại - dịch vụ, du lịch đóng góp gần một phần hai cho thu nhập quốc dân, thì Vương quốc Ma-rốc lại rất phát triển về công nghiệp khai khoáng và đánh bắt hải sản, đặc biệt là khai thác và xuất khẩu phốt-phát, với trữ lượng phốt-phát chiếm ba phần tư trữ lượng thế giới.

Tuy nhiên, theo thống kê mà chúng tôi có được, hiện mỗi năm ba nước Bắc Phi này vẫn phải nhập một lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân lên đến hàng chục tỷ USD. Một con số rất hấp dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam. Tuy là đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông thuận tiện, song đánh giá khách quan, Bắc Phi vẫn rất cần các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư cho các lĩnh vực xây dựng, chế biến nông sản, đóng tàu và khai thác hải sản. Trong hầu hết các cuộc tiếp xúc, hội đàm, Ðoàn đại biểu cấp cao QH Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Văn An, rất quan tâm vấn đề này. Không có gì thuận lợi hơn khi các mối quan hệ về kinh tế, hợp tác đầu tư được xây dựng dựa trên nền tảng quan hệ tốt đẹp về chính trị, câu nói đó được Chủ tịch QH Việt Nam nhắc  lại nhiều lần trong các buổi làm việc với các nhà lãnh đạo Algeria, Tunisia, Vương quốc Ma-rốc, cũng như trong các buổi tiếp xúc doanh nghiệp.

Những ngày ở thăm ba nước Bắc Phi, trong các buổi làm việc chính thức, cũng như không chính thức, câu nói "Việt Nam là người bạn tốt, gắn bó và thủy chung", thường được các bạn Bắc Phi nhắc nhiều. Nhưng, tiếp ngay sau câu nói chân tình đó cũng là lời đề nghị, các doanh nghiệp Việt Nam sớm có mặt trên đất nước chúng tôi. Bởi trên thực tế quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và ba nước Bắc Phi này còn rất hạn chế, kim ngạch buôn bán hai chiều hằng năm giữa nước ta với ba nước Bắc Phi khoảng  40 triệu USD.

Nguyên nhân thì nhiều song theo Chủ tịch QH Nguyễn Văn An, chủ yếu là do Việt Nam và các nước Bắc Phi quá xa cách nhau về địa lý. Hơn nữa, cả Việt Nam và ba nước Bắc Phi đều đang trong giai đoạn chuyển đổi, cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường còn những bất cập, nên tạm thời chưa đáp ứng kịp những yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của các doanh nghiệp. Nói vậy song cũng phải thấy rằng, sự chủ động, tích cực tìm kiếm cơ hội làm ăn của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Bắc Phi cũng chưa cao. Ở đây có yếu tố hai mặt của vấn đề, khi  nền kinh tế còn đang trong giai đoạn chuyển đổi, sự vận hành của nền kinh tế chưa được trơn tru, đồng bộ, tất nhiên khó khăn, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp là rất lớn, song cơ hội cũng không phải là nhỏ.

Một điều dễ nhận thấy, trong những ngày ở thăm ba nước Bắc Phi, khảo sát các siêu thị của bạn, các nhà kinh doanh của nước ta dễ dàng mua được gạo Việt Nam, giá cao gấp hai, ba lần so với giá bán trong nước. Tất nhiên, giá cao vì cộng thêm giá cước vận chuyển, song hỏi ra thì nguyên nhân chính là vì gạo của nước ta phải nhập thông qua trung gian [tổ chức hoặc doanh nghiệp thứ ba]. Ðiều này không chỉ phía các doanh nghiệp Việt Nam mà người tiêu dùng ở Bắc Phi, cũng chịu thiệt. 

Bắc Phi, xét về địa lý rất gần với châu Âu, đặc biệt là các nước thuộc Nam Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha... Chính vì thế, lâu nay vùng đất này vẫn là thị trường của hàng hóa châu Âu, từ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thông thường, cho đến máy móc các loại, với mức giá rất cao so với thu nhập bình quân của người dân. Ðiều này cắt nghĩa vì sao, trong hầu hết các cuộc làm việc, trao đổi với Ðoàn đại biểu cấp cao QH nước ta, các nhà lãnh đạo Algeria, Tunisia hay Ma-rốc đều bày tỏ và mong muốn được phát triển thương mại với Việt Nam.

Theo Ngài A.Radi, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Ma-rốc, vấn đề cốt lõi là sự chủ động, tích cực từ phía các doanh nghiệp. Phải biết cách tranh thủ thời gian mới có thể hy vọng giành thắng lợi. Trước mắt, chưa thể hy vọng nhiều về sự đầu tư, hợp tác từ phía các doanh nghiệp Bắc Phi vào Việt Nam, song từ chuyến công tác này có thể rút ra một điều, các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng và lợi thế rất lớn để đầu tư vào các nước thuộc Bắc Phi, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản, các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày phù hợp nhu cầu và sức mua của người dân địa phương. Các nước Bắc Phi sẵn sàng tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu rộng lớn, đầy tiềm năng.

Tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại với châu Phi, trong đó có Algeria, Tunisia và Ma-rốc, Chính phủ Việt Nam đã thông qua "Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - châu Phi giai đoạn 2004 - 2010". Chương trình này hiện đang tiến triển tốt và đã đạt được một số kết quả bước đầu.  Những ngày ở thăm, làm việc tích cực, chủ động của Ðoàn đại biểu cấp cao QH nước ta do Chủ tịch Nguyễn Văn An dẫn đầu trên đất nước Algeria, Tunisia và Ma-rốc đã góp thêm tiếng nói, việc làm cụ thể cho sự thành công chung của Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi, nhằm đưa quan hệ đối tác kinh tế- thương mại Việt Nam - Châu Phi lên tầm cao mới, tương xứng tiềm năng hiện có, vì lợi ích của nhân dân Việt Nam và châu Phi.

Những ngày làm việc trên vùng đất Bắc Phi tươi đẹp và giàu lòng hào hiệp, mến khách, đi đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp chà là, loại cây có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao. Chà là trồng trong vườn, trong công sở. Chà là trồng thành hàng trên phố, mùa này quả chín vàng lúc lỉu từng chùm.

Ðời sống của nhân dân Bắc Phi, trong đó có Algeria, Tunisia, Ma-rốc, đã có bước nhảy vọt về chất. Ðiều dễ nhận ra là, những cỗ xe ấy vẫn đang chuyển mình mạnh mẽ về phía trước.

HỒNG THANH

Câu 1:

bắc phi:kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác,xuất khẩu dầu mỏ,khí đốt,phốt phát và phát triển du lịch. Các nước ven địa trung hải trồng lúa mì,ô liu,cây ăn quả cận nhiệt đới. Các nước phía nam Xa-ha-ra trồng lạc,bông,ngô.

-trung phi:kinh tế chậm phát triển,nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền,khai thác lâm sản,khoáng sản, trồng cây công nghiệp sản xuất.

-nam phi:trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, cộng hòa nam phi là nước phát tiêrn nhất C.phi, phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng,luyện kim, cơ khí, hóa chất…xuất khẩu nhiều vàng, uraniom, kim cương…hầu hết các nước nam phi vẫn là nước công nghiệp lạc hậu

Câu 2:

 Công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển là do:

+ Trình độ dân trí thấp,

+ Thiếu lao động có trình độ,

+ Quản lý yếu kém.

+ Cơ sở vật chất lạc hậu,

+ Thiếu vốn, phụ thuộc vào nước ngoài…

– Một số nước tương đối phát triển ở châu Phi là: cộng hòa Nam Phi, Li –Bi, An –giê-ri và Ai Cập.

Câu 3:

Do công nghiệp châu Phi chậm phát triển, thiên về khai khoáng xuất khẩu, nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp nhiệt đới xuất khẩu, nên châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, hàng thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.

Voted mình 5 sao nhé

Video liên quan

Chủ Đề