Bệnh tiên thiên là gì

Lớp Diện Chẩn trực tiếp 09/05/22

            Trong Đông y, thường gặp những cặp khái niệm mà tuy đã giải thích khá chi tiết nhưng hình như vẫn tỏ ra khó hiểu với người sinh sau đẻ muộn như chúng ta như chính khí - tà khí, chủ khí – khách khí…..v.v.. Bài viết này trình bày những cái hiểu của riêng tôi theo ngôn ngữ của hiện đại và bổ sung những nhận thức của riêng tôi trên lâm sàng nhằm giúp các bạn hiểu phần nào các ý nghĩa đó. Mong rằng khi đọc sách Đông y các bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn.

·                     Chủ – Khách: chủ là cơ thể, khách là yếu tố bên ngoài tác động đến cơ thể. Thời tiết và Thực phẩm là khách thường gặp của cơ thể. Khi ta ăn vào, thức ăn đã vào bộ máy tiêu hóa nhưng vẫn còn là khách. Chỉ khi nào tất cả thức ăn đó được tiêu hóa, hấp thu rồi biến thành dưỡng chất dự trữ để trong tương lai tạo thành các loại tế bào, là một thành phần của cơ thể, thì chúng mới biến thành chủ. Vì thế đã là chủ thì không bao giờ gây bệnh. Chỉ có khách mới có thể gây bệnh, nhưng không phải khách nào cũng gây bệnh. Chỉ những khách không hòa hợp được với cơ thể hay cơ thể không chịu đựng nổi không hóa giải nổi mới gây bệnh [tẩm bổ quá mức cơ thể không đủ sức biến đổi thành dưỡng chất], thường được gọi là Tà Khách [khách tà].

·                     Chính - Tà: Chính khí là khí căn bản của cơ thể còn gọi là nguyên khí. Tà khí là khí của khách không hòa hợp với Chính khí. Trên nguyên tắc là chỉ khi nào Chính khí suy yếu thì tà khí mới xâm nhập và gây bệnh được. Nhưng trong thực tế khi Tà khí quá mạnh thì dù Chính khí không suy cơ thể vẫn có thể bị nhiễm bệnh được. Như ta thấy nếu bỗng nhiên đưa một người từ xứ nhiệt đới sang địa cực mà không có áo quần chống lạnh thì dù đang khỏe mạnh thế nào đi nữa họ cũng phải bị cảm lạnh.

·                     Biểu – Lý: Biểu là bên ngoài. Lý là bên trong. Mối tương quan này cũng nên hiểu một cách tương đối rộng chứ không chỉ là mối liên hệ tạng – phủ với nhau. Như ta thấy nếu da là biểu thì cơ là lý. Tạng là lý thì phủ là biểu. Kinh là biểu thì phủ tạng là lý. Lạc là biểu thì kinh là lý. Với DC-ĐKLP thì gần như biểu và lý là một. Vì ta đã biết khi bệnh nhân bị đau dạ dày [lý] hay đau theo kinh Vỵ [biểu] hay đau cạnh ngoài đùi [biểu] thì cũng đều cần huyệt 39 trong chẩn đoán và điều trị. Các huyệt còn lại - trong một phác đồ điều trị nào đó - được dùng để chữa theo cơ chế mà thôi.

·                     Tiêu – Bản: Tiêu là ngọn bệnh, Bản là gốc bệnh. Đây là một cặp ý niệm khá lý thú và rắc rối. Và………. cũng rất tương đối. Với những bệnh đơn giản mới mắc thì thường gốc – ngọn là một và thường là bệnh thực. Như thương thực gốc hay ngọn gì cũng ở Vỵ, ho khi bị cảm thì gốc hay ngọn gì cũng ở Phế. Nhưng với những bệnh mắc phải đã lâu thì có thể ngọn và gốc cách nhau……. xa lắc xa lơ. Thậm chí có những trường hợp bệnh mới phát cũng có GỐC và NGỌN cách xa nhau. Ngoài ra tính tương đối còn thể hiện ở chổ một GỐC này có thể là NGỌN của một GỐC khác.

Thí dụ như trong bệnh Thần kinh tọa. Ngọn của bệnh là đau chân, gốc của nó là một thương tổn của vùng thắt lưng – cùng. Nhưng bệnh lý ở thắt lưng – cùng có thể là ngọn của một trong những gốc: viêm khớp, vôi hóa, loãng xương, chấn thương, hàn thấp kết tụ, nhiệt thấp kết tụ…..v.v.. Trong chứng nhức đầu [ngọn] thì gốc có thể là huyết áp cao hay kinh mạch bế tắc và nhiều gốc khác nữa, nhưng huyết áp cao cũng chỉ là ngọn của một trong các gốc: hẹp mạch máu thận, rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim…..v.v.. Còn kinh mạch bế tắc thì có thể có gốc do Dương hư, Âm hư, Hàn tà thực bế, nhiệt tà thực bế hay cũng có khi do tổn thương kinh mạch vì chấn thương cơ thể hay tinh thần.

            Tuy nhiên các bạn cần biết rằng Đông và Tây y có cái nhìn khá khác nhau về gốc và ngọn của bệnh. Cẩn thận kẻo có sự nhầm lẫn không đáng có.

            Nhưng theo ý kiến của riêng tôi thì chỉ có hai GỐC: TIÊN THIÊN BẤT TÚC và HẬU THIÊN BẤT CHÍNH. TIÊN THIÊN BẤT TÚC là di truyền bẩm sinh của mổi người tiếp thu từ cha mẹ. HẬU THIÊN BẤT CHÍNH là những hoạt động sai lầm của thể xác và tinh thần. Sinh hoạt thể xác như lao động, vui chơi, ăn uống sai lầm với cường độ cao hay kéo dài khiến cơ thể hư hao lệch lạc mà sinh bệnh. Do sinh hoạt tinh thần không đúng như để cho những ý niệm không tốt [nóng giận, hận thù, lo lắng…] kích động cơ thể thường xuyên khiến tinh thần bị bệnh hoặc cơ thể bị ảnh hưởng sinh bệnh.

            Vì thế, GỐC bệnh sâu xa nhất là đây. Một cơ thể bị khiếm khuyết về gene thì có lẽ chỉ có mai sau khi liệu pháp gene hoàn chỉnh may ra mới chữa tốt được. Rõ ràng một cầu thủ không thể hết chấn thương gối khi còn mãi ra sân thi đấu, một bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa không thể khỏi bệnh khi mãi ăn uống thức sống - lạnh. Một bệnh nhân bị dị ứng không thể khỏi bệnh nếu cứ mãi tiếp xúc với kháng nguyên. Như vậy trị bệnh là trị vào cơ thể bệnh nhân [gene] và sửa đổi các sinh hoạt không đúng cho bệnh nhân thì mới gọi là có TRỊ GỐC được.

·                     Hư – Thực: Hư và Thực là hai hiện tượng luôn cần chẩn đoán đúng trong Đông y. Chẩn đoán Hư - Thực có đúng thì việc điều trị mới thành công an toàn và rốt ráo được. Các sách thường định nghĩa Hư là suy yếu thiếu hụt, Thực là dư thừa. Ta thường gặp các ý niệm: “Hư là chính khí hư, Thực là tà khí thực” có nghĩa vì chính khí suy yếu nên phát bệnh [thuộc hư chứng], vì tà khí mạnh gây ra bệnh [thuộc thực chứng], đây là nguyên tắc để phân định hư – thực. “Bệnh đã lâu thuộc hư, bệnh mới phát thuộc thực” có nghĩa bệnh đã lâu mà không trị dứt thì bệnh biến chuyển phức tạp hơn, phát triển ra ngoài cơ quan thụ bệnh ban đầu và làm cơ thể suy yếu dần nên chính khí bị hư, bệnh mới phát là do khách tà quá mạnh xâm nhập cơ thể mà chính khí chưa hư nên chỉ có tà khí thực. Nhưng theo tôi thì ý niệm này chỉ là một kinh nghiệm để tham khảo chứ không phải là nguyên tắc, vì trên lâm sàng có nhiều trường hợp không đúng.

·                     Hoãn – Cấp: Hoãn là thong thả, Cấp là gấp rút. Trong ngôn ngữ hiện đại chính là bệnh mãn tính và bệnh cấp tính. Một nghĩa khác là bệnh không nguy hiểm và bệnh nguy hiểm tức thời. Một nghĩa khác nữa là bệnh điều trị bình thường và bệnh thuộc diện cấp cứu. Ta thường gặp ý niệm “hoãn trị bản, cấp trị tiêu” [bệnh hòa hoãn thì trị gốc, bệnh cấp bách thì trị ngọn], đây là một hướng dẫn chính xác và tuyệt vời cho chúng ta trong Đông y. Khó khăn ở chỗ là cần phân định Gốc và Ngọn cho đúng để chữa trị kịp thời cho những bệnh thuộc loại cấp.

< Trang trước Trang sau >

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ tiên thiên trong từ Hán Việt và cách phát âm tiên thiên từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ tiên thiên từ Hán Việt nghĩa là gì.

先天 [âm Bắc Kinh]
先天 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].

tiên thiênHành sự trước thiên thời, thấy trước.

◇Dịch Kinh 易經:


Phù đại nhân giả, dữ thiên địa hợp kì đức, dữ nhật nguyệt hợp kì minh, dữ tứ thì hợp kì tự, dữ quỷ thần hợp kì cát hung, tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thì
夫大人者, 與天地合其德; 與日月合其明, 與四時合其序, 與鬼神合其吉凶, 先天而天弗違, 後天而奉天時 [Kiền quái 乾卦] Bậc đại nhân, hợp với đức của trời đất, hòa hợp chiếu sáng cùng với mặt trời mặt trăng, thuận theo thứ tự của bốn mùa, ứng với điềm triệu cát hung [xấu và tốt] của quỷ thần, tiên thiên thì không trái với trời, hậu thiên phụng sự thiên thời.Trời đất thuở ban đầu, bổn thể của vũ trụ, bổn nguyên của vạn vật.Thể chất bẩm phú.
◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢:
Lâm muội muội thị nội chứng, tiên thiên sanh đích nhược, sở dĩ cấm bất trụ nhất điểm nhi phong hàn
林妹妹是內症, 先天生的弱, 所以禁不住一點兒風寒 [Đệ nhị thập bát hồi] Bệnh em Lâm là chứng nội thương, thể chất bẩm phú yếu lắm, cho nên không chịu nổi một chút sương gió giá lạnh.Triết học chỉ cái có trước khi sinh ra, trước cả cảm giác về kinh nghiệm và thực tiễn trực tiếp.☆Tương tự:
thiên phú
天賦,
bẩm phú
稟賦. ★Tương phản:
hậu thiên
後天.

Xem thêm từ Hán Việt

  • nguy cơ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tham chính từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phỉ nhân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sự cơ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sung sướng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ tiên thiên nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: tiên thiênHành sự trước thiên thời, thấy trước. ◇Dịch Kinh 易經: Phù đại nhân giả, dữ thiên địa hợp kì đức, dữ nhật nguyệt hợp kì minh, dữ tứ thì hợp kì tự, dữ quỷ thần hợp kì cát hung, tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thì 夫大人者, 與天地合其德; 與日月合其明, 與四時合其序, 與鬼神合其吉凶, 先天而天弗違, 後天而奉天時 [Kiền quái 乾卦] Bậc đại nhân, hợp với đức của trời đất, hòa hợp chiếu sáng cùng với mặt trời mặt trăng, thuận theo thứ tự của bốn mùa, ứng với điềm triệu cát hung [xấu và tốt] của quỷ thần, tiên thiên thì không trái với trời, hậu thiên phụng sự thiên thời.Trời đất thuở ban đầu, bổn thể của vũ trụ, bổn nguyên của vạn vật.Thể chất bẩm phú. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: Lâm muội muội thị nội chứng, tiên thiên sanh đích nhược, sở dĩ cấm bất trụ nhất điểm nhi phong hàn 林妹妹是內症, 先天生的弱, 所以禁不住一點兒風寒 [Đệ nhị thập bát hồi] Bệnh em Lâm là chứng nội thương, thể chất bẩm phú yếu lắm, cho nên không chịu nổi một chút sương gió giá lạnh.Triết học chỉ cái có trước khi sinh ra, trước cả cảm giác về kinh nghiệm và thực tiễn trực tiếp.☆Tương tự: thiên phú 天賦, bẩm phú 稟賦. ★Tương phản: hậu thiên 後天.

    Video liên quan

    Chủ Đề