Ví dụ về hợp đồng bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm cần thiết với tất cả mọi người. Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều sở hữu những tài sản quý giá, nhưng ta hoàn toàn không thể lường trước những rủi ro sẽ xảy đến với “kho tài sản” của mình, chẳng hạn như trộm cắp, đập phá hay tệ hơn nữa là gặp phải hỏa hoạn. Khi mua bảo hiểm tài sản, người được bảo hiểm sẽ giảm bớt “gánh nặng” về tài sản của mình, kể cả khi không may chúng gặp sự cố nghiêm trọng thì sẽ được giải quyết dễ dàng hơn cũng như “dễ thở” hơn về mặt tài chính.

Tương tự với các loại bảo hiểm khác, bảo hiểm tài sản cũng có những yêu cầu nhất định về trường hợp áp dụng bồi thường tổn thất. Trước khi bồi thường, bên công ty bảo hiểm đều tiến hành các bước thẩm định để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại của tài sản. Trong trường hợp tài sản bị hư hại hay xảy ra hỏa hoạn do lỗi từ người mua bảo hiểm thì bên công ty bảo hiểm có quyền quyết định khoản tiền bồi thường. Trước khi tiến hành kí hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên công ty bảo hiểm thường nhấn mạnh cho khách hàng những mục liên quan đến nghĩa vụ của khách hàng. Vì thế nếu nguyên nhân thiệt hại đến từ lỗi của chủ sở hữu tài sản và bên công ty từ chối khoản bồi thường nhất định là điều hoàn toàn hợp lý.

Người mua bảo hiểm sẽ được bồi thường trong trường hợp tài sản bị sự cố

CÁC KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG

2. Đối tượng được bảo hiểm

Người được bảo hiểm là chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quyền sở hữu tài sản hoặc những người có quyền lợi liên quan và phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.

3. Tài sản được bảo hiểm

Những địa điểm bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ cho tài sản

Tài sản được bảo hiểm bao gồm mọi tài sản hữu hình có khả năng bị tổn thất, bị hủy hoại và thiệt hại có thể tính được bằng tiền, bao gồm :

  1. Bất động sản [loại trừ phần đất] : Là các kiến trúc xây dựng, lắp đặt [tòa nhà văn phòng, chung cư, nhà tư nhân, các kiến trúc xây dựng khác.. và hệ thống máy móc thiết bị gắn với bất động sản [hệ thống máy lạnh, hệ thống đèn, hệ thống điện…].

  2. Tài sản bên trong [bao gồm máy móc thiết bị, nội thất và các tài sản giá trị khác chứa trong tòa nhà,căn hộ…].

  3. Nhà máy: Bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho hàng, nguyên vật liệu, thành phẩm….

  4. Các kho hàng: Bao gồm khung nhà kho và hàng hóa chứa trong kho.

4. Rủi ro được bảo hiểm

Đối với loại hình bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, tài sản của người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi chúng bị phá huỷ hay hư hại do các nguyên nhân Số tiền bảo hiểm

Là số tiền bồi thường tối đa mà Bảo Việt trả cho người được bảo hiểm khi có tổn thất được bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm do Người được bảo hiểm tự tính toán và quyết định

Số tiền bảo hiểm phải thể hiện toàn bộ giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

5. Cơ sở giải quyết số tiền bảo hiểm

Nếu tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm quá cao [tự định giá tài sản quá cao so với giá trị thực tế ]: Khách hàng sẽ phải trả phí bảo hiểm cao hơn và khi xảy ra tổn thất thì Bảo Việt cũng chỉ bồi thường đúng bằng giá trị thực tế của tài sản.

Nếu số tiền bảo hiểm quá thấp [tham gia bảo hiểm dưới giá trị] : Khi xảy ra tổn thất Khách hàng sẽ không được bồi thường đầy đủ và số tiền bồi thường sẽ bị khấu trừ theo tỷ lệ

Ví dụ : Giá trị thực tế của toà nhà [giá trị xây dựng mới, giá trị này có ghi trên sổ sách] = 200 tỉ

Do lỗi bất cẩn của nhân viên, toà nhà bị cháy, khoảng hai tầng lầu bị thiệt hại nặng nhất, tổng thiệt hại ước tính 20 tỉ đồng.

*Nếu khách hàng tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm = 200 tỉ [bảo hiểm đúng giá trị] thì khi xảy ra tổn thất khách hàng sẽ được bồi thường đầy đủ giá trị tổn thất. Cụ thể trong trường hợp trên, Khách hàng sẽ được bồi thường 20 tỉ.

*Nếu khách hàng tham gia bảo hiểm với số tiền = 100 tỉ [bảo hiểm dưới giá trị 50%] thì khi xảy ra tổn thất trên, Khách hàng sẽ chỉ được bồi thường : 20 tỉ x 50% = 10 tỉ. Do vậy khách hàng sẽ không được bổi thường đầy đủ. Điều này càng nguy hại hơn trong trường hợp tổn thất toàn bộ hoặc nghiêm trọng.

Như vậy có thể thấy việc mua bảo hiểm đầy đủ và đúng giá trị là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

6. Cách tính phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm.

Ví dụ: Bảo hiểm cho block tòa nhà chung cư

Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng là 0.105% / số tiền bảo hiểm +10%VAT

Phí bảo hiểm =10 tỉ x 0.105% + 10% VAT =11.550.000 đ

Tùy vào loại tài sản được bảo hiểm và ngành nghề kinh doanh mà Bảo Việt áp dụng tỷ lệ phí khác nhau.

7. Mức miễn bồi thường

Là số tiền mà người được bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

Ví dụ : Mức miễn thường trên hợp đồng là: 20 triệu đồng / mỗi vụ tổn thất.

– Khi xảy ra tổn thất với giá trị thiệt hại nhỏ hơn 20 triệu đồng: Quý khách phải tự chi trả .

– Khi xảy ra tổn thất với giá trị thiệt hại trên 20 triệu : Bảo Việt sẽ bồi thường giá trị tổn thất trừ đi 20 triệu đồng.

Mức miễn bồi thường được quy định trong mỗi hợp đồng bảo hiểm để khách hàng có trách nhiệm tự giữ gìn tài sản của mình và tránh cho các doanh nghiệp bảo hiểm phải giám định, chi trả cho những tổn thất nhỏ nhặt gây phiền hà và lãng phí.

7. Giá trị và thời hạn thanh toán bồi thường

Khi xảy ra cháy nổ, người được bảo hiểm phải thực hiện các bước sau

Bước 1: Ngay lập tức thực hiện các biện pháp chữa cháy tại chỗ [trong khả năng của mình để giảm thiểu tổn thất]

Bước 2: Báo ngay cho PCCC [114]

Bước 3: Báo cho Bảo Việt

Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo tổn thất, Bảo Việt sẽ cùng Người được bảo hiểm và Công Ty Giám Định độc lập tiến hành giám định hiện trường. Nếu quá thời hạn trên Bảo Việt sẽ phải chấp nhận hiện trường và biên bản giám định do Người được bảo hiểm cùng Cơ quan chức năng và chính quyền nơi xảy ra sự cố lập ra.

– Mức độ thiệt hại sẽ do cơ quan giám định độc lập xem xét [phí giám định do Bảo Việt thanh toán] và được sự nhất trí của Bảo Việt và người được bảo hiểm.

– Nếu hai bên không thống nhất được mức độ thiệt hại , sự việc sẽ được đưa lên Toà Án Kinh Tế để giải quyết.

– Bảo Việt sẽ thanh toán toàn bộ số tiền bồi thường tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm cho Người được bảo hiểm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại bồi thường của Người được bảo hiểm.

8. Quy Tắc áp dụng

Quy tắc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ban hành kèm theo nghị định 23/CP

Quy tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.

Người mua bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các quy định PCCC

Qúy khách có thể tham khảo các mức giá và chi tiết về gói bảo hiểm tại website chính thức của Bảo Việt. Ngoài ra, nếu quý khách có thắc mắc gì liên quan đến gói bảo hiểm cháy nổ cho tài sản hay bất kì loại hình bảo hiểm nào khác do Bảo Việt cung cấp thì cũng đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua Hotline: 0986.060.040

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản [Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm].

Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, khi giao kết hợp đồng các bên xác định ngay được giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tài sản là giá trị thực tế của tài sản ở thời điểm tham gia bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm tài sản là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là số tiền người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó và được bảo hiểm chấp nhận [Điều 41 Luật kinh doanh bảo hiểm].

Theo quy định tại Điều 579 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

1. Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm theo các điều kiện đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.

Theo quy định tại Điều 576 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

1. Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

2. Trong trường hợp bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm thì phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả.

3. Trong trường hợp bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hại thì bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm; nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 577 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.

2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chệnh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.

- Luật kinh doanh bảo hiểm Việt nam chia hợp đồng bảo hiểm tài sản thành ba loại:

  • Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Theo quy định tại Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm thì:

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

  • Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị.

Theo quy định tại Điều 43 Luật kinh doanh bảo hiểm thì:

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm thì:

1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản bảo hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề