Ví dụ về biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ là gì? Kiến thức về biện pháp tu từ vốn rất đa dạng & phong phú khiến các bạn học sinh rất dễ nhầm lẫn và khó xác định khi làm bài. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn hệ thống toàn bộ kiến thức liên quan đến biện pháp tu từ là gì? Cùng những ví dụ & cách phân biệt dễ hiểu của các biện pháp tu từ thường gặp.

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ [về từ, câu hoặc cả đoạn văn bản] trong từng ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt. Thông qua đó, người viết tạo ấn tượng cho những người đọc hình dung và cảm nhận rõ nét về hình ảnh, cảm xúc một cách chân thực.

Khái niệm các biện pháp tu từ

Trong tiếng Việt, có rất nhiều biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính thẩm mĩ, tạo dấu ấn riêng cho mỗi tác phẩm. Có nhiều cách sử dụng biện pháp tu từ, tác giả có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau để biểu đạt, bày tỏ cảm xúc của mình.

Các biện pháp tu từ và tác dụng

Biện pháp tu từ gồm 4 loại biện pháp tu từ về câu hoặc theo cấu trúc chính, dưới đây là tổng hợp các biện pháp tu từ và ví dụ kèm theo: 

Biện pháp tu từ so sánh

Là biện pháp diễn tả sự vật, sự việc thông qua việc đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có một hoặc một số đặc điểm, tính chất tương đồng nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm cho biểu đạt. Qua đó giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc đến và miêu tả một cách cụ thể sinh động hơn.

Biện pháp tu từ so sánh

Biện pháp tu từ so sánh thường được áp dụng nhiều trong truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ ca hay thậm chí là lời nói hàng ngày và được chia thành hai dạng:

  • So sánh ngang bằng: Ví dụ: Da trắng như tuyết
  • So sánh không ngang bằng: Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Cách nhận biết biện pháp tu từ so sánh là trong câu nhắc đến 2 sự vật có điểm tương đồng và thường sử dụng các từ so sánh như [như, giống như, không bằng, cặp từ bao nhiêu… bấy nhiêu].

Biện pháp tu từ nhân hóa

Biện pháp tu từ Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn được gọi, tả về con người để tả hoặc gọi con vật, đồ vật, cây cối giúp chúng trở nên gần gũi, thân thuộc và thông qua đó biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người. Biện pháp tu từ nhân hóa cũng giúp cho lời văn thơ tăng tính biểu cảm, đối tượng được miêu tả hiện ra gần gũi, sinh động và có hồn hơn.

Biện pháp tu từ nhân hóa

Để nhận biết được biện pháp tu từ nhân hóa, các bạn cần phân biệt được các dạng này như sau:

  • Dùng những từ ngữ chỉ người để gọi đồvật, con vật. Ví dụ Chú gà trống, chị ông Nâu, ông Mặt trời…
  • Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật. Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận, Sóng đã cài then đêm sập cửa

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ Ẩn dụ cách thức gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, đặc điểm chung với nó. Cách diễn đạt hàm súc, có tính biểu đạt cao, cô đọng và gợi những liên tưởng sâu sắc.

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ gồm 4 loại với những ví dụ minh hoạ như sau:

  • Ẩn dụ hình thức: Người viết hoặc người nói ẩn đi một phần ý nghĩa dựa trên nét tương đồng về hình thức.
    Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng“. Thắp và nở đều có điểm chung về hình thức thức chỉ sự phát triển, tạo thành . Thắp là ẩn dụ chỉ việc hoa râm bụt nở hoa.
  • Ẩn dụ cách thức: Gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng về cách thức
    Ví dụ: “Uống nước nhớ nguồn”.
  • Ẩn dụ về phẩm chất: Sử dụng những từ tương đồng về phẩm chất để chỉ một sự vật sự việc nào đó
    Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền“
    Trong phép ẩn dụ này, thuyền chỉ người con trai và bến là người con gái.
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Mô tả tính chất, đặc điểm sự vật được nhận biết bằng giác quan này thông qua những được miêu tả qua từ ngữ dùng cho các giác quan khác.
    Ví dụ: “Ngày ngày đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Biện pháp tu từ hoán dụ

Là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi, tương đồng nhau nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách diễn đạt. Có 4 dạng tu từ hoán dụ thường thấy bao gồm: Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật sự việc, lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng.

Biện pháp tu từ hoán dụ

Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có rất nhiều loại biện pháp tu từ khác như: Nói quá; Nói giảm nói tránh; Điệp từ, điệp ngữ; Chơi chữ, Tương phản hay Liệt kê và rất nhiều biện pháp tu từ khác. Các biện pháp tu từ này rất dễ nhận biết thông qua những đặc điểm đơn giản về mặt từ ngữ, ngữ nghĩa của chúng khi sử dụng.

Tác dụng của biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ có tác dụng để mô tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động hơn các cách mô tả thông thường. Mang lại những giá trị cao hơn khi mô tả có thể kể tới như:

  • Nhấn mạnh ý nghĩa, cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn
  • Khi sử dụng biện pháp tu từ làm tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm
  • Hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể hơn, sinh động hơn

Trên đây là những kiến thức tổng quan về khái niệm biện pháp tu từ là gì? Các loại biện pháp tu từ thường gặp trong các bài kiểm tra mà các bạn học sinh cần nắm vững. Trong quá trình học và làm bài tập, có vấn đề gì cần thắc mắc các bạn đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi để mọi người cùng giải đáp giúp nhé!

Khái niệm ẩn dụ là gì? Hình thức ẩn dụ là gì? Lấy các ví dụ về phép ẩn dụ? Sử dụng phép ẩn dụ để đặt câu hỏi như thế nào? Làm thế nào để phân biệt phép ẩn dụ và phép hoán dụ? Sự khác nhau giữa phép ẩn dụ và phép hoán dụ?

Đây là những câu hỏi liên quan đến các kiến thức phổ thông rất cơ bản về môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết về các phép tu từ này.

Chính vì vậy ngay sau đây Wikikienthuc.com xin được chia sẻ đến bạn kiến thức về phép ẩn dụ. Cũng như giúp các bạn đi sâu hiểu hơn về biên pháp tu từ ẩn dụ này.

Ẩn dụ là gì có mấy kiểu ẩn dụ

Về khái niệm ẩn dụ là gì, có thể định nghĩa như sau:

“Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.”

Các hình thức của biện pháp ẩn dụ được thể hiện dưới bốn hình thức:

  • Ẩn dụ hình thức
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ là một hình thức phổ biến trong tiếng Việt. Ẩn dụ có nhiều dạng và có nhiều chức năng khác nhau. Phép ẩn dụ có thể được sử dụng cùng với các biện pháp khác [như so sánh, nhân hoá …] để nâng cao hiệu quả biểu đạt.

Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ?

Ẩn dụ hình thức và ẩn dụ cách thức

1. Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ hình thức có thể được hiểu như sau: người hành văn dựa vào các điểm tương đồng hoặc các điểm giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Và khi dùng ẩn dụ hình thức cũng là cách người nói dấu đi một phần nghĩa.

Ví dụ 1: “Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Hình ảnh “Lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lưu giống như màu lửa. Vì vậy, tác giả dùng hình ảnh lửa để chỉ màu của quả lựu.

Ví dụ 2: “Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được ẩn dụ. Hình ảnh này mang ý nghĩa là khuôn mặt đầy đặn, xinh đẹp như vầng trăng của Thúy Vân. Câu này mang hàm ý chỉ vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.

Ví dụ 3: “Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

Thắp là hình ảnh được ẩn dụ hóa để chỉ hình ảnh hoa râm bụt đang nở

2. Ẩn dụ cách thức

Ẩn dụ cách thức là hình thức đặt ra vấn đề theo nhiều cách, ẩn dụ này hỗ trợ người nói diễn đạt hàm ý vào câu.

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Kẻ trồng cây: hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động

Ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

1. Ẩn dụ phẩm chất

Ẩn dụ phẩm chất là cách dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của một sự vật và hiện tượng này đi cùng một sự vật hiện tượng khác. Hay nói cách khác, ẩn dụ phẩm chất là dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ 1: “Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Trong những câu thơ trên, ta có thể hiểu con thuyền là người đàn ông luôn di chuyển nhiều nơi. Còn hình ảnh bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ cố định người con gái ở một nơi.

Ví dụ 2:

“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”

Người cha ở đây chính  là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác Hồ

2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.

Ví dụ 1: “Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật”

Ví dụ 2: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiên”

Phân biệt phép ẩn dụ và phép hoán dụ

Và để giúp các bạn có thể nhận biết cũng như phân biệt được giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hóa dụ. Thì dưới đây là những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ này:

1. Giống nhau

Ẩn dụ và hoán dụ đều là các phép tu từ được sử dụng nhiều với mục đích là tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ đều lấy sự vật, hiện tượng này nhằm miêu tả sự vật, hiện tượng khác theo quy luật liên tưởng.

So sanh giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

2. Khác nhau

Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:

  • Ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác
  • Hoán dụ: dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Phân biệt phép ẩn dụ và phép so sánh

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh ở những điểm như sau:

Ẩn dụ: là một cách tu từ mà người hành văn không cần đến dấu câu hay từ ngữ để phân biệt giữa sự vật và hiện tại. Có thể nói, ẩn dụ được xem như là cách để so sánh ngầm các sự vật và hiện tượng có các đặc điểm giống nhau.

So sánh: Thường sử dụng dấu câu hoặc so sánh, có thể là so sánh tương đương hoặc không tương đương.

Ví dụ: “Da trắng như tuyết, tóc đen như mun”. => Phép so sánh được thể hiện bằng từ “như”, “da” được so sánh với “tuyết”, và “tóc” được so sánh với “gỗ mun”.

Hay trong câu “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”. So sánh ở đây là chỉ ra những so sánh không tương đương nhau qua từ “chẳng bằng”

Như vậy, Wikikienthuc vừa chia sẻ đến bạn các kiến thức để trả lời cho câu hỏi ẩn dụ là gì. Ẩn dụ là một phép tu từ được sử dụng rất phổ biến và có nhiều chức năng khác nhau. Nếu kết hợp nhuần nhuyễn với các biện pháp khác như hoán dụ, so sánh hay ẩn dụ thì hiệu quả biểu đạt sẽ được tăng cao.

Video liên quan

Chủ Đề