Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 khi nào

Vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 được sản xuất từ một loại virus khác (thuộc họ adenovirus) đã được biến đổi có chứa gen để tạo ra protein gai cho virus SARS-CoV-2. Đây là một loại protein nằm trên bề mặt của virus mà virus rất cần để có thể xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể.

Vaccine AstraZeneca là vaccine phòng SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca (Vương quốc Anh). AstraZeneca là công ty dược phẩm sinh học toàn cầu chuyên phát minh, phát triển các loại thuốc đặc trị ung thư, tim mạch, thận & chuyển hóa và hô hấp & miễn dịch. Hiện AstraZeneca có trụ sở tại Anh và hoạt động ở trên 100 quốc gia khác trên thế giới.

Vaccine AstraZeneca sử dụng vector là virus adeno đã suy yếu (virus cúm gây bệnh ở tinh tinh), có chứa vật chất di truyền là protein gai bề mặt của virus gây bệnh COVID-19 được gọi là Spike hoặc S. Protein, Spike chính là thành phần mở đường cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể con người. Và đây cũng là mục tiêu tấn công của hệ miễn dịch khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập. Sau khi vào cơ thể, vaccine sẽ mang mã di truyền của virus SARS-CoV-2 quy định protein S cho tế bào… Từ đó, cơ thể bắt đầu hình thành cơ chế tự tạo ra protein S. Các tế bào miễn dịch trong cơ thể của chúng ta sẽ nhận diện protein S là “kẻ xâm nhập” và kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch. Cơ thể chúng ta bắt đầu tạo ra kháng thể và tế bào miễn dịch, gọi là tế bào T nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào có mang protein S. Khi đó, các tế bào miễn dịch sẽ được có thể sản xuất nhiều hơn để giúp chống lại những “kẻ xâm nhập”. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sau đó sẽ tạo ra các tế bào trí nhớ có thể phát hiện ra virus SARS-CoV-2 trong tương lai, bằng cách nhận ra protein S trên bề mặt của virus. Lúc này, các tế bào miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể và sản xuất tế bào T rất nhanh, giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan và làm giảm tác hại do bệnh COVID-19 gây ra.

Trường hợp chỉ định tiêm: Hiện tại, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Trường hợp hoãn tiêm:

  • Các trường hợp nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý cấp tính khác,
  • Sốt ≥ 37.5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C.

Trường hợp chống chỉ định tiêm:

  • Người có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine
  • Người mắc hội chứng Guillain-Barré hoặc bất cứ bệnh lý nào có tình trạng hủy myelin
  • Các trường hợp đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2
  • Người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, gan, nội tiết, thần kinh…
  • Người có vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).

Lịch tiêm vaccine AstraZeneca gồm 2 mũi:          - Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm          - Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng, ngứa, đỏ tại chỗ tiêm.
  • Phản ứng toàn thân: Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

Vaccine AstraZeneca đã được thử nghiệm lâm sàng để xác định tính an toàn và hiệu quả trên 60.000 tình nguyện viên trên toàn cầu. Các thử nghiệm lâm sàng của vaccine này giai đoạn II/III ở Anh và Brazil cho kết quả rất tích cực, có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa COVID-19. Hiệu quả của vaccine lên đến 89% khi tiêm 1/2 liều, sau đó là 1 liều đầy đủ cách nhau ít nhất 1 tháng. Ở phác đồ tiêm hai liều đầy đủ cách nhau ít nhất một tháng, hiệu quả của vaccine là 62%. Kết quả này vượt quá kỳ vọng của WHO, khi tổ chức này công bố chỉ cần đạt trên 50% hiệu lực bảo vệ trước COVID-19 là các vaccine có thể được sản xuất rộng rãi để bảo vệ người dân trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch trên toàn cầu.

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cá nhân cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, đơn thuốc … sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Trong ngày tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, đeo khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.
  • Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại và khai báo thông tin cần thiết.
  • Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: - Tình trạng sức khỏe hiện tại - Các bệnh mạn tính đang được điều trị - Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây - Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào - Nếu lần tiêm mũi 2, bạn nên thông báo các phản ứng sau lần tiêm vaccine trước - Tình trạng nhiễm virus hoặc mắc COVID-19 (nếu có) - Các loại vaccine được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua

    - Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú 

  • Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau để theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy sau tiêm chủng. Khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vaccine.
  • Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vaccine gồm: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.
  • Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vaccine như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.

Hiện tại, vaccine AstraZeneca chỉ được phép tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên. Vaccine AstraZeneca đang được tiến hành thử nghiệm trên trẻ em. Các loại vaccine phòng COVID-19 khác đã được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 đến 16 tuổi ở một số quốc gia.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (người đang mắc bệnh nền), có thể được tiêm vaccine phòng COVID-19 và phải được bác sĩ tư vấn, theo dõi chặt chẽ. WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng. Đồng thời, cũng không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng COVID-19. Tại Việt Nam, theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, ngoại trừ vaccine Sputnik-V.

CÓ. Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú có thể tiêm vaccine nếu vaccine có sẵn. Tiêm vaccine an toàn cho cả mẹ và bé, vì vậy bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vaccine.

Trường hợp hình thành cục máu đông (huyết khối) rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/200.000 đến 1/400.000 người được tiêm chủng. Tỷ lệ này thấp hơn 0,001% so với nguy cơ tử vong nếu nhiễm COVD-19 là từ 0,5% đến 1%. Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch hoặc động mạch hoặc ở các vị trí bất thường như trong não hoặc bụng, kèm theo lượng tiểu cầu trong máu thấp. Tình trang này từ 5 ngày đến 4 tuần sau khi tiêm. Do đó, sau khi tiêm chủng vaccine astrazeneca, bạn cần theo dõi sức khỏe trong vòng 3-4 tuần tính từ thời điểm tiêm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đã nói ở các phần trên thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca có phác đồ dự kiến với 2 lần tiêm cách nhau 4-12 tuần, theo những khuyến cáo của nhà sản xuất. Do đó, để đạt được miễn dịch tối đa cho cơ thể trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2, bạn cần tuân thủ đúng lịch tiêm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành công văn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.

Theo đó, trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế- Bộ Công an; Cục Quân Y- Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, đề nghị về tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 khi nào

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản

Về tổ chức thực hiện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.

Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Tiếp tục thực hiện các nội dung khác theo chỉ đạo tại Công văn số 10722/BYT- DP ngày 17/12/2021 và Công văn số 508/BYT-DP ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

Bộ Y tế cho biết, đến ngày 25/3, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 204.566.009 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.444.998 liều: Mũi 1 là 71.195.421 liều; Mũi 2 là 67.958.781 liều; Mũi 3 là 1.499.176 liều; Mũi bổ sung là 14.789.217 liều; Mũi nhắc lại là 32.002.403 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.121.011 liều: Mũi 1 là 8.778.817 liều; Mũi 2 là 8.342.194 liều.

Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Trước mắt tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung...

Triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi…

Admin