Uống thuốc tây nhiều có ảnh hưởng đến gan

Bản quyền thuộc © Hội gan mật Việt Nam phát triển bởi HCVIET COMPANY.

Khi mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, tiêu chảy, sốt, phần lớn người bệnh tự ra hiệu thuốc mua về uống. Thậm chí, nhiều người còn có thói quen tự ý sử dụng thuốc, kiểu truyền tai nhau, một người sử dụng tốt thì nhiều người sẽ sử dụng được. Hoặc một triệu chứng bệnh, từng được bác sĩ trước đó kê đơn, khi mắc trở lại là ra hiệu thuốc mua mà không cần đi khám.

Trong khi đó, một sự thật mà các chuyên gia khuyến cáo là khi sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thận, dạ dạy, đường ruột đặc biệt là gan. Gan là nơi xử lý đa số các loại thuốc đi vào hệ tuần hoàn máu, điều hành hoạt động của thuốc khắp cơ thể. Gan có nhiệm vụ thanh lọc thuốc, biến thuốc thành những chất mà cơ thể cần sử dụng để chữa bệnh. Trong quá trình này, gan sẽ bài trừ độc tố – những hóa chất có hại cho cơ thể. Vì đóng vai trò trung gian xử lý độc tố khiến gan có thể bị chính độc tố tấn công làm tổn thương. Ngay cả thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, cũng có thể trở thành chất độc cho gan.

Biểu hiện của ngộ độc gan do thuốc rất đa dạng, từ tăng men gan không triệu chứng đến suy gan tối cấp. Viêm gan do thuốc thường là cấp tính, ít khi là mạn tính. Nếu ngừng thuốc gây viêm gan, dùng các thuốc bảo vệ tế bào gan và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, có thể bệnh sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc tây nhiều, thường xuyên [ví dụ thuốc tiểu đường, huyết áp...] thì gan vẫn có thể bị nhiễm độc, viêm ngay cả khi đã ngưng dùng thuốc.

- Những loại thuốc có khả năng gây hại

Sự đa dạng của tân dược là gánh nặng lớn đối với gan, vì vậy ngày càng nhiều tác dụng phụ độc hại cho gan của tân dược được ghi nhận. Phần lớn các thuốc tân dược ít nhiều đều ảnh hưởng bất lợi cho gan. Phụ thuộc vào hoạt chất, liều dùng, thời gian dùng dài hay ngắn mà tân dược có thể gây tác dụng phụ có hại cho gan, từ nhẹ cấp tính đến nặng mãn tính, thậm chí gây tử vong. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có hơn 1.000 loại thuốc được báo cáo làm tổn thương gan. Có hai nhóm thuốc, dược chất có khả năng gây độc cho gan. Nhóm 1 là các thuốc được chuyển hóa ở gan gây ngộ độc gan do sử dụng quá liều hoặc kéo dài. Các loại thuốc này gây tổn thương hệ thống khử độc của tế bào gan, từ đó làm giảm khả năng thải độc ở gan rồi phá hủy tế bào gan. Nhóm hai là các loại thuốc phản ứng quá mẫn với cơ thể, dù chỉ một liều lượng nhỏ cũng có thể gây viêm gan. Trường hợp này thường hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng hoặc trong gia đình có nhiều người bị dị ứng, thông thường trẻ em và phụ nữ là hai đối tượng dễ bị tổn thương gan nhiều hơn. Thuốc có thể: phá hủy gan khi liều cao [Paracetamol, Acetaminophen], hoặc không kể liều dùng [Ibuprofen, Naproxen], làm viêm gan cấp [Cimetidine, Clindamycin], viêm gan tự miễn [Methyldopa], gan nhiễm mỡ [Tetracylines, Salicylates], ứ mật [Erythromycin, Ketoconazole], u hạt gan [Aspirin, Penicillin], bệnh gan mãn tính [Acetaminophen, Isoniazid], xơ gan [Nicotinic acid, Methrotrexate], vàng da [Tolbutamide], u gan [Testosterone, Anabolic Steroids], hủy hoại vi mạch gan [Methrotrexate, Vitamin A quá liều] và nhiều bệnh gan cấp và mãn khác...

Về yếu tố nguy cơ tổn thương gan do thuốc, theo các chuyên gia y tế, trẻ em dễ bị ngộ độc hơn người lớn. Phụ nữ bị ngộ độc nhiều hơn nam. Người uống rượu dễ bị ngộ độc hơn, vì rượu làm tổn thương tế bào gan, làm thay đổi chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Ngoài ra, những người mắc bệnh da, các bệnh khác kèm theo như AIDS, người bị suy dinh dưỡng... cũng dễ bị nhiễm độc.

- Dùng thuốc đúng cách

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp cần thiết. Để cơ thể có khả năng hấp thụ những chất có lợi từ thuốc buộc gan phải làm việc khá vất vả. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết, theo đúng chỉ định. Cần lưu ý là khi uống thuốc cần uống nhiều nước để quá trình thanh lọc cho gan được dễ dàng, hạn chế tình trạng tích tụ những chất cặn bã gây hại có trong thuốc.

Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Không tự tiện ra nhà thuốc mua tạm hay tự ngừng, giảm hoặc tăng liều thuốc. Trong giai đoạn dùng thuốc, nếu có biểu hiện khác thường thì phải thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá xem có phải do thuốc gây ra hay không và có những biện pháp kịp thời. Bên cạnh những loại thuốc điều trị bệnh, bạn có thể uống kèm theo thuốc giải độc gan để bảo vệ gan không bị huỷ hoại.

Thuốc TONKA

GIẢI ĐỘC GAN, TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GAN

Điều trị viêm gan với các triệu chứng:

- Ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn.

- Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.

- Mụn nhọt

Thành phần [cho một viên nén bao phim]:

462mg cao khô tương đương: Bạch thược [Radix Paeoniae lactiflorae] 420mg, Bạch truật [Rhizoma Atractylodis macrocephalae] 420mg, Cam thảo [Radix Glycyrrhizae] 420mg, Diệp hạ châu [Herba Phyllanthi urinariae] 840mg, Đảng sâm [Radix Codonopsis pilosulae] 420mg, Đương quy [Radix Angelicae sinensis] 420mg, Nhân trần [Herba Adenosmatis caerulei] 840mg, Phục linh [Poria] 420mg, Trần bì [Pericarpium Citri reticulatae perenne] 420mg.Tá dược vừa đủ 1 viên. Tác dụng: Nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.

Tác dụng:

Nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết

Chỉ định:

  

Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tĩnh với các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan. Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.

Liều dùng - Cách dùng:

 

Uống thuốc tốt nhất vào lúc đói. - Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên. - Trẻ em từ 8 -12 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng. Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao. Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Không ăn uống đồ lạnh, mỡ nhiều.

Chống chỉ định:

Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.

Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc:

Không ăn uống đồ lạnh, mỡ nhiều.

Sản xuất bởi:

 

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An - Điện thoại 1800.6689 [giờ hành chính] - Fax: 072.3817337

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc 279/2016/XNQC-QLD, ngày 15/11/2016

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

Thuốc tây ngày nay đang được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tây sẽ gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ lên cơ thể mà chúng ta không thể không đề phòng.

Thuốc tây là một chất hoặc hỗn hợp các chất được cô đọng lại thành dung dịch hoặc viên nén. Thuốc được sản xuất từ các loại vi nấm, các loại cây có bào chế dưới dạng tinh khiết hoặc một số chất bán tổng hợp nhanh. Thuốc tây có hiệu lực trị bệnh rất cao và tiện dụng nhưng nguồn gốc thuốc là từ hóa chất nên sẽ có cảnh báo những phản ứng phụ hoặc có những chất trong thuốc không phù hợp với một số người.

Gây tổn thương gan

Đa số những ai phải thường xuyên sử dụng thuốc tây thường phải được kiểm tra nghiêm ngặt về chức năng gan. Bởi thuốc tây là “khắc tinh” đối với gan và là một trong những yếu tố gây tổn thương gan. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc tây rất hại cho mô gan, làm cho các chỉ số xét nghiệm chức năng gan như AST và ALT tăng vọt.

Tiêu diệt vi khuẩn có lợi

Trên thực tế, thuốc tây có khả năng rất tốt trong việc tìm và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc tây không phân biệt được đâu là vi khuẩn tốt, đâu là vi khuẩn xấu, vì vậy mà thuốc tây sẽ tiêu diệt cả hai. Vì vậy nếu dùng không đúng hướng dẫn, lạm dụng sẽ tiêu diệt cả khuẩn có lợi có trong đường ruột. Điều này sẽ làm vi khuẩn xấu sẽ dễ dàng hoành hành, dễ phát sinh nhiều bệnh nan y hơn như rối loạn dạ dày, rối loạn đường tiêu hóa… và làm cho các chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Tạo ra hiện tượng nhờn thuốc

Sử dụng thuốc tây nhiều có thể tạo ra hiện tượng siêu khuẩn kháng thuốc hay còn gọi là nhờn thuốc. Khi vi khuẩn liên tục tiếp xúc quá nhiều với một loại thuốc nào đó, nó trở nên nhờn thuốc. Trong lịch sử ngành y đã có nhiều ví dụ điển hình như hiện tượng gia tăng khuẩn MRSA [tụ cầu vàng kháng Methicillin], hay MDR-TB [bệnh lao kháng đa thuốc]

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột

Bệnh tự miễn dùng để chỉ ra hiện tượng khi hệ miễn dịch cơ thể không làm đúng chức năng. Việc lạm dụng thuốc tây dài kỳ khiến phá vỡ sự cân bằng hệ miễn dịch đường ruột, gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Một khi hệ miễn dịch bị tổn thương thì có thể dẫn đến bệnh rối loạn tự miễn, hoặc phát sinh bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng.

Tăng cân không rõ nguyên nhân

Nhiều người cho rằng sử dụng tây không liên quan đến tăng cân. Tuy nhiên, với phát hiện ra hiện tượng sử dụng thuốc tây liên quan đến tăng cân không rõ nguyên nhân ở nhóm trẻ sơ sinh và mới biết đi, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ nhỏ thì các bậc cha mẹ cần lưu tâm, cần có được sự tư vấn của bác sĩ cẩn thận để tránh lạm dụng thuốc và nhất là thuốc tây .

Với những chia sẻ trên, trước khi uống bất kì loại thuốc tây nào, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để có liều dùng và cách dùng phù hợp nhất. Đặc biệt lưu ý không sử dụng thuốc bừa bãi, nhất là lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau.

Video liên quan

Chủ Đề