Uống thuốc say xe trước khi xét nghiệm máu

Hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên rất cao nên có khá nhiều người đã đến các phòng mạch để tổng kiểm tra cơ thể bằng nhiều loại xét nghiệm. Bên cạnh đó, việc các cơ sở y tế kể cả công và tư đều “rất tích cực” chỉ định các xét nghiệm đã làm cho nhiều người “bị động” khi được làm xét nghiệm.

Các xét nghiệm liên quan đến sinh hóa máu hoặc X-quang, siêu âm không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác tình trạng cơ thể nếu trước khi xét nghiệm hoặc làm các kỹ thuật chụp, chiếu, thăm dò mà không có sự chuẩn bị trước.

Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Do sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích [thuốc lá, cà phê...] vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ [đái tháo đường], bệnh về tim mạch [cholesterol, triglycerid, HDL, LDL...], bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác [khoảng 300 xét nghiệm] như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer [mất trí nhớ ở người già]... không cần để bụng đói.

Không nên dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng loại thuốc gì phải thông báo cho thầy thuốc.

Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng

Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

Đối với các xét nghiệm chất thải của cơ thể cần phải chuẩn bị chu đáo về dụng cụ đựng bệnh phẩm và cách lấy bệnh phẩm. Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước máy, không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Cách lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm: đi một chút nước tiểu, sau đó mới lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng vô khuẩn do nhân viên y tế chuẩn bị trước và gửi đi làm xét nghiệm. Xét nghiệm phân phải được chuẩn bị trước về tâm lý cũng như dụng cụ đựng bệnh phẩm. Nhân viên y tế cần hướng dẫn người bệnh lấy mẫu phân ở những chỗ có nhầy, máu, lỏng…

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này chỉ dành cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục rồi. Không làm xét nghiệm này khi người bệnh đang có hành kinh hoặc đang có ra máu âm đạo. Với những người đang có viêm nhiễm hoặc đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo nếu cần thiết phải làm XN có thể trì hoãn làm xét nghiệm này sau lần sạch kinh của tháng tới. Không làm XN này cho người có thai hoặc chưa có quan hệ tình dục.

Ngày làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung tốt nhất là ngày thứ 15 sau ngày hành kinh đầu tiên hoặc sau khi sạch kinh từ 7 - 10 ngày.

Đối với chụp X-quang và siêu âm: khi siêu âm ổ bụng nên nhịn ăn ít nhất 4 tiếng trước khi làm siêu âm. Siêu âm phần phụ [ở nữ giới] hoặc tiền liệt tuyến [ở nam giới], cần uống nhiều nước để có bàng quang đầy, có cảm giác buồn tiểu tiện trước khi làm siêu âm. Không chụp X-quang nếu phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.


Ý thức khám sức khỏe thường xuyên để bảo vệ bản thân và gia đình là rất tốt. Nhưng để có một kết quả khám chính xác, bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn cơ sở y tế uy tín và tránh những thói quen dưới đây:

Dùng đồ uống chứa chất kích thích, chất gây nghiện trước khi lấy máu

Khi khám sức khỏe tổng quát, bạn sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là xét nghiệm máu. Các chuyên gia khuyên bạn tránh các loại đồ uống có chứa cồn trước khi thực hiện xét nghiệm khoảng 24 tiếng để đảm bảo có một kết quả chính xác.

Theo các chuyên gia tim mạch, rượu có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Nếu bạn uống rượu trước khi làm xét nghiệm máu rất có thể sẽ khiến kết quả xét nghiệm trở nên đáng lo hơn rất nhiều.

Không nên uống cà phê trước khi xét nghiệm máu

Bên cạnh đó, một số đồ uống như nước tăng lực, nước ngọt có gas, cà phê,... cũng được khuyến cáo không nên sử dụng trước khi đi khám. Nguyên nhân là vì những loại thức uống này có thể khiến huyết áp của bạn cao hơn bình thường. Vì thế, các bác sĩ sẽ rất khó kiểm tra chỉ số huyết áp của bạn.

Ăn quá no, ăn quá nhiều chất béo trước khi làm xét nghiệm máu

Nhiều người nghĩ rằng cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu. Nhưng không phải như vậy, không phải bất cứ xét nghiệm máu nào cũng yêu cầu bệnh nhân nhịn đói. Một số khách hàng cần kiểm tra đường huyết, bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn ăn. Cụ thể là bệnh tiểu đường, những bệnh về tim mạch hay những bệnh về gan mật,…

Không nên ăn quá no trước khi đi khám sức khỏe

Đối với một số bệnh, bạn không cần phải nhịn đói trước khi đi khám. Nhưng không có nghĩa là bạn được ăn quá no và ăn tùy thích các loại đồ ăn. Theo chuyên gia, trước khi đi khám sức khỏe, không nên ăn đồ ngọt và những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt cũng không được ăn quá no vì có thể làm thay đổi chất béo trung tính trong một thời gian ngắn khiến kết quả khám không chính xác.

Cơ thể quá khát khi xét nghiệm nước tiểu

Khi cơ thể bị mất nước, thiếu nước thì quá trình phân tích, xét nghiệm nước tiểu sẽ không thể mang lại kết quả chính xác. Vì thế, một trong những lưu ý trước khi đi khám là cần phải uống nước đầy đủ, không để cơ thể quá khát và những ai có thói quen tập luyện thì không nên tập với cường độ mạnh để tránh tình trạng mất nước.

Uống thuốc trước khi làm xét nghiệm

Việc dùng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh và khiến cho việc thăm khám lâm sàng cũng như đánh giá kết quả xét nghiệm gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, bạn không nên uống những loại thuốc này trước khi làm xét nghiệm.

Không nên uống thuốc trước khi làm xét nghiệm

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang uống thuốc để điều trị bệnh mạn tính, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được những lời tư vấn hữu ích và có được kết quả khám sức khỏe chính xác, đồng thời tránh được những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Ăn thức ăn màu đỏ trước khi nội soi

Những thực phẩm có màu đỏ như củ dền, cà chua, gấc, quả cherry hay thịt bò có thể để lại những mảng bám màu thẫm hoặc che lớp niêm mạc dạ dày, đại tràng khiến cho việc chẩn đoán, nội soi rất khó khăn. Thậm chí là chất sắt cũng có thể khiến niêm mạc đại tràng của bạn bị “nhuộm đỏ”.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo không nên ăn những loại rau, củ, quả, trái cây có màu đỏ và ngừng bổ sung chất sắt khoảng vài ngày trước khi nội soi để bác sĩ có thể quan sát và kiểm tra sức khỏe tiêu hóa của bạn một cách thuận lợi nhất.

Dùng lăn khử mùi trước khi chụp X - quang vú

Thói quen khử mùi cơ thể bằng những loại sản phẩm như khử mùi dạng lăn, khử mùi dạng xịt đã rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu đi khám sức khỏe, bạn không nên dùng lăn khử mùi.

Không nên dùng lăn khử mùi khi chụp X - quang

Có thể những sản phẩm này có thể giúp bạn khử mùi hiệu quả, nhưng trong nó lại có chứa hợp chất nhôm để có thể ức chế tuyến mồ hôi. Khi thực hiện chụp X - quang những hợp chất này cũng sẽ xuất hiện trên phim với hình dạng là những đốm trắng nhỏ.

Những đốm này rất giống với những đốm trắng [nốt vôi hóa trong tuyến vú] và cũng là biểu hiện của một dạng bệnh ung thư, sẽ khiến bác sĩ khó chẩn đoán kết quả. Vì thế bác sĩ khuyên bạn không nên dùng lăn khử mùi khi đi khám.

Thăm khám tại những cơ sở không uy tín

Rất nhiều người chủ quan và nghĩ rằng khám sức khỏe tổng quát thì đơn giản, khám ở đâu cũng thế, chọn bệnh viện nào cũng được. Nhưng đây là quan điểm sai lầm.

Hiện nay, rất nhiều cơ sở y tế được thành lập nhưng không phải cơ sở nào cũng tốt, cũng đạt chất lượng. Vì thế, lựa chọn một cơ sở uy tín là điều rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả khám và điều trị của khách hàng.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu Việt Nam. 23 năm hình thành và phát triển, bệnh viện đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần chung tay chăm sóc sức khỏe cho cả cộng động.

Với vai trò là bệnh viện tiên phong trong công tác xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, MEDLATEC nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế để có thể cung cấp một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh. Bệnh viện cũng luôn tự hào về tập thể bác sĩ chuyên môn cao, giàu y đức, nhiệt huyết với người bệnh.

Vì thế, khám sức khỏe tại MEDLATEC, bạn sẽ luôn an tâm về những dịch vụ chất lượng nhất. Không những vậy, chi phí khám rất hợp lý. Bệnh viện còn tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho những trường hợp có thẻ bảo hiểm của gần 40 hãng bảo hiểm uy tín, phổ biến, nên khi lựa chọn chúng tôi, bạn sẽ không phải quá bận tâm về chi phí.

Mọi thắc mắc về các gói khám sức khỏe, vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900 56 56 56 để biết thêm thông tin chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề