Uống thuốc kháng sinh có giảm cân không

  • 18:00 19/01/2022
  • Xếp hạng 4.83/5 với 20254 phiếu bầu

Giảm cân hoặc cố gắng duy trì cân nặng hợp lý là thử thách khó khăn đối với nhiều bệnh nhân đang sử dụng thuốc. Các loại thuốc gây tăng cân bao gồm thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin và thậm chí cả thuốc giảm đau.

Những lý do phổ biến khiến nhiều bệnh nhân uống thuốc bị tăng cân bao gồm:

  • Tăng cảm giác thèm ăn: các loại thuốc kích thích tăng cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng đến cảm giác no.
  • Tình trạng tích nước [giữ muối và nước] trong các mô.
  • Tăng lưu trữ chất béo. Ví dụ, insulin có thể tăng lưu trữ chất béo.
  • Sự trao đổi chất chậm lại.
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược: có thể dẫn đến ít vận động, ít tập thể dục và đốt cháy calo.

Thông thường mọi người khó tìm ra nguyên nhân chính xác gây tăng cân. Việc phân biệt tăng cân do thuốc với tăng cân do các lý do khác [chế độ ăn, thiếu vận động...] cũng không hề dễ dàng. Một số vấn đề về tâm lý như trầm cảm, có thể dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân, tùy thuộc vào từng cá nhân.

Nếu tình trạng tăng cân nhanh xảy ra trong thời gian ngắn, lời khuyên là nên liên hệ ngay với bác sĩ để được đánh giá, nhất là nếu bạn có nguy cơ bị bệnh lý tim mạch hoặc phổi, suy tim mãn tính, huyết áp cao...


Thuốc giúp bệnh nhân tăng càm giác thèm ăn hơn

Một số loại thuốc điều trị kê theo đơn có thể làm tăng thêm một số cân không mong muốn cho người sử dụng, như thuốc điều trị:

  • Chứng tâm thần phân liệt [Olanzapine, Risperidone, Quetiapine]
  • Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế [OCD]
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Trầm cảm [như Prozac, Zoloft, Lexapro, Celexa, Paxil, Effexor, Cymbalta, Norpramin..]
  • Bệnh tiểu đường type 1 hoặc 2 [như Actos, Avandia, Amaryl, Novolog, Lantus, Humalog...]
  • Chứng huyết áp cao [Tenormin, Lopressor, Inderal, Norvasc, Catapres]
  • Động kinh và co giật [Tegretol, Neurontin, Depakote]
  • Dị ứng, chống sốc [Depersolon, solumedrol]
  • Đau và viêm [Prednisolon, Solumedrol, Dexamethason]

Có một số loại thuốc dễ gây tăng cân hơn những loại thuốc khác và không phải bệnh nhân nào dùng những loại thuốc trên cũng gặp phải tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên ý thức về nguy cơ tăng cân khi sử dụng thuốc và có phương án xử lý phù hợp.

Một số loại thuốc kê đơn có thể làm tăng cân không mong muốn cho người sử dụng

Khi uống thuốc bị tăng cân, người bệnh không nên tự ý ngưng dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bạn băn khoăn về vấn đề tăng cân do dùng thuốc, hãy đặt lịch hẹn để trao đổi.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể chuyển sang một loại thuốc khác hoặc dùng thuốc với liều lượng thấp hơn để đảm bảo lợi ích khi dùng thuốc cao hơn nguy cơ tăng cân.

Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp cân bằng cân nặng như:

  • Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày
  • Chú ý đến chế độ ăn uống [hạn chế ăn mặn, tránh ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn...]
  • Hạn chế lượng thức ăn nạp vào
  • Bổ sung thực phẩm giàu Kali như chuối, khoai lang, bơ, củ cải...v..v..];
  • Uống nhiều nước
  • Ăn chậm rãi, chia nhỏ thành nhiều bữa.

Khi uống thuốc bị tăng cân, không nên quá căng thẳng mà hãy tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu tăng cân do uống thuốc, bạn có thể ngừng hoặc đổi sang loại thuốc có tác dụng điều trị tương ứng [nhưng không tăng cân] theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này vừa giúp bạn vừa có cân nặng hợp lý vừa điều trị được vấn đề sức khỏe đang gặp phải.

Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn về việc dùng thuốc sao cho hợp lý với tình trạng sức khỏe hiện tại, khách hàng có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: drugs.com - healthline.com

XEM THÊM:

Thuốc giảm cân có hiệu quả như quảng cáo? Làm thế nào để chọn và dùng thuốc giảm cân đúng cách?

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều các loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng được quảng cáo là có tác dụng giảm cân hiệu quả, được bán rộng rãi trên thị trường [Nhưng lại không có đơn của bác sỹ] mà nhiều loại thuốc lại không rõ nguồn gốc. Có một số thuốc giảm cân hiệu quả là do tác dụng gây rối loạn tiêu hoá , dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải. Tuy có giảm cân nhưng thật sự rất có hại cho sức khoẻ.

– Thuốc điều trị phải được dùng song song với chế độ ăn uống và vận động khoa học. Thuốc chỉ nhằm giúp người bệnh thực hiện được chế độ ăn kiêng thích hợp, luyện tập thể lực và những nguyên tắc thay đổi hành vi.

– Không nên hiểu lầm về những tác dụng “thần kỳ” mà thuốc giảm cân có thể mang lại. Trên thực tế không một trường hợp nào thành công bằng uống thuốc đơn thuần mà không kết hợp chế độ ăn kiêng và luyện tập thể lực.

– Thuốc điều chỉnh cân nặng không điều trị được bệnh béo phì; khi ngừng thuốc, cân nặng sẽ tăng trở lại.

– Thuốc điều chỉnh cân nặng phải dùng theo chỉ định và sự theo dõi của bác sỹ chuyên khoa.

– Thuốc phải được cân nhắc ở từng giai đoạn của một quá trình dài điều trị, và phải được bác sỹ chỉ định riêng cho từng người. Các yếu tố nguy cơ của điều trị thuốc phải được cân nhắc phòng chống trong những trường hợp béo phì trong thời gian dài.

– Thuốc chỉ được tiếp tục nếu cân nhắc thấy an toàn và hiệu quả trên người bệnh đó.

Cần cân nhắc điều trị béo phì bằng thuốc khi người bệnh ở những mức độ sau:

– BMI > 30 và điều trị bằng chế độ ăn, tập luyện, thay đổi hành vi không thành công.

-BMI > 25 có bệnh tật đi kèm như rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, hoặc nhiều biến chứng do béo phì đã xuất hiện như viêm xương khớp, ngừng thở khi ngủ…

– Các thuốc điều trị giảm cân không khuyến cáo dùng cho trẻ em. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Hiện trên thị trường Việt Nam có hai loại thuốc giảm cân được FDA – Hiệp hội thực phẩm và dược Hoa Kỳ], Tổ chức Y tế thế giới công nhận, là Orlistat và Sibutramin.

Lý giải việc trọng lượng tăng trở lại, thậm chí vượt chỉ số cân nặng ban đầu sau khi ngừng sử dụng thuốc giảm cân là do thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn giúp giảm số lượng thực phẩm ăn vào nhưng nếu tổng năng lượng trong bữa đó không giảm thì vẫn không thể làm giảm béo. Vì vậy, nếu không có chế độ ăn đúng, người sử dụng vẫn có thể nhận một số calo rất lớn từ một lượng thức ăn có vẻ không đáng kể.

Bên cạnh đó, phần lớn thuốc giảm cân có tác dụng chống hấp thu mỡ dựa vào tác dụng trên men lipase nên chỉ giảm hấp thu được 30% lượng chất béo ăn vào. Do vậy, nếu dùng thuốc mà vẫn ăn nhiều thì tổng lượng chất béo đưa vào cơ thể vẫn không giảm.

Theo cảnh báo của các chuyên gia, thuốc giảm cân chỉ có tác dụng “hỗ trợ” chứ không thể phát huy hết tác dụng nếu không được kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học hay luyện tập thường xuyên.

Nếu người sử dụng trên 60 tuổi hay dưới 18 tuổi, muốn dùng thuốc giảm cân phải hỏi ý kiến bác sĩ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm cân nhưng về hiệu quả thì có loại vẫn chưa có một cơ quan chuyên môn có thẩm quyền nào xác nhận. Bạn nên tham khảo ý kiếm bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm cân.

Lời khuyên

Cách tốt nhất để giảm cân hiệu quả là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và thường xuyên tập thể dục đều đặn. So với việc sử dụng các loại thuốc giảm béo, phương pháp giảm béo này tuy chậm hơn nhưng là cách giảm cân an toàn nhất.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mời bạn theo dõi nội dung tư vấn của BS Trần Thị Thu Cúc với độc giả AloBacsi ngày 13/6.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc - BV Nhân dân Gia định


Nội dung buổi tư vấn của BS Thu Cúc với bạn đọc AloBacsi:

- Hongtai Nguyen

Chào bác sĩ,

Cách đây 3 tháng, cháu nhà em bị ho rất nặng. Em cho cháu có đi khám và được BS cho uống thuốc kháng sinh với liều nặng. Khi hết ho thì cháu phát bị sút cân, em cảm thấy cháu ốm đi rất nhiều. Xin BS tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn. 

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng, sẽ tăng quá trình dị hóa, dẫn đến con em bị sụt cân. Hiện tái bé đã hết bệnh, chuyển hóa và hấp thu của cơ thể trở lại bình thường, vì vậy em nên tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho bé, bé sẽ tăng cân trở lại. Hoặc em cũng có thể đến gặp BS dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn tốt nhất cho bé.

Thân ái.

- Mai Nguyen -

Thân chào AloBacsi,

Em 24 tuổi. 2 năm gần đây, em mới biết mình bẩm sinh chỉ có một quả thận. Hiện giờ em đã đi làm được 2 năm. Em biết là với 1 quả thận thì không nên uống nhiều rựơu, bia nhưng trong môi trường đi làm, khó tránh khỏi phải uống rựu. Xin BS tư vấn giúp em, tình trạng 1 quả thận như em, nếu phải uống rựơu thì uống lượng bao nhiêu là an toàn ạ. Sức khỏe em hiện tại bình thường, chỉ có bệnh viêm xoang, khi thời tiết thay đổi. Em cảm ơn BS ạ.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Rượu bia uống nhiều không tốt cho sức khỏe, làm ảnh hưởng đến gan, mạch máu, và các bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có thận. Người bình thường có thể uống 1 lon bia 350 ml ngày.

Trường hợp của em, do chỉ còn 1 quả thận nên lượng cồn cho phép còn giảm hơn. Tuy nhiên, do chức năng lọc của mổi cơ thể khác nhau nên không có lượng cụ thể quy định được phép dùng trong trường hợp này.

- Nguyễn Thị Kim Oanh -

Thưa BS Thu Cúc,

Năm ngoái tôi đi khám kết quả: HBSAg dương tính[1032], Anti HBS âm tính 0.0. Năm nay tôi đi khám kết quả: HBSAg dương tính[6056], Anti HBS âm tính 2.00. Nhờ BS giải thích giùm tôi có phải là men gan tôi tăng lên không? Cảm ơn BS.    

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Xét nghiệm HBSAg, Anti HBS là hai xét nghiệm kiểm tra sự có mặt virus viêm gan B và nồng độ kháng thể trong cơ thể, không phải xét nghiệm men gan. Để xem xét chỉ định điều trị bạn có thể khám các xét nghiệm như: AST, ALT, Siêu âm bụng tổng quát, khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm gan mạn, bạn sẽ được làm thêm các dấu hiệu chuyên sâu khác để theo dõi và đánh giá điều trị.

Tốt nhất bạn nên đến khám BS chuyên khoa Nội Tiêu hóa hay BS chuyên về viêm gan để được theo dõi tốt hơn.

63030

- Le Hoàng Lan - Cần Thơ

Con chào bác sĩ,

BS ơi con thuộc loại nhóm máu AB, con nghe nói đây là nhóm máu rất hiếm, vậy nếu trong trường hợp con cần nhận máu mà BV không có nhóm máu AB mà chỉ có O, A, B thì tốt nhất nên ưu tiên truyền máu nào cho con ạ. Con cảm ơn.     

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Nếu không có máu AB, em có thể được truyền máu O. Do máu của em thuộc máu chiếm tỷ lệ ít hơn các nhóm máu khác trong cọng đồng, vì vậy em nên tham gia hiến máu nhân đạo để tạo ngân hàng máu cho bản thân và những người khác thuộc nhóm máu giống em, khi cần truyền máu em có thể cung cấp thẻ hiến máu nhân đạo để được hưởng chế độ ưu tiên.

Thân ái!

- Trương Thị Phượng -

Xin chào bác sĩ,

BS cho em hỏi kết quả xét nghiệm anti HBS của em có ghi là từ 0-10IU/L, và có giải thích là trong cơ thể em có kháng thể viêm gan B, tuy nhiên đang trong quá trình chuyển đổi huyết tương, có thể sẽ là kháng thể hoặc có thể sẽ chuyển thành bệnh viêm gan B.

Phòng khám có hẹn em 3 tháng sau quay lại để xét nghiệm lần nữa xác định rõ hơn, vậy trong thời gian này em nên làm gì để tăng lượng kháng thể không ạ? Em chưa hề chích ngừa mũi viêm gan B nào cả. Cảm ơn BS.     

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Tôi không rõ kết quả xét nghiệm chính xác của bạn là bao nhiêu, nếu bằng 0 có nghĩa là không có kháng thể. Nếu HBSAg [-], Anti HBS [-] thì bạn nên tiêm ngừa không nên chờ đợi.

Không có cách đặc hiệu để tăng nồng độ kháng thể, trong thời gian này em nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để hy vong tạo được kháng thể. Em nên tái khám và làm lại xét nghiệm.

- Lê Thị Thu Hiền - Bình Dương

Em chào bác sĩ,

Em xét nghiệm máu, chỉ số SGPT[ALT]: 92.1, chỉ số SGOT[AST]: 76.2. Em cần đi khám và điều trị ở BV nào? Rất mong BS trả lời. Chân thành cảm ơn.          

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Nhìn vào kết quả xét nghiệm trên cho thấy men gan của bạn tăng. Bạn có thể khám BS chuyên khoa Tiêu hóa hay BS chuyên khoa gan mật.

Chúc bạn sớm tìm ra nguyên nhân. 

- Trần Văn Chương -

Thân chào bác sĩ,

Tôi bị viêm TD Viêm họng/ TD nang giáp móng, đến BV khám khoa nội làm các xét nhiệm máu, nội soi họng và siêu âm, BS nói là bệnh này âm tính. Vậy BS cho mình hỏi có cần làm các xét nghiệm gì nữa và phải phẫu thuật không? Ở BV huyện có làm đước không? Xin cảm ơn.  

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Trường hợp của bạn siêu âm tuyến giáp không phát hiện u bướu, hạch vì vậy bạn có thể yên tâm. Viêm họng cấp là một bệnh có thể chữa khỏi vì vậy bạn có thể yên tâm. Nếu hiện tại bạn vẫn còn triệu chứng sốt, đau họng, khạc đàm vàng xanh, bạn có thể tái khám BS tai mũi họng để được điều trị và nhanh chóng khỏi.

- Chien -

Xin kính chào Alobacsi,

Bố tôi bị cắt 3/4 dạ dày vào cuối tháng 12 AL năm vừa rồi. Sau khi phẫu thuật, bố tôi đã rất cố gắng ăn uống, bồi bổ nên sức khỏe đã tốt nên và bố tôi đã qua 2 lần truyền hóa chất. Nhưng khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, ông bắt đầu chán ăn, không chịu ăn thịt các loại vì ông nói rằng ông rất sợ. Bố tôi lại không dùng được sữa vì mỗi lần uống đều bị đau bụng.

2 lần hẹn xét nghiệm gần đây, BS kết luận ông không đủ điều kiện sức khỏe để truyền. Hiện gia đình tôi rất hoang mang vì không biết làm cách nào để bồi bổ sức khỏe cho ông. Có loại thuốc bổ nào hỗ trợ để bồi bổ sức khỏe cho ông không? Xin Alobacsi trợ giúp. Rất mong sớm nhận được sự hồi âm của Alobacsi. Xin chân thành cảm ơn.           

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Sợ thịt, sợ mùi chất đạm có thể là một trong những dấu chứng của suy thận, để an toàn bố bạn nên được kiểm tra chức năng thận.

Do dạ dày bị giảm kích thước nên việc ăn uống khá khó khăn, bạn nên chia thức ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ, chọn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, bột ngủ cốc, sữa, nếu không ăn thịt có thể chuyển sang ăn đạm từ cá, đậu nành. Hoặc cũng có thể đến gặp BS chuyên khoa Dinh Dưỡng để được hướng dẫn chi tiết chế độ ăn, hỗ trợ phục hồi sức khỏe.            

- Hoàng Thị Mai -

Kính gửi BS Thu Cúc,

Cháu đã đi khám bệnh bảo hiểm y tế nhiều lần nhưng không rõ nguyên nhân và cháu thấy sức khỏe ngày càng kém dần. Lúc trước cháu bị đau ngực, đi khám BS bảo hở van tim [2 lá 2.5/4, 3 lá 1.5/4] Lúc cháu bị đau lưng đi khám thì bị sỏi thận trái.

Gần đây nhất cháu bị đau lưng, cảm giác giống như bị chuột rút sau đó đau khoảng 10 ngày mới hết. Đau và tê nhức xuống chân trái và chỉ hơi xoay mình hay cúi xuống cũng đau. Tháng nào cháu cũng bị một đợt. Kèm theo đau đầu chóng mặt, buồn nôn và đi đứng bị chao đảo. Cháu để ý mỗi lần bị đau lưng là lại bị sốt về chiều va đêm.

Hiện tại sức khỏe cháu ảnh hưởng đến công việc rất nhiều. Mong BS tư vấn giúp cháu ạ. Cháu cần khám ở đâu và chuyên khoa nào ạ? Cảm ơn BS.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Triệu chứng mà em mô tả khá giống với cơn đau quặn thận trong bệnh cảnh sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản. em nên đến BV để siêu âm lại kiểm tra vị trí sỏi, thận có ứ nước hay không, phân biệt tủy vỏ như thế nào…

Ngoài ra, em cũng nên đến khám BS chuyên khoa Nội tim mạch để được đánh giá lại chức năng tim, nguyên nhân gây ra bệnh van tim và có hướng điều trị cụ thể.

Chúc em mau khỏe. 

- Dinh Phuc -

Thưa bác sĩ,

Em có cảm giác lúc nào cũng có ít đờm trong cổ họng làm em rất khó chịu trong khi em không bị bệnh gì cả, em cũng không bị viêm xoang. Em có đi nội soi BS bảo em bi viêm niêm mac môn vị và em có uống thuốc của BS kê nhưng vẫn không khỏi. Không biết em bị gì, thưa BS? Và em phải làm sao để khắc phục tình trạng này ạ? Chân thành cảm ơn BS.       

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Viêm xoang, viêm chảy mũi sau có thể gây ra triệu chứng vướng đàm như em mô tả, em có thể khò họng bằng nước muối để giảm bớt sự phát sinh vi khuẩn và giảm triệu chứng trên. Ngoài ra em cũng cũng nên đến khám BS Tai mũi họng để điều trị dứt điểm viêm xoang, tránh để lâu ngày chuyển thành viêm xoang mạn khó điều trị hơn.  

Thân ái!

- Võ Thị Mỹ Dung - Đà Nẵng

Chào bác sĩ,

Cách đây hơn một tháng em bị thai lưu và đã giải quyết. BS khuyên phải 3 tháng sau mới mang thai lại nên vợ chồng em kế hoạch, nhưng em bị dị ứng bao cao su. BS cho em hỏi em có dùng thuốc tránh thai hằng ngày được hay không vì em lo sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này. Em mong BS cho em lời khuyên. Em cảm ơn nhiều.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Trường hợp của em vẫn có thể sử dụng thuốc tránh thai để tránh thai một cách an toan. Ngoài ra, bao cao su cũng có nhiều loại, em có thể thử chuyển sang loại khác, có thể không bị dị ứng.

- Hân Đỗ -

Thân chào bác sĩ,

Cháu bị bệnh nên đã dùng corticoid một thời gian rất dài nên lông rất rậm. Bây giờ cháu giảm liều từ từ và ngưng thuốc thì tình trạng rậm lông có cải thiện không ạ. Mong BS tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn.          

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Corticoid có khi dùng lâu dài có nhiều biến chứng. Tuy nhiên nên giảm liều theo hướng dẫn của BS, không  tự giảm vì có thể làm bệnh nền bộc phát. Khi giảm liều triệu chứng rậm lông sẽ giảm dần, em không cần quá lo lắng, tuy nhiên không có thời gian cụ thể để triệu chứng này biến mất.

- Nguyễn Hữu Thịnh -

Chào BS Thu Cúc,

Em có các triệu chứng sau: Đau họng liên tục 3 tháng nay, có 2 hạch không đau hai bên dưới cằm. Cách đây 2 tháng em có đi khám ở BV Tai mũi họng, đã nội soi thanh quản và được kết luận là viêm họng mãn tính.

BS cho thuốc uống có đỡ đau nhưng không khỏi hẳn, mà 2 cái hạch thì cứ mọc lên hoài. Xin hỏi BS đây có phải triệu chứng của ung thư không ạ? Cảm ơn BS. 

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Do có tình trạng viêm mạn tình nên hạch sẽ không biến mất.

Hạch nghi ngờ ác tính khi hạch cứng, chắc, tăng kích thước nhanh, mọc thành chùm, không di động, hạch toán thân và có thể kèm theo dấu hiệu khác như thiếu máu…

Trường hợp của bạn chỉ là hạch viêm mạn tình vì vậy bạn không cần quá lo lắng. 

- Pham Thy -

Em chào bác sĩ,

Em lỡ đắp tỏi lên mặt 4h nên bị phỏng. Vết phỏng có màu đỏ sẫm, phồng rộp và có bộng nước. BS cho em hỏi là em bị bổng ở câp đọ mấy? Và có để lại sẹo nhiều không? Cảm ơn BS.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Trường hợp của em do bị phỏng ở da mặt nên khá nguy hiểm dể để lại sẹo và nhiễm trùng. Em nên nhanh chóng đến khám BS Da liễu để được đánh giá tổn thương một cách chính xác và có hướng điều trị tốt nhất.

- Nguyễn Thị Phương Ly - TPHCM

Kính chào bác sĩ,

Em có triệu chứng đau nửa đầu, cơn đau râm ran kéo dài chừng 1-2phút, xuất hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng, kèm theo buồn nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi. Khi đó, nếu có ăn sáng/trưa thì độ chừng vài giờ sau sẽ ói. Khi đau, em hay dùng Panadol Extra.

Cường độ xuất hiện triệu chứng này 1-2 lần/tháng, có tháng không hề có. Em không bị sốt, không bị chóng mặt, không hoa mắt khi cơn đau xuất hiện. Vui lòng cho em hỏi đây là bệnh lý gì hoặc có khả năng rơi vào trường hợp bệnh gì, có liên quan đến rối loạn tiền đình không? Chân thành cảm ơn BS.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Triệu chứng đau đầu của em có thể nằm trong bệnh lý đau nửa đầu Migrain, liên quan đến rối loạn vận mạch.

Em có thể đến khám BS chuyên khoa Nội thần kinh để được kê toa điều trị và nhanh chóng kiểm soát triệu chứng.

Thân ái!

                                                                    


Đây là chương trình tư vấn sức khỏe phục vụ cộng đồng - hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ của chúng tôi làm việc trên tinh thần hết lòng vì Sức khỏe cộng đồng, theo lời thề Hippocrates - Lời thề Đạo đức Y khoa.

Chúng tôi sẵn sàng sẻ chia những lo âu, giải đáp các thắc mắc của bạn - vô điều kiện.

Mời bạn gửi câu hỏi bằng 1 trong 4 hình thức sau:

+ Gửi câu hỏi thông qua hệ thống đặt câu hỏi của chuyên mục Khám bệnh online

+ Gửi đến email:

+ Gửi tin nhắn đến địa chỉ Facebook:  //www.facebook.com/WebAlobacsi?fref=ts

+ Gọi điện thoại trực tiếp đến số 0976 328 725 hoặc 08 66 800 367 [từ 17 - 19g từ thứ 2 đến thứ 7].

Trân trọng

binhvideo

Video liên quan

Chủ Đề