Ubnd là gì

Ủy ban nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính các cấp [tỉnh, huyện, xã]. Vậy cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

1.Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã:

Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 [được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019] quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã như sau:

Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã

Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ tịch.”

Ủy ban nhân dân xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân xã có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và các ủy viên là Ủy viên phụ trách quân sự và Ủy viên phụ trách công an. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trên danh nghĩa là do Hội đồng nhân dân xã lựa chọn. Số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được xác định theo phân loại đơn vị hành chính, dao động từ 1 đến 2 Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủy ban nhân dân xã gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, Ủy viên phụ trách quân sự và Ủy viên phụ trách công an ở cấp xã. Số lượng và các chức danh cụ thể của Ủy viên Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã quyết định.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã:

Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015  quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã như sau:

Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.”

Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ủy ban nhân dân xã thảo luận tập thể và quyết định từng vấn đề tại phiên họp Uỷ ban nhân dân xã thường kỳ hoặc bất thường.

Uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã và xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung sau:

  • Những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
  • Biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
  • Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tại phiên họp Uỷ ban nhân dân xã hoặc vấn đề cần quyết định gấp nhưng không có điều kiện tổ chức họp Uỷ ban nhân dân xã, theo chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Văn phòng – thống kê xã [sau đây gọi chung là Văn phòng] gửi toàn bộ hồ sơ về vấn đề đó và phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên Uỷ ban nhân dân xã để xin ý kiến. Nếu quá nửa số thành viên Uỷ ban nhân dân xã nhất trí, thì cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh văn bản, Văn phòng – Thống kê xã thẩm tra, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định và báo cáo kết quả với Uỷ ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất. Nếu quá nửa số thành viên Uỷ ban nhân dân xã không nhất trí thì Văn phòng báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định đưa vấn đề ra Uỷ ban nhân dân xã thảo luận tại phiên họp gần nhất.

Các quyết định của tập thể Ủy ban nhân dân xã được thông qua khi có quá nửa số thành viên Ủy ban nhân dân xã đồng ý. Khi biểu quyết tại phiên họp hoặc khi dùng Phiếu lấy ý kiến, nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã biểu quyết. Các thành viên Ủy ban nhân dân xã được thảo luận dân chủ và có quyền bảo lưu ý kiến nhưng phải thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân xã.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Luật Hoàng Anh

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để xem thêm

Một trong những cơ quan không thể thiếu và gần gũi với mỗi người dân thuộc chính quyền địa phương đó chính là Ủy ban nhân dân [UBND]. Vậy cơ quan này được tổ chức và hoạt động như thế nào theo quy định của pháp luật.

1. Ủy ban nhân dân là gì?

Hiến pháp năm 2013 có quy định: Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh];

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp huyện];

3. Xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã];

4. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.

– Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh

– Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

2. Ủy ban nhân dân tiếng Anh là gì?

Ủy ban nhân dân tiếng anh là People’s Committee

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tiếng Anh là gì còn được định nghĩa như sau: People’s Committee is a concept used from the 1980 Constitution up to now, it is considered as the executive body of the People’s Council, the local state administrative agency.

The People’s Committee is elected by the People’s Council of the same level, consisting of only president, vice president and members. Carry out the function of state administrative management in the locality in many different fields such as economy, culture, health, security,….

The People’s Committee shall collectively discuss and make decisions by majority on important issues within its competence through sessions such as:

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

– Job programs;

– Socio – economic development plan, budget estimate, annual budget settlement and local reserve fund shall be submitted to the People’s Council;

– Measures to implement resolutions of the People’s Council;

– Project of new establishment, dissolution, merger of specialized agencies under the People’s Committee and the adjustment of administrative boundaries in the locality.

Một số từ liên quan tới Ủy ban nhân dân tiếng Anh là gì?

Một số từ liên quan tới Ủy ban nhân dân tiếng Anh là gì được nhiều người thắc mắc để phục vụ cho mục đích riêng của mình, các từ thường gặp sẽ gồm:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân – có nghĩa tiếng Anh là: Chairman of the People’s Committees;

– Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân – có nghĩa tiếng Anh là: Vice Chairman of the People’s Committee;

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện

– Ủy viên – có nghĩa tiếng Anh là: Commissioner;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện – có nghĩa tiếng Anh là: District People’s Committee

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND?

Căn cứ vào Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân như sau:

3.1. Chính quyền địa phương ở nông thôn

Cấp tỉnh

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường

Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.

Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

6. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

8. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cấp huyện

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

3. Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Nguyên tắc và quy trình miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân

4. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

6. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.

Cấp xã

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.

Xem thêm: Ủy ban nhân dân xã có được chứng thực di chúc không?

3.2. Chính quyền địa phương ở đô thị

Tại Thành phố trực thuộc trung ương

 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 2, 3,4 và 5 Điều 40 của Luật này.

3. Thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.

Tại quận

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân quận quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 47 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.

3. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

5. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận.

Tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 28 của Luật này.

2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị xã; thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định các nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 54 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

3. Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, quy hoạch phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.

Tại phường

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Tại thị trấn

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 68 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Như vậy, với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lý nhà nước, vì quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân. Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, Ủy ban nhân dân có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề