Vì sao công ty petrolimex vẫn được lên sàn

Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu của Petrolimex. [Ảnh: Trần Việt/TTXVN]

Trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không đạt kế hoạch, Bộ Công Thương đã giao 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng thêm sản lượng nhập khẩu trong quý 2 tới để đảm bảo nguồn cung trong nước.

Tuy nhiên, việc giao sản lượng này cũng đặt ra những thách thức lớn với các doanh nghiệp, đòi hỏi cơ quan quản lý sớm có những chính sách điều hành linh hoạt và sát thực tế hơn.

Không quá khó để nhập khẩu xăng dầu

Theo Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 của Bộ Công Thương về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý 2/2022, tổng lượng nhập khẩu tăng thêm để bổ sung lượng xăng dầu thiếu hụt từ nguồn sản xuất trong nước là 2,4 triệu m3, gồm 840 nghìn m3 xăng và 1,56 triệu m3 dầu được giao cho 10 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

Cụ thể, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam [Petrolimex] được giao nhập khẩu hơn 1,065 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 45% tổng sản lượng nhập khẩu tăng thêm, Tổng công ty Dầu Việt Nam [PVOIL] được giao gần 489 nghìn m3 xăng dầu, Công ty TNHH Thủy bộ Hải Hà hơn 140 nghìn m3, Công ty TNHH Hải Linh gần 125 nghìn m3, Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Nam sông Hậu gần 67 nghìn m3, Công ty TNHH TMVT&DL Xuyên Việt Oil hơn 165 nghìn m3, Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lê hơn 89 nghìn m3, Công ty cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp hơn 73 nghìn m3, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức hơn 144 nghìn m3 và Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội hơn 41 nghìn m3.

Về tình hình nhập khẩu bù vào sản lượng thiếu hụt từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Phó tổng Giám đốc Petrolimex Nguyễn Xuân Hùng cho biết, ngay sau khi Nhà máy có thông báo giảm sản lượng, Petrolimex đã rà soát lại các hợp đồng nhập khẩu với các đối tác và thực hiện ký kết ngay từ đầu năm 2022, trước khi có sự chỉ đạo của Bộ Công Thương.

Bên cạnh đó, Petrolimex cũng ký kết các hợp đồng mới phù hợp với chỉ tiêu và sản lượng mà Bộ Công Thương giao cho Petrolimex phải nhập khẩu.

Với đầu mối nhập khẩu khác là Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, Phó Tổng giám đốc Lê Minh Quốc cho biết Công ty nhập khẩu xăng dầu về từ 4 nguồn: Singapore, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc. Hiện nay, công ty đang đàm phán với tất cả các nhà cung cấp để tìm ra phương án nhập khẩu với giá cả hợp lý nhất.

Thực hiện quyết định của Bộ Công Thương, trong thời gian đàm phán với các đối tác nhập khẩu thêm xăng dầu, Công ty cổ phần thương mại Dầu khí Đồng Tháp đã quyết định chuyển một phần hàng tạm nhập tái xuất của đơn vị thành hàng nhập khẩu để bán trong nước, đáp ứng nhu cầu cấp bách ngay trong tháng 3 này, còn cam kết hợp đồng tạm nhập tái xuất với khách hàng sẽ dời sang tháng sau, Tổng Giám đốc Lê Thanh Mân cho biết.

Điều hành linh hoạt và sát thực tế

Thực tế cho thấy việc nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam để bù đắp sản lượng thiếu hụt của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không quá khó khi hầu hết các nước đã mở cửa trở lại và chuỗi cung ứng xăng dầu thế giới đã phục hồi trở lại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao như hiện nay, doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lại đang đối mặt với khó khăn lớn khi các chính sách điều hành không tiệm cận với biến động thị trường.

[Giải pháp cho vấn đề giá xăng: Cải cách trong điều hành kinh doanh?]

Một doanh nghiệp trong số 10 đầu mối nhập khẩu xăng dầu được giao trách nhiệm nhập khẩu thêm cho biết, hiện phụ phí mỗi thùng dầu nhập khẩu về Việt Nam đã tăng từ 2-3 lần so với thời điểm cuối năm 2021, nhưng cơ quan quản lý Nhà nước lại không cập nhật được sự thay đổi lớn này. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu buộc phải giảm chiết khấu của các đại lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị thua lỗ.

Tuy nhiên, việc giảm chiết khấu như vậy lại khiến các đại lý không muốn kinh doanh vì giá bán xăng dầu trong nước như hiện nay không đủ bù chi phí. Thực tế là doanh nghiệp càng nhập khẩu nhiều, càng bán nhiều càng lỗ.

Trong những tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và phát hiện nhiều đại lý, cây xăng tư nhân treo biển hết xăng hoặc đóng cửa với lý do chưa hợp lý cũng bởi thu không đủ bù chi, một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu giấu tên cho biết.

Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn, giải pháp quan trọng nhất là cơ quan quản lý Nhà nước cần thay đổi cách thức tính giá bám sát diễn biễn thị trường.

Bên cạnh đó, việc tính toán để bù phụ phí nhập khẩu xăng dầu cũng phải tính toán để giảm thiệt hại phần nào cho các doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được giao nhiệm vụ tăng sản lượng đề xuất.

Thanh tra Sở Công Thương thành phố Cần Thơ kiểm tra một cây xăng ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng [Cần Thơ]. [Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN]

Doanh nghiệp này cũng cho biết, hiện chỉ có 10 trong số 35 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu phải có nhiệm vụ thực hiện sản lượng giao thêm, số doanh nghiệp còn lại không bị ràng buộc bởi quy định này. Thêm vào đó, chỉ tiêu sản lượng tăng thêm được Bộ Công Thương tính toán trên giả định Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không hoạt động trong quý 2/2022.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Công Thương, từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5/2022, Nhà máy sẽ sản xuất 100% công suất cho dù thời điểm này vẫn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối, đặc biệt trong tháng 5 chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất.

Từ thực tế này, nguy cơ thua lỗ với 10 doanh nghiệp đầu mối phải nhập khẩu thêm xăng dầu là hiện hữu khi giá xăng dầu thế giới tăng "nóng" như hiện nay, nhất là khi Nhà máy Nghi Sơn trở lại hoạt động bình thường, doanh nghiệp giấu tên này chỉ rõ.

Hiện nay, giá xăng dầu trong nước vẫn thấp hơn giá xăng dầu thế giới và các nước trong khu vực trước bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, cơ chế điều hành giá xăng dầu theo điều 27, Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định thời gian điều chỉnh giá xăng dầu là ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hằng tháng.

Vì vậy, tại cuộc họp ngày 9/2 mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần có sự linh hoạt hơn trong điều hành giá xăng dầu như không nhất thiết phải chờ đúng 10 ngày như quy định mà có thể 3 hoặc 5 ngày điều chỉnh. Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ đề nghị cho phép Liên Bộ Công Thương-Tài chính linh hoạt hơn trong điều hành để giá mặt hàng này tiệm cận thế giới.

Cần thêm nhiều giải pháp

Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao như hiện nay, thời gian qua tại các cửa hàng xăng dầu gần biên giới Tây Nam như An Giang đã xảy ra hiện tượng mua gom xăng RON95 để bán qua biên giới do giá xăng dầu trong nước thấp hơn của Campuchia.

Vì vậy, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, bên cạnh thực thi các chế tài mạnh xử lý các hành vi găm hàng trục lợi về giá ở trong nước, lực lượng chức năng như quản lý thị trường, bộ đội biên phòng... cần tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng vận chuyển xăng dầu trái phép qua biên giới để ăn chênh lệch. Việc kiểm soát sẽ góp phần hạn chế tình trạng khan hàng tại các cây xăng sát biên giới như thời gian qua cũng như giúp giảm thiệt hại cho ngân sách.

Đề xuất giải pháp ứng phó với giá dầu tăng cao như hiện nay, chuyên gia cao cấp Đoàn Tiến Quyết [Viện Dầu khí Việt Nam] cho rằng, Việt Nam có thể tham khảo các nước lớn trên thế giới bán dầu dự trữ chiến lược hoặc thương mại để bình ổn thị trường và tăng thu ngân sách, đảm bảo điều tiết thị trường khi giá dầu cao. Khi thị trường biến động giảm, có thể mua vào để gia tăng dự trữ và đây là bài toán kinh tế nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh đó, nâng cao hơn nữa việc dự báo bởi đó là giải pháp quan trọng để ứng phó với biến động giá dầu. Thực tế như năm 2021, giá dầu thế giới đã tăng 50%, trong khi giá dầu kế hoạch được thông qua thấp hơn rất nhiều.

Ngoài ra, sớm nghiên cứu xây dựng những chế tài, quy định, lộ trình cụ thể phát triển thị trường tương lai đối với các sản phẩm dầu thô và các  sản phẩm năng lượng khác, qua đó giúp tăng thêm chất lượng trong mua bán dầu và quản lý rủi ro, ông Quyết đề xuất./.

Anh Nguyễn [TTXVN/Vietnam+]

Mặc dù trong suốt một thời gian dài báo lỗ, nhưng khi Tổng công ty xăng dầu Việt Nam [Petrolimex] chính thức lên sàn chứng khoán, thì trong những bản cáo bạch tài chính của công ty này lại có lãi ròng khá lớn. Vậy lãi lỗ của một tổng công ty đã từng là doanh nghiệp Nhà nước này ra sao?

Đang lỗ...

Trong cuộc hội thảo điều hành giá xăng dầu được tổ chức sáng hôm 20/9/2011 tại Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Petrolimex ngoài việc được hưởng 300 đồng lợi nhuận định mức cho mỗi lít xăng, vừa qua giá xăng dầu thế giới giảm, có những thời điểm Petrolimex lãi đến 780 đồng/ lít xăng dầu nhập khẩu. Thế nhưng doanh nghiệp này liên tục kêu lỗ.

Lật giở lại hồ sơ của tổng công ty này, người ta thấy, năm 2008, Petrolimex lỗ 10,700 tỉ đồng, và ngay sau đó, họ được Nhà nước bơm vào 1,400 tỉ đồng, tương ứng bù lỗ 1,000 đồng cho mỗi lít xăng. Và 3 - 4 năm qua, họ vẫn liên tục báo lỗ. Kết quả là, giá xăng dầu trong nước không ngừng được điều chỉnh tăng lên, nhà nước không ngừng bù lỗ, còn người dân thì không ngừng đóng thêm hàng ngàn đồng cho mỗi lít xăng với danh nghĩa tạo lập quĩ bình ổn xăng dầu. Mới đây nhất, trong bản cáo bạch tài chính, thua lỗ từ kinh doanh xăng dầu của Petrolimex trong 9 tháng đầu năm nay lên tới 2,000 tỉ đồng.

Tại cuộc hội thảo có nên thả nổi giá xăng dầu mới diễn ra, Petrolimex đã không thể làm rõ được câu hỏi rất cơ bản là xăng lỗ bao nhiêu, dầu lỗ bao nhiêu. Đây là 2 mặt hàng chủ đạo của tổng công ty. Với cách trả lời quanh co, lãnh đạo Petrolimex gói trọn tổng doanh thu của tất cả các mặt hàng cả chủ đạo và phụ trợ rồi trừ đi tổng chi phí để tạo ra một kết quả lỗ chung cho toàn bộ doanh nghiệp. Bằng cách tính toán thiếu khoa học như vậy, chính Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ phải lên tiếng rằng Ban quản trị của tổng công ty này có vấn đề.

... thành lời

Điều trái khoáy ở đây là mặc dù luôn miệng kêu thua lỗ, nhưng ngay trước khi trở thành một công ty cổ phần, thoát xác khỏi danh nghĩa doanh nghiệp Nhà nước, trong bản cáo bạch tài chính phục vụ mục đích cổ phần hoá và thu hút các nhà đầu tư, người ta lại thấy Petrolimex báo lãi năm 2008 là hơn 900 tỉ đồng, năm 2009 là gần 3,000 tỉ đồng, năm 2010 lãi 81 tỉ đồng và năm 2011 dự kiến lãi cả năm khoảng 600 tỉ đồng. Khi bị báo chí trong nước chất vấn, thì ông Bùi Ngọc Bảo, chủ tịch Hội Đồng quản trị Petrolimex lại lý giải họ bị lỗ nhiều ngàn tỉ đồng nhưng được Chính phủ “bù lỗ” và bằng các khoản tiền ứng trước này nên họ phát sinh khoản lãi nhờ sự ứng giúp của Chính phủ.

Vậy thực chất là doanh nghiệp này lãi hay lỗ trong suốt một thời gian qua? Câu trả lời chính xác nhất có lẽ phải chờ kiểm toán xác định. Nhưng đến giờ này thì kiểm toán giá xăng dầu tại Việt Nam cũng chưa có, thậm chí ngay cả việc công khai các chỉ số thành phần tạo nên giá xăng dầu ở Việt Nam cũng chưa minh bạch.

Chính sự thiếu minh bạch và công khai giá xăng dầu được cho là nguyên nhân giải thích cho điều rất khó hiểu, mập mờ: Dù giá xăng dầu nhập khẩu lên hay xuống, thì doanh nghiệp đầu mối nhập xăng dầu vẫn có quyền được kêu lỗ vì không có một thước đo chính xác giá thực chất là bao nhiêu.

Một số người hỏi sao anh thường xuyên báo lỗ, bây giờ lại báo lãi, thì họ trả lời không chỉ kinh doanh mặt hàng xăng dầu mà kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác.

Chúng tôi đặt câu hỏi này với chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thì trước hết ông giải thích rằng sự tiền hậu bất nhất, thường xuyên kêu lỗ nhưng khi doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán thì lại báo lãi suốt từ năm 2008 đến này, khiến nhiều người nghi ngờ. Tuy nhiên, điều mà vị chuyên gia này cũng như nhiều nhà đầu tư cho rằng khó hiểu là ở chỗ cách giải thích của Petrolimex, vì nhiệm vụ chính của Petrolimex là kinh doanh xăng dầu thì lỗ, trong khi các mặt hàng phụ trợ khác thì lại có lãi. Ông nhận xét:

"Họ trả lời là lỗ mà đưa lên sàn bản cáo bạch báo lãi, thì một số người hỏi sao anh thường xuyên báo lỗ, bây giờ lại báo lãi, thì họ trả lời không chỉ kinh doanh mặt hàng xăng dầu mà kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác. Nói như vậy, thì người ta không thể nghe được, vì bản chất chính của anh là kinh doanh xăng dầu, nếu kinh doanh xăng dầu [lỗ] mà các mặt hàng khác lại lãi thì điều đó không thể có được, anh đi kinh doanh các lĩnh vực khác, chứ không phải xăng dầu nữa. Mặt hàng chính bao giờ anh cũng phải hoạt động hiệu quả hơn mặt hàng phụ, mà thực chất các mặt hàng phụ của họ ít lắm không có nhiều gì đâu."

Vậy vì sao một trong những tổng công ty lớn nhất Việt Nam, đầu mối cung cấp xăng dầu đến 60% tổng nhu cầu của cả một đất nước gần 90 triệu dân mà lỗ cũng không rõ, lãi cũng không tường, cách giải thích lợi nhuận mập mờ, cách lý giải thua lỗ khó hiểu.

Độc quyền doanh nghiệp

Một trạm bán xăng lẻ của Petrolimex. RFA photo Một trạm bán xăng lẻ của Petrolimex. RFA photo Trong một bài phân tích gần đây trên báo Người Lao Động, tác giả T.S Nguyễn Minh Phong và Dương Quỳnh Chi của Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội cho biết giá xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn mang tính thị trường do chưa có cơ chế cạnh tranh đầy đủ. Tác giả giải thích rằng có sự vận dụng ngược quy luật thị trường, tức là các doanh nghiệp độc quyền được định giá xăng dầu theo thị trường thế giới. Trong khi điều đúng cần phải làm là phải cho cạnh tranh thị trường đầy đủ và lành mạnh trước khi tự do hoá giá cả để tránh biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. 

Cũng vì những sai lệch trong cơ chế giá quản lý như vậy, T.S Ngô Trí Long một lần nữa nhận xét:

"Cơ chế giá quản lý hiện nay là trái với cơ chế quản lý giá của nền kinh tế thị trường. Đối với một nền kinh tế thị trường, thì bất kỳ luật quản lý giá của một nước nào thì sản phẩm độc quyền phải để Nhà nước định. Bây giờ thị trường còn độc quyền, mà Nhà nước để cho họ định, chính vì họ định, nên họ gây nhiễu và khó khăn cho sự quản lý của Nhà nước và họ luôn gây thiệt hại cho người tiêu dùng và họ chiếm lợi nhuận riêng cho bản thân họ."

Sự nhập nhằng giữa lỗ lãi của Petrolimex cũng được nhiều chuyên gia mổ xẻ, người ta cho rằng những khi doanh nghiệp này thua lỗ thì được “bù lỗ” còn khi có lãi thì Nhà nước không cho giảm giá bán lẻ. Trong khi đó, hiện nay, người tiêu dùng vẫn phải chi thêm tiền để đóng vào quỹ bình ổn xăng dầu phòng khi giá xăng tăng đột biến. Vì thế, lợi nhuận của Petrolimex dựa trên những hỗ trợ này quả là bất hợp lý.

Cơ chế giá quản lý hiện nay là trái với cơ chế quản lý giá của nền kinh tế thị trường. Đối với một nền kinh tế thị trường, thì bất kỳ luật quản lý giá của một nước nào thì sản phẩm độc quyền phải để Nhà nước định.

Tuy một câu trả lời dứt khoát giữa có hay không có lãi và lỗ chưa được làm sáng tỏ, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là bài học về tính minh bạch hoá các con số tài chính, kế toán của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Không thể có chuyện thua lỗ dài dài khi là doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước bao cấp, bù lỗ, rồi trong báo cáo trở thành công ty cổ phần thì lại có lãi ròng lớn.

Liệu một đơn vị xương sống của kinh tế quốc gia nhưng cả “lời” và “lỗ” đều khuất tất như vậy thì thử hỏi nền kinh tế của quốc gia ấy sẽ như thế nào?


Video liên quan

Chủ Đề