Ủ sữa chua trong bao lâu thì ngon

Trong số những vấn đề thường gặp khi làm sữa chua thì sữa chua không đông là hiện tượng phổ biến nhất. Tại sao làm đúng tỷ lệ, thực hiện đúng quy trình mà kết quả sữa chua sau 8 -10 tiếng ủ mà vẫn như trạng thái ban đầu? Cùng myquang.vn chúng tôi đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

Liệu có phải do men cái không được tốt không?

Men cái có tác dụng làm cho sữa chua lên men, nếu không có men cái chắc chắn sữa chua sẽ không thể nào lên men được. Nhưng có men cái, thậm chí không phải là 1 hay 2 hũ, mà đến tận 10 hũ nếu không đạt chất lượng thì cũng không thể nào đem lại kết quả được.

Đang xem: Tại sao phải ủ sữa chua

Nên sử dụng men cái được sản xuất dưới 14 ngày

Như thế nào là men đạt chất lượng và men không đạt chất lượng? Men cái đạt chất lượng là men có ngày sản xuất nhỏ hơn 14 ngày. Và ngược lại, qua 14 ngày rồi là hũ sữa chua đó không có lượng men đạt chất lượng nữa. Lúc này đây men đã hoạt động yếu đi, dù cho bạn có cho bao nhiêu hũ sữa chua đi chăng nữa thì sữa sau khi làm cũng không đông và không chua.

Vậy để đảm bảo sữa chua thực hiện thành công thì yếu tố đầu tiên cần được đảm bảo đó là phải chọn hũ sữa chua làm men cái có ngày sản xuất càng sớm càng tốt, và muộn nhất không quá 14 ngày.

Hay vấn đề nằm ở sữa tươi?

Sữa tươi là điều ít ai ngờ tới, nhưng sự thật thì nếu sữa chua sau khi ủ 8 tiếng không đông thì có thể do sữa tươi có vấn đề.

Sữa tươi trên thị trường có rất nhiều loại, trong đó có thể chia thành 2 loại chính là sữa tươi nguyên kem và sữa tươi tách béo. Sữa tươi tách béo hay còn gọi là sữa tươi ít béo, là loại sữa dành cho người muốn giảm cân, và đây là loại sữa không thích hợp để làm sữa chua. Bởi vì không còn chất béo nữa, men không sinh trưởng được, dẫn đến sữa chua không đông hoặc bị nhớt.

Sữa tươi để làm sữa chua là sữa tươi nguyên kem 100%

Để làm sữa chua cần sử dụng loại sữa tươi nguyên kem 100%, và thêm một điều kiện nữa là không được pha nước. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn chỉ cần mua sữa tươi bịch không đường của hãng vinamilk là tỉ lệ thành công gần như 100% rồi.

Hoặc không, nó bị khống chế bởi nhiệt độ?

Có không ít người lầm tưởng rằng sữa chua được làm ở nhiệt độ cao sẽ nhanh cho kết quả nhưng không phải vậy. Men sữa chua hoạt động tốt ở nhiệt độ khoảng 40 – 44 độ C, ở nhiệt độ cao hơn men sẽ yếu dần và thậm chí là không sống được.

Xem thêm: Hấp Bánh Flan Bằng Chảo – Cách Làm Bánh Flan Bằng Nồi Cơm Điện

READ:  sữa chua khô happy baby

Do vậy khi đun sữa tươi và sữa đặc lưu ý chỉ để sữa ấm, cho tay vào thử để biết lúc nào là được. Nếu lỡ may đun quá đà thì hãy tắt bếp, đợi sữa nguội một lúc rồi mới cho sữa chua vào. Nếu cho men cái sữa chua vào lúc hỗn hợp còn nóng thì men sẽ chết vì sốc nhiệt.

Ngoài ra, còn phải lưu ý đến nhiệt độ sữa chua khi ủ nữa. Nhiệt độ tốt nhất vẫn là 40 – 44 độ C và ủ trong vòng 8 – 10 tiếng. Nếu nhiệt độ thấp hơn con số đó thì sữa chua sau khi ủ xong sẽ bị nhớt hoặc lỏng hoàn toàn. Còn nhiệt độ cao hơn đương nhiên là sữa chua sẽ không đông.

Nhiệt độ thích hợp để làm và ủ sữa chua là 40 – 44 độ C

Để ủ sữa chua đúng chuẩn bạn có thể áp dụng 2 cách sau:

Một là ủ bằng nồi: Đảm bảo nước để ủ luôn ấm và ngang với mặt sữa trong hũ. Muốn chắc chắn về nhiệt độ nước ủ, ta cho 2 phần nước sôi cộng với 1 phần nước lạnh là được. Sau đó đậy kín nắp nồi và ủ trong vòng 6 – 8 tiếng. Khi nước nguội nhớ thay nước.

Hai là ủ bằng thùng xốp: Cho sữa chua vào thùng, cho nước ấm vào ngập 2/3 hũ, ủ khoảng 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm là được.

Giờ thì bạn đã biết tại sao mình làm sữa chua đúng như công thức nhưng lại không đông rồi chứ? Hi vọng những lần làm sau bạn sẽ biết cách rút kinh nghiệm và làm được món sữa chung vừa đông lại vừa chua ngọt như ý.

READ:  Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm Giảm Cân Không? Cách Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm

Chúc các bạn thành công!

Nguồn bài viết: myquang.vn

Hoài Phương – Biên tập biên viên chính thức tại myquang.vn Online. Trang chuyên chia sẻ các tin tức, sức khỏe, gia đình và những bí kíp làm đẹp hay cho mọi người. Hoài Phương rất mong quý độc giả hãy đóng góp ý kiến thông qua các bình luận của bài viết. Xin cảm ơn.

Xem thêm: Bánh Mì Bami King An Trạch, Thực Đơn Giao Hàng Tận Nơi Của Bami King

myquang.vn Online là trang tin chuyên chia sẻ các kinh nghiệm hay về làm đẹp, thời trang, sức khỏe, cách chăm sóc… từ những chuyên gia trong ngành nghề, giúp bạn có những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Sữa chua

Cách ủ sữa chua không khó, nhưng trong quá trình ủ, các bạn cần lưu ý vấn đề thời gian cũng như nhiệt độ để đảm bảo quá trình lên men của sữa diễn ra tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn các bước làm sữa chua đơn giản cùng 4 cách ủ sữa nhanh chóng và dễ thành công nhất.

Cách làm sữa chua ngon và mịn tại nhà

Trước khi hướng dẫn cách ủ sữa chua, chúng tôi xin giới thiệu với bạn các bước cơ bản, đơn giản nhất để tự làm sữa chua ngay tại nhà.

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

  • 1 hộp sữa đặc [sữa ông Thọ]
  • 1 lon nước sôi
  • 2,5 lon sữa tươi không đường
  • 1 hộp sữa chua không đường
  • Bát tô to
  • Rây lọc
  • Hũ/ chai [thủy tinh hay nhựa đều được, nếu bạn nào muốn làm sữa chua túi thì có thể dùng túi thực phẩm, không dùng túi nilon thường].
  • Dụng cụ ủ sữa chua [hộp xốp, nồi cơm điện, lò nướng, nồi áp suất,…]

Các bước làm sữa chua tại nhà

Đổ sữa đặc vào bát và thêm một lon nước sôi [khoảng 80 đến 90 độ] và khuấy nhẹ nhàng để sữa tan hết.

Thêm 2,5 lon sữa tươi không đường đã chuẩn bị vào hỗn hợp đã pha bên trên và khuấy nhẹ theo cùng 1 chiều.

Cuối cùng đổ hộp sữa chua không đường vào tô và tiếp tục khuấy nhẹ để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Lưu ý: Sữa chua cái cần được để lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ thông thường. Điều này sẽ giúp quá trình trộn nguyên liệu  diễn ra tốt hơn. Không những thế, việc đổ sữa chua lạnh vào hỗn hợp sữa nóng còn có thể khiến các lợi khuẩn có trong sữa chua bị “sốc nhiệt” và chết- ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa.

Dùng rây lọc để lọc qua hỗn hợp sữa đã pha bên trên. Bước này giúp chúng ta loại bỏ bớt cặn nguyên liệu chưa được hòa tan giúp thành phẩm mềm mịn, thơm ngon hơn.

Múc sữa chua vào các hũ nhỏ để mang đi ủ.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn với các bạn 4 cách ủ sữa chua thông dụng nhất.

Các cách ủ sữa chua thông dụng nhất

Có rất nhiều cách để ủ sữa chua khác nhau, một số cách yêu cầu đổ ngập nước nóng vào dụng cụ ủ để đảm bảo lợi khuẩn trong sữa có môi trường hoạt động tốt nhất. Từ đó, giúp sữa lên men tốt hơn.

Nếu cần đến nước, các bạn hãy pha nước với tỷ lệ 2 nóng: 1 lạnh và đổ ngập đến 2/3 hũ sữa chua.

Xếp các hũ sữa chua vào thùng xốp, thêm nước và ủ trong vòng 5 đến 8 tiếng. Thời gian ủ sữa chua nhanh hay chậm là phụ thuộc vào mong muốn của bạn về độ chua của thành phẩm. Nếu ủ sữa trong khoảng 6 tiếng thì sữa chua sẽ ít chua hơn so với ủ 8 tiếng.

Trong mùa đông, các bạn có thể dùng chăn quấn bên ngoài hộp xốp hoặc để hộp xốp dưới bóng đèn để giữ nhiệt độ như mong muốn.

Cách ủ sữa chua bằng nồi áp suất tương tự như ủ sữa chua bằng hộp xốp.

Tương tự như cách ủ sữa chua bằng hộp xốp, các bạn xếp các hũ sữa chua vào lòng nồi cơm, thêm nước và đậy nắp [không cần cắm điện] để ủ trong 5 đến 8 tiếng vào mùa hè.

Vào mùa đông, các bạn nên cắm điện và để ở chế độ “giữ ấm- warm” để men hoạt động tốt hơn.

Xem thêm: Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản và tiết kiệm

Bật lò nướng ở nhiệt độ 80 độ C. Sau đó tắt bếp và để nguội khoảng 5 phút, lúc này, nhiệt độ trong lò chỉ còn ở khoảng 40 đến 50 độ C [môi trường lý tưởng để các lợi khuẩn trong sữa hoạt động]. Cho hỗn hợp sữa vào lò và ủ khoảng 2 tiếng.

Sau 2 tiếng đó, bật lò ở 50 độ c khoảng 2 đến 3 phút rồi tắt đi.

Với cách này, các bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn vì thời gian ủ sữa chua được rút ngắn chỉ còn khoảng 4 tiếng.

Để ủ sữa chua dưới trời nắng, các bạn chỉ cần xếp các hũ sữa đã chuẩn bị vào hộp xốp [không cần cho nước], dùng chăn để chèn xung quanh các hũ sữa chua và để dưới ánh nắng mặt trời khoảng 5 đến 7 tiếng.

Chăn bọc bên ngoài có tác dụng tránh ánh nắng trực tiếp và giữ nhiệt lâu hơn.

Xem thêm: 3 cách làm sữa chua từ sữa ông thọ đơn giản tại nhà

Lưu ý khi ủ sữa chua

  • Trong quá trình ủ sữa chua, không nên di chuyển các dụng cụ dùng để ủ sữa vì điều đó sẽ khiến cấu trúc sữa bị phá vỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên men khiến sữa khó đông hơn và bị dằm.
  • Không nên ủ sữa chua quá lâu [vượt quá 10 tiếng] vì điều đó sẽ khiến sữa chua bị tách nước, thậm chí lên men quá mức và hỏng.
  • Sau khi sữa chua được ủ xong, hãy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong 2 đến 3 ngày để giữ vị và đảm bảo dinh dưỡng.
  • Tiệt trùng tất cả các dụng cụ làm sữa chua [bát, muôi, hũ đựng,…] để tránh sữa chua bị nhớt.
  • Chỉ với vài bước đơn giản như vậy, bạn đã có được những hũ sữa chua thơm ngon bổ dưỡng rồi.

Trên đây là một số cách ủ sữa chua phổ biến nhất, nếu bạn còn có cách nào khác, đừng quên chia sẻ với chúng tôi nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm sữa chua bằng máy tại nhà

Video liên quan

Chủ Đề