Thương lái nghĩa là gì

Một thương gia hay thương nhân [trước đây còn gọi là nhà buôn] là người kinh doanh các giao dịch hàng hóa được sản xuất bởi những người khác để kiếm lợi nhuận. Thương gia trong từ thông dụng, cùng nghĩa với thương nhân, thương buôn, doanh nhân, thương lái, lái buôn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thương gia là người hoạt động buôn bán, trong ngành thương mại.

Các thương nhân từ Hà Lan và Trung Đông đang giao dịch.

Hàng không Việt Nam cũng dùng thuật ngữ Hạng thương gia để chỉ hạng ghế đặc biệt trên máy bay của họ [Business Class].[1] Xét suốt chiều dài lịch sử, từ thương gia lại có sớm hơn từ doanh nhân; để chỉ một tầng lớp làm nghề buôn bán [trong "sĩ nông công thương"].

Theo điều 6, mục 1 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh." [2] Theo đó thương nhân được hiểu là mọi thành phần, mọi cá nhân được thành lập trong xã hội nếu có giấy phép kinh doanh hợp pháp.

Thương gia có hai loại:

  1. Thương gia bán sỉ hoạt động trong dây chuyền giữa thương gia mua và bán. Một số thương gia bán sỉ chỉ tổ chức điều phối hàng hơn là vận chuyển hàng.
  2. Thương gia bán lẻ hoặc người bán lẻ, bán hàng hóa tới người tiêu dùng. Người chủ cửa hàng là một thương gia bán lẻ.

 

Bức tranh Một thương gia đang bổ sung sổ sách của Katsushika Hokusai.

Tra thương gia, thương nhân, hoặc nhà buôn trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary

  • Tiếp thị nông nghiệp
  • Chủ nghĩa tư bản
  • Thương mại
  • Phân phối hàng hóa
  • Chợ tự do
  • Giao dịch tự do
  • Chủ nghĩa trọng thương
  • Giao dịch đường biển
  • Tài khoản thương gia
  • Bán hàng hóa
  • Thiết kế hàng hóa
  • Bazaar

  1. ^ “Hạng thương gia”. Trang web Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ “Luật Thương mại”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2005.

  1. Thrupp, Sylvia L. [1989]. The Merchant Class of Medieval London, 1300-1500. Ấn bản đại học Michigan. ISBN 0472060724.

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thương_gia&oldid=68643919”

Ngày xưa, theo cách sắp xếp bốn nghề chính trong xã hội [sĩ, nông, công, thương] của Trung Hoa, thì thương nghiệp đứng hạng… bét. Dân gian nước ta thì thực tế hơn, dù vẫn coi trọng kẻ sĩ, nhưng cũng đúc kết “hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, chứng tỏ phải “có thực mới vực được đạo”.

Nhưng vậy cũng chưa là gì với người Hoa ở nước ta, bởi với họ, “thương” phải đứng vào hàng số 1. Lý do là họ không được làm quan văn, không được tham gia quân đội, thậm chí không được làm một số nghề thuộc công nghiệp [tùy triều đại], nên họ phải chuyên về làm nông và buôn bán.

Cũng chính vì vậy mà người Hoa rất giỏi trong lĩnh vực thương mại ở khắp mọi nơi trên thế giới khi họ là “khách trú”, chứ không riêng gì tại nước ta. Họ làm giàu nhanh do vẫn còn nhiều người chê nghề buôn bán. Nhưng bên cạnh các bậc sĩ phu xưa [sĩ phu thật và… học đòi] tỏ ý khinh thường họ [dù họ có là quan phụ trách thương nghiệp], đa số dân gian vẫn ghi nhận đóng góp của họ, vẫn nhắc nhở nhau câu “phi thương bất phú”, mặc cho ai muốn gọi là con buôn, thương lái hay gì gì khác nữa.

Bạn đang xem: Thương lái là gì



Phóng toNhững người hàng xáo chở lúa gạo mua bán trên sông đã trở thành một hình ảnh quen thuộc ở đồng bằng sông Cửu Long

Trong thời kỳ bao cấp, quốc sách cải tạo công thương nghiệp đã triệt tiêu toàn bộ con buôn, thương lái tư nhân [tư thương], chỉ có thương lái quốc doanh là được hoạt động một mình một chợ. Các công ty thương nghiệp, cửa hàng nhà nước mọc ra như nấm sau mưa ở khắp nước, từ trung ương đến địa phương, từ đô thị đến nông thôn, của đủ mọi ban ngành đoàn thể, phục vụ cho mọi thành phần, tuổi tác, nhưng chẳng ai dám gọi họ là thương lái, vì họ là… quan phụ trách thương nghiệp, muốn mua thì mua, muốn bán thì bán, không muốn thì… thôi.

Sự hoành hành, tự tung tự tác của các quan này có lẽ không cần kể lại, mà cần xếp lại, coi như một ký ức và là một trang “đọc không vui” trong lịch sử thương nghiệp Việt Nam. May mắn là chúng ta đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn ấy.

Ở đời, cái gì đúng, phù hợp thì tồn tại lâu dài [thuận thiên dã tồn]. Trong nền kinh tế thị trường, dù là sơ khai, có cầu tất có cung. Tại đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đã hình thành, tồn tại và phát triển các chành, vựa, lái, hàng xáo, hoạt động kinh doanh mọi sản phẩm nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đó chính là thương lái!

Thí dụ chành gạo, vựa nước mắm, lái lúa, hàng xáo gạo... Ngày nay, chành đã bị biến mất [nhưng được hồi sinh với tên khác và cách tổ chức khác], nhưng các tên vựa, lái, hàng xáo vẫn tồn tại, do chúng nó còn… quá cần thiết trong lưu thông hàng hóa. Không có chúng, có lẽ cũng không có nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay.

Xem thêm: Mua Bán Xe Honda Civic 2013 Giá Bao Nhiêu, Mua Bán Xe Honda Civic 2013 Cũ Giá Rẻ 05/2021

Thật là thân thương khi đến chợ Mỹ Đức Tây [Tiền Giang] thấy có bảng hiệu vựa trái cây, chợ Vàm Láng [Tiền Giang] có bảng hiệu vựa cá, chợ Sa Đéc [Đồng Tháp] thấy có bảng hiệu vựa gạo, vựa đậu, vựa mè; đến Cái Mơn [Bến Tre], Tân Quy Đông [Đồng Tháp] nghe có tên lái hoa, đến Long Phú [Sóc Trăng], Phụng Hiệp [Hậu Giang] có lái mía; đến Ô Môn [Cần Thơ] có lái bánh ngọt; đến Tri Tôn, Tịnh Biên [An Giang] thấy các lái trâu bò hoạt động náo nhiệt [chưa kể bây giờ còn có lái thuốc Nam]; ra đến Lạng Sơn, Lào Cai vẫn còn thấy lái trái cây Nam bộ.

Thường mua trực tiếp phải tốn kho [mặc dù họ cũng có kho nhưng không đủ và phải chi phí nhiều thứ], tốn công nhân - nhân viên và nhiều thứ khác. Thôi thì giao cho tư thương làm… vệ tinh là tiện và lợi nhất. Nói khác đi, “tư thương lái” là cánh tay nối dài của các “công đại thương lái”. Nếu họ có “ép giá” nông ngư dân thì đó là do các “công đại thương lái” này định giá, định quy cách, định điều kiện cho họ. Nói khác đi, chủ yếu họ chỉ là người làm công kiếm lời của các tổng công ty.

Đừng nghĩ là “tư thương ép giá, tư thương bóc lột”. Người bóc lột nông dân hình như không phải họ. Gần đây nhất, trong khi giá lúa Đông Xuân năm rồi là 5.000 - 5.200 đồng/ký, năm nay các tổng công ty cho rằng để bảo đảm cho nông dân có lời, họ sẽ đồng ý mua cho nông dân với giá 4.000 đồng/ký, trong khi các tư thương tại Cái Bè còn... ráng mua với giá 4.100 - 4.200 đồng/kg [giá đầu tháng 3-2010], mặc dù họ không được quyền xuất gạo trực tiếp và thoải mái như các tổng công ty nhà nước! Vậy ai ép ai?

Tại đồng bằng sông Cửu Long, nơi kinh tế hàng hóa được hình thành khá sớm, hình ảnh của thương lái, của những người làm hàng xáo, của khách thương hồ, luôn gắn liền với sản xuất và đời sống của nông ngư dân. Ngoại trừ một số ít thương lái làm ăn chụp giựt, đa phần thành phần này đều gắn chặt với nhà nông. Có nơi họ còn phổ biến kỹ thuật canh tác và thông tin thị trường cho người sản xuất để tăng giá trị sản phẩm [hình như các công ty quốc doanh không quan tâm điều này]. Họ tính toán đến từng đồng chi phí để hạ giá thành, để có thể mua bán được hàng hóa.

Thông thường từ đầu vụ, thương lái ứng trước phân bón - có khi cả tiền mua hàng - cho nông dân, lưới cá cho ngư dân [chịu chi phí vốn trước và dài ngày]. Đến khi thu hoạch, các công ty quốc doanh chế biến, xuất khẩu đến ký hợp đồng và ứng một phần tiền mặt cho họ [chịu chi phí vốn sau và ngắn ngày] để họ mua hàng. Tùy theo thời điểm và chất lượng, thương lái sẽ tính giá mua khác nhau.

Để giữ chữ tín với nông ngư dân, khi giá thu mua của các công ty giảm đột ngột, nhiều lúc các thương lái vẫn phải giữ giá, hoặc phải mua đủ số như đã hợp đồng… miệng. Những khi bị chính quyền làm khó dễ như việc thành phố Mỹ Tho [Tiền Giang] dời chợ hoa đến nơi không thuận lợi, hay Quận 6 [TP.HCM] không cho ghe hoa cặp bến Trần Văn Kiểu dịp Tết Canh Dần vừa qua, họ cũng… lãnh đủ. Nhẹ thì không có lời, nặng thì lỗ lớn, cạn vốn, có khi phải thế chấp nhà, vay tiền ngân hàng để giữ chữ tín, làm ăn lâu dài.

Có thể nói rằng suốt 35 năm qua [10 năm bị triệt tiêu và 25 năm đổi mới], thương lái luôn luôn hiện diện bên cạnh nông ngư dân đồng bằng sông Cửu Long với vai trò chủ yếu trong lưu thông nông ngư sản. Có lẽ cũng cần nhắc lại một câu nói đầy ấn tượng và hơi bị “chệch hướng” của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt [khi đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM] về vai trò của các thương lái trong giai đoạn cải tạo công thương nghiệp: “Đáng lẽ phải gắn huân chương cho các ông bà tư thương. Không có mấy ổng bả, dân TP.HCM chết hết!”.

Cũng có một số thương lái có hoặc liên kết với cơ sở tồn trữ chế biến [hình thức của chành], hoặc có cửa hàng mua bán riêng, họ hoạt động với tư cách một thương gia. Nhưng số này hiện còn khá ít. Chưa thấy ai khuyến khích và hỗ trợ các thương lái tổ hợp lại thành công ty tư doanh vừa mua bán, tồn trữ, chế biến, vừa kinh doanh nội địa lại vừa xuất nhập khẩu, kiểu như các liên hiệp xã nông ngư nghiệp ở các nước khác.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các thương lái hội nhập được vào chủ trương, chính sách của Nhà nước, để lợi ích của thương lái gắn liền với lợi ích của các nhà sản xuất nông ngư lâm nghiệp, để tổ hợp các thương lái lớn mạnh như tại các nước có nền kinh tế thị trường hiện đại.

Video liên quan

Chủ Đề