Hạt sương là gì

Sương và Xương là gì? Sương hay Xương được dùng trong trường hợp nào? Chớ để lỗi chính tả đơn giản này làm khó bạn, tạo thành hệ quả xấu.

Bạn sẽ không thể nói “Xương sớm hôm nay dày đặc”, hoặc “Sương sườn heo giá 15 ngàn một kg”…

Đó toàn là những trường hợp dùng từ SAI rất “chuối” mà không ai mong muốn rơi phải trường hợp của mình!

Vậy thì, Sương và Xương là gì? Khi nào dùng hai từ này là đúng ngữ cảnh?

Chúng ta có thể thấy chúng có cách phát âm khá là giống nhau nhưng khi viết ra thì nghĩa lại hoàn toàn khác. Để giúp bạn phân biệt và sử dụng 2 từ này hiệu quả hãy cùng Antimatter.vn tham khảo ngay bài viết sau đây.

Sương và Xương là gì

Sương và Xương từ nào đúng chính tả?

Không cần phải tra từ điển chúng ta cũng biết đáp án:

Cả hai từ Xương và Sương đều là từ ĐÚNG chuẩn Tiếng Việt.

Hoàn toàn không có lỗi lầm nào ở đây cả!

Lỗi chính tả xảy ra chỉ là do chúng ta hiểu lẫn lội ý nghĩa của chúng và dẫn tới dùng sai [ngược] từ trong giao tiếp, viết lách mà thôi.

Hãy xem tiếp…

Sương là gì?

Sương hay còn gọi là những giọt nước nhỏ xuất hiện vào buổi sáng sớm hay buổi chiều. Chúng còn được gọi là giọt sương, sương móc hay móc. Sương chính là sản phẩm của sự ngưng tụ được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển.”

Bạn có thể sử dụng từ Sương trong những trường hợp: sương mù, sương sáo, sương muối, sương mai, giọt sương, sương trắng, sương sâm, sương sa, sương sáo,…

Ví dụ:

  • Mỗi sáng mai đi học, con đường đến trường luôn bị sương mù che khuất.
  • Những hạt sương long lanh đậu trên tán lá nhỏ được tia nắng chiếu rọi qua.

Xương là gì?

Xương là một bộ phận trên cơ thể có nhiệm vụ chính trong việc tạo hình cơ thể, bảo vệ nội tạng, sinh sản các tế bào máu…”

Xương có thể sử dụng trong những trường hợp: xương sườn, xương người, xương khớp, gẫy xương, bộ xương,…

Ví dụ:

  • Để có được 1 bộ xương chắc khoẻ bạn phải bổ sung thêm nhiều canxi.
  • Có nhiều người vì vòng eo thon mà đã chấp nhận bỏ đi 1 tới 2 chiếc xương sườn của mình.

Khi nào nên dùng hai từ Sương và Xương

*Cách dùng từ Sương:

  • Danh từ dùng để chỉ quá trình hơi nước ngưng tụ lại thành hạt màu trắng nhỏ bay lơ lửng trong không khí gần mặt đất: sương mù, dầm sương,…
  • Hơi nước đọng lại trên cỏ cây: hạt sương, giọt sương,….
  • Nói tới mái tóc trắng như sương: điểm sương, tóc sương,…

Ví dụ:

  • Thương cha mẹ vất vả, dãi nắng dầm sương để lo cho con có được ngày hôm nay.
  • Những giọt sương long lanh đọng trên lá cùng những chú chim chăm chỉ đi bắt sâu.
  • Thoáng cái đã hơn 20 năm, mái tóc cha đã điểm sương.

Cách dùng từ Xương:

  • Một bộ phận cứng tạo thành khung trên cơ thể người hay động vật: xương sườn, xương cá, gẫy xương, da bọc xương….
  • Phần cứng được sử dụng làm sườn trong 1 số đồ vật như xương quạt, xương [thứ cốt lõi] của công trình xây dựng, đồ vật được thiết kế,…
  • Tên một loài cây: xương rồng, xương quạt,…

Ví dụ:

  • Thằng Nam vì quá ăn chơi nên giờ chỉ còn da bọc xương.
  • Xương rồng là loại cây được nhiều người ưa thích. Nó tượng trưng cho sự sống mãnh liệt.
  • Xương quạt chính là thành phần quan trọng để tạo nên các quạt cầm tay hiện nay.

Hai từ SươngXương có cách phát âm gần giống nhau. Tuy nhiên khi DEMODA nói tới đây rồi thì bạn đã có thể hình dung phần nào được cách dùng của 2 từ này trong những trường hợp nào rồi phải không ạ? Vì ý nghĩa của chúng khác biệt nhau hoàn toàn nên cũng dễ dàng để chúng ta ghi nhớ.

Ngoài ra, nếu chịu khó luyện phát âm, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được khi biết vòm miệng của chúng ta phát ra các âm tiết khác nhau giữa “S” và “X”.

Hậu quả khi nhầm lẫn giữa hai từ Sương và Xương

Nếu bạn không thể phân biệt được hai từ SươngXương thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Người nghe/ người đọc không hiểu được ý diễn đạt của câu văn.
  • Khi bạn phát âm sai lâu dần sẽ trở thành 1 thói quen khó sửa và khiến cho việc giao tiếp trở lên tốn thời gian giải thích với người khác.
  • Dẫn tới hiểu nhầm ý nghĩa của câu văn trong một số trường hợp.
  • Làm cho người khác học theo khiến cho tiếng Việt ngày càng biến chất.

Ví dụ 1: “Sắp tới Noel, mỗi sáng mai xương mù giăng kín lối”

-> Phân tích ví dụ:

Xương là 1 bộ phận tạo thành khung của con người và động vật như xương sườn, sương heo, sương chân tay,.. hay tên 1 loài cây có sức sống mãnh liệt như xương rồng,… Tuy nhiên dù mang ý nghĩa nào thì câu văn trên cũng đều bất hợp lý, không chính xác.

Từ chính xác ở đây là Sương mù, câu văn nói tới hiện tượng thiên nhiên mỗi khi trời trở lạnh, gần tới tết của 1 số vùng miền, sẽ có hiện tượng sương mù trắng xoá cả 1 bầu trời khiến mọi người không thể nhìn thấy cảnh vật.

Ví dụ 2: “Sáng nay mẹ tôi mua bộ sương gà về nấu miến”

-> Phân tích ví dụ:

Sương được hiểu là sương mai, sương sớm – một hiện tượng tự nhiên được tạo thành từ những giọt nước nhỏ li ti hay xuất hiện vào sáng sớm. Khi dùng trong trường hợp khung xương của động vật thì hoàn toàn vô lý. Nghe thật buồn cười đúng không nào?

Từ chính xác trong trường hợp này là từ Xương gà. Bộ xương của gà được dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu miến, nấu bún, làm gỏi,…

Những người không phân biệt được chữ “S” và chữ “X” thường xuyên mắc phải lỗi này.

Một số trường hợp lỗi chính tả khác bạn có thể tham khảo thêm:

Thông qua bài viết chúng ta đã hiểu được Sương và Xương là gì? Khi nào dùng hai từ này là hợp lý nhất. Hy vọng bài viết mà Antimatter.vn đem tới đã giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức về chính tả tiếng Việt.

Ai chẳng hơn một lần trong đời ngắm nhìn những giọt sương mai để thưởng thức vẻ đẹp tinh anh của nó. Nhưng thử hỏi, mấy ai tận hưởng được trọn vẹn nét tinh khôi, nhiệm mầu ấy? Chẳng phải giọt sương không hiện hữu hay tồn tại quá ngắn ngủi mà bởi chính chúng ta không biết dành một lượng thời gian nhất định cho cuộc chơi này. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận tất cả, bởi lẽ, trên thế gian này vẫn còn có những đôi mắt thấu hiểu, những trái tim yêu thương biết trân trọng nét tinh hoa bé nhỏ - sương.

Sương trong sáng, tinh khôi nhưng lại ngắn ngủi và vô thường:

phù du thay! phù du thay!

Bởi sự “phù du” ấy của hạt sương mà người ta hay ví sự ngắn ngủi của kiếp người, của cuộc đời như là sương trắng. Đúng như lời Phật đã dạy trong kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật:

[Tất cả các pháp hữu vi đều như mộng, như huyễn, như bọt, như bóng, như sương và như điện chớp. Hãy quán sát như thế]

Dẫu biết thế gian là vô thường nhưng người ta vẫn đi tìm cái đẹp cho riêng mình. Ước nguyện được trở thành hạt sương dù chỉ hiện hữu đến khi bình minh ló dạng dường như cũng là điều vô cùng hạnh phúc:

Hạt sương tự lên tiếng để cuộc đời đừng bỏ quên nét trinh nguyên của mình. Đó cũng là ước mơ của tác giả Minh Tâm muốn hóa thân vào hạt sương để dâng tặng mọi người món quà tinh khiết và sáng ngần như “ánh xuân” kia. Nhưng đâu chỉ có mùa xuân sương mới long lanh và huyền diệu, mà trong bốn mùa, nơi nào sương ghé đến vạn vật xung quanh đều trở nên thanh tịnh:

Nếu ở Lưu Đức Trung, hạt sương chuyển tải nét dịu dàng, trong trẻo và mát mẻ của “thu sáng ngời” thì ở Minh Trí, hạt sương mang đến cho chúng ta cái nồng nàn và ấm áp của mùa hạ:

Vậy đó! Thế giới sương rong chơi là vô cùng, vô tận và chỉ dừng chân nơi nào mình thích. Có khi sương thả mình trên chiếc lá xanh tươi “vương trên lá”, “treo trên lá” và có khi sương ngủ say bên cánh hoa lài thơm ngát:

Đôi lần tự hỏi, chẳng biết sương nhờ cánh lài mà ngát hương hay cánh lài nhờ sương mà mát mẻ? Có lẽ cả hai! “Cuộc đời sương trắng” chẳng dừng chân ở cánh lài thì vẫn là sương trắng, cánh lài không dung chứa hạt sương thì vẫn là cánh lài. Nhưng chính sự cộng sinh này tạo nên một nét đẹp mới cho cả hai cuộc đời. Thực tế, không phải lúc nào sương cũng vào thăm những nơi ngọt ngào, êm dịu, có những lúc sương tự treo mình trên chiếc gai nhọn của xương rồng một cách vô ngại, vô ưu:

Và đôi khi sương gửi mình trên tơ nhện:

Rong chơi để tìm hạnh phúc, để được “thơm mát từ đây”, để được “lấp lánh mặt trời” và ấm áp như “mỗi vầng hồng” hay để hiến dâng sự tinh khiết cho thế gian này? Có ai biết được sương có tự đặt ra cho mình mục đích cứu cánh không, hay chỉ rong chơi để mà rong chơi thôi!

Cuộc chơi nào cũng có quy luật, bước vào phải tuân thủ những quy luật ấy. Vậy nên, thi hào Nguyễn Du mới bảo “nghề chơi cũng lắm công phu”! Trong cuộc chơi của mình, sương không bỏ lỡ bất kỳ nhân duyên nào:

Dấn thân vào nhân gian, chắc chắn sẽ bắt gặp vô vàn niềm vui, nỗi buồn xen lẫn nhưng điều đó không đủ sức ngăn trở cuộc du hí của sương. Có lẽ, sương muốn thử bước vào nhân gian một lần để trải nghiệm:

Cái “ấm áp” có được “khi bình minh lên”, thực sự đâu chỉ là niềm hạnh phúc của riêng hạt sương đêm, đó còn là niềm an lạc của những người bơ vơ, lạc lõng khi được quay về từ bóng tối cuộc đời.

Nói đến nhân gian phải nói đến tình, không tình sẽ chẳng có nhân gian. Vì lẽ đó, khi dạo gót ở nhân gian, sương bắt gặp không ít cuộc tình dành tặng cho mình:

Hạt sương đã hoàn toàn nhập cuộc, không chỉ tham gia một trò chơi mà hầu hết tất cả trò chơi của thế gian. Trong đó trò chơi tình cảm chỉ là một. “Bình minh”! Đây quả thật là một kết tinh trong sáng và tuyệt vời của cuộc “tình đêm” mà sương gửi tặng cho mọi người. Đổi lại, sương được tận hưởng những gì êm dịu và nồng nàn nhất từ nhân gian. Nếu “mỗi hạt sương trắng” của Đông Tùng ẩn chứa bóng dáng “mỗi vầng hồng” ấm áp, thì ở Huyền Trí, bên trong mỗi hạt sương lại ẩn chứa hình ảnh mỗi vầng trăng thanh mát:

Nhưng dù cái được chứa đựng là gì thì tất cả đều là sự biểu hiện từ niềm an lạc vô lượng, vô biên của thế giới sương trắng. Để có được niềm hạnh phúc vô cùng tận ấy, hạt sương “thao thức” bao lần:

Niềm “thao thức” kia thực sự chưa hẳn là nỗi đau hay sự mất mát. Ở một góc nhìn nghiêng, ta sẽ thấy đó là niềm hạnh phúc. Trong cuộc tình, sự chờ mong, thao thức, nhớ nhung… đều là niềm hạnh phúc, bởi lẽ, ta còn có đối tượng để trao tặng trái tim của mình, còn có nơi chốn để hướng về.

Nhưng niềm vui đi cùng nỗi buồn, hai trạng thái tâm lý này luôn song tồn trong cuộc sống nhân sinh. Khi gặp được điều như ý, chúng ta vui sướng bao nhiêu thì lúc đối diện với điều bất như ý, chúng ta sẽ buồn khổ bấy nhiêu. Chính vì lẽ đó, “mỗi hạt sương trắng” kia lắm lúc trở thành những hạt “nước mắt của đêm”:

Dấn thân vào cuộc tình với nhân gian thì không thể tránh khỏi hệ lụy:

“Trái tim yêu ghét bao lần,

Giờ nghe nhân thế những bâng khuâng tình.

Mai này nếu có điêu linh,

Cũng xin gìn giữ nguyên bình yên tâm”

“Gìn giữ nguyên bình yên tâm” ư? Vương víu vào cuộc tình rồi làm sao còn an trú được trong bình yên, thật khó có thể gìn giữ cho thân tâm trong sáng như lần đầu tiên đặt chân đến thế gian này! Vì thế, đôi lúc sương trở thành gánh nặng của cuộc đời:

Có những cuộc chơi để lại vô lượng niềm vui nhưng có những cuộc chơi lưu lại vô biên nỗi buồn. Dù vui hay buồn, hạt sương cũng phải trở về:

“Rơi” là sự trở về - bước nhảy cuối cùng trong hành trình đến với nhân gian của hạt sương. Riêng Vũ Tam Huề, có lẽ hạt sương “bên vách lá” kia bị “tiếng đàn môi” làm cho rơi chứ chưa thực sự muốn trở về. Chẳng biết là hạt sương lưu luyến nhân gian hay cõi lòng tác giả vương vấn nhân gian nữa?

Đến với nhân gian từ vô định thì khi rời khỏi nhân gian chắc sẽ trở về vô định:

Chiếc lá vừa muốn giữ lại cho riêng mình, vừa muốn nâng đỡ cuộc đời sương trắng. Mà không chỉ có chiếc lá mới dang tay đón nhận hạt sương, ta còn bắt gặp trường hợp tương tự như vậy trong một hoàn cảnh khác:

[Lưu Đức Trung - Minh Trí - Đông Tùng]

Nếu ai đó cho rằng vạt Ca-sa đã cứu độ cuộc đời hạt sương thì không có gì sai, nhưng ở đây còn có một ý nghĩa khác hơn. “Ấm lạnh chan hòa” không chỉ là cảm xúc giữa hạt sương và vạt Ca-sa mà còn là sự hòa tan của tiểu ngã vào đại ngã.

Với sương, thế gian chỉ là “quán trọ” để dừng chân trong cuộc du hí, khoảng không vô cùng tận kia mới là nơi trở về, nơi hòa mình đích thực của sương. Khi mới đặt chân vào nhân gian, sương không nguyện ước sẽ mang đến điều gì, nên lúc giã từ nhân gian, nó cũng không mong mỏi điều gì từ cuộc đời. Vì vậy, sương trở về trong trạng thái vô niệm của lòng mình:

Làn gió đã tiễn đưa hạt sương trở về và nâng tiếng chuông chùa vang xa hơn. Hạt sương trở về cùng tiếng chuông là sự trở về trong chính niệm, trong tỉnh giác. Có thể khẳng định rằng, làn gió cùng tiếng chuông đã giúp hạt sương gội sạch những vướng mắc trong lòng về nhân gian để nhẹ nhàng trở về:

Sương đã hòa tan vào mênh mông của vũ trụ, bao la của đất trời. Rong chơi “trên cành mơ nhỏ” đầy hương, rồi trở về với thế giới thơm và mát lạnh. Quả là một cuộc vãng lai thú vị! Nhưng chưa kết thúc:

Trở về biển cả dường như là ước mơ của nước và hầu hết hóa thân của nó. Theo nhà Phật, biển là biểu trưng cho cội nguồn Đại giác, cho cảnh giới giải thoát tối cao của Phật thừa. Nhưng cảnh giới giải thoát của Phật thừa đâu chỉ duy nhất được biểu hiện bằng biển cả, vì lẽ đó nên “hạt sương trên cỏ” kia chẳng muốn và cũng chẳng phải quay về “biển đông”.

Lời thơ tạo cho người đọc một cảm giác thật bình an và tự tại “buông mình thong dong”. Đúng thế, hạt sương chỉ cần “buông mình” một cách “thong dong” theo kiểu buông của thế giới sương, đến nơi nào cần đến:

Mới hay rằng đâu chỉ có biển đông mới là nơi cứu cánh phải đến của sương. “Mặt hồ” tuy bé nhỏ hơn gấp vạn lần so với đại dương nhưng vẫn hàm chứa được vô lượng, vô biên niềm an lạc cho hạt sương. Một cuộc dạo chơi đầy hương sắc trên “cành hoa mơ”, rồi khi trở về cũng thật trọn vẹn, để lại một âm ba “ngân vang” mãi với cuộc đời. Đâu chỉ dừng lại ở đó, “ngân vang mặt hồ” không chỉ là một tiếng reo vui khi được trở về với cội nguồn mà còn là niềm an lạc, tự tại khi được hòa nhập vào Bản thể Chơn thường của vũ trụ - nơi mà hạt sương thực sự trở về.

Đây có phải là một trong những cuộc chơi hoàn thiện nhất mà ta từng gặp ở cuộc đời của những hạt sương trắng chăng?

Video liên quan

Chủ Đề