Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo là bao nhiêu

Tôi có từng nghe khách hàng chê khéo Ngân Hàng của mình rằng “tại sao bên Em cho anh vay ít vậy? ACB, MBBank hỗ trợ A tới 90 – 95% Giá trị tài sản đảm bảo lận”

Nếu như chỉ bỏ ra 5 – 10% giá trị tài sản thôi là Ngân Hàng hỗ trợ mua được một căn nhà để ở. Thì thật sự có việc đó đi nữa thì.

Sở hữu một căn để “An cư lạc nghiệp” không còn là niềm ao ước của rất rất rất nhiều người.

Vì bỏ ra một tỷ lệ quá ít vậy đã sở hữu rồi thì Tôi cũng đã có một căn nhà để ở.

Vậy hãy cùng Tôi tìm hiểu lời quảng cáo đó có thật không nhé.

Ngân Hàng quy định cho vay với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trên TSĐB

Đối với TSĐB là Giấy tờ có giá thì tỷ lệ rất cao lên đến 95% vì nó có rủi ro thấp, cơ hội thanh toán giấy tờ có giá thu hồi vốn rất nhanh.

Còn với những loại TSĐB như BĐS & Ô tô để chuyển đổi tiền mặt phải mất khá nhiều thời gian [chưa nói đến là tính bằng năm như những TS lớn] mà còn phải mất thêm chi phí để xử lý tài sản.

Do đó, tỷ lệ TSĐB đối với BĐS không vượt quá 95%, và Động Sản là 85% đối với xe mới còn xe cũ thì 70%/giá trị định giá.

Vậy quảng cáo với tỷ lệ 90 – 95%/TSĐB có đúng không?

Đáp: Họ quảng cáo hoàn toàn đúng. Không hề sai.

Nhưng tỷ lệ TSĐB đó là tỷ lệ trên GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ của NGÂN HÀNG được ra bằng VĂN BẢNG chứ không phải bằng miệng hay HĐ Mua Bán của anh/chị.

Vậy Bộ Phận Định Giá TSĐB sẽ định như thế nào?

Để định giá TSĐB thì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

  1. Diện tích TSĐB
  2. Vuông vức không
  3. Bề rộng tiếp giáp với đường bao nhiêu mét
  4. Dài bao nhiêu mét
  5. Khu vực nào
  6. Quận nào
  7. TP nào
  8. An ninh không
  9. Tiện ích gần đó ok không
  10. Trường học
  11. Ngập lụt
  12. Giao thông

Và theo kinh nghiệm của chúng tôi họ sẽ lấy giá không vượt quá 90 – 95% giá trị thị trường.

Để kiểm tra giá trị thị trường TSĐB rất đơn giản

Bước 1: Lên Google search “bán nhà gần khu vực anh/chị mua”

Bước 2: Tìm 3 thông tin của 3 website khác nhau.

Bước 3: Tính giá trị mỗi mét vuông rồi nhân cho diện tích nhà mà anh/chị mua.

Lưu ý: diện tích xây dựng mỗi mét vuông cho 5 trđ/m sàn xây dựng nha. Khi tính giá đất nhớ trừ [-] diện tích xây dựng.

Vậy khi mua nhà thì Ngân Hàng sẽ cho vay bao nhiêu phần trăm so với giá trị thực tế

Tỷ lệ thực tế so với giá thị trường = Giá thị trường TSĐB * 90% [giá được định giá của Ngân Hàng] * 70 – 80% [tỷ lệ tài sản đảm bảo] ~ 60 – 70% giá thị thị trường.

Riêng TSĐB cực đẹp mới có tỷ lệ ~ 85% giá thị trường như Mặt Tiền nè.

Có những Bank rao 95% giá trị định giá nhưng Bộ phận định giá tài sản đảm bảo ra giá rất thấp [vì nó có độ tin cậy cao] nên tỷ lệ sẽ cao thôi.

Ví dụ như: ACB, MBBank định giá tài sản rất thấp.

Vậy để sở hữu một căn nhà thì anh chị phải cần

Chuẩn bị ít nhất 35 – 40% giá thị trường mà căn muốn mua. Vì khi mua phát sinh rất nhiều thứ khác.

  1. Phí sang tên.
  2. Thuế.
  3. Phí Ngân Hàng [nếu có]
  4. Phí phát sinh ngoài dự kiến.

Nếu mua căn 1 tỷ thì chuẩn bị ít nhất 350 – 400 tr thì hãy mơ một căn nhà nha.

Nếu như anh/chị tận dụng công thức trên thì có thể suy ngược lại để mua nhà giá hợp lý nha.

Ngân Hàng nào cho vay thế chấp có tỷ lệ tài sản đảm bảo cao nhất

Để trả lời câu hỏi này thì tôi sẽ chia 2 phân khúc.

Ngân Hàng có Vốn Nhà Nước

Tự định giá tại phòng thích định nhiêu định [đừng quá lố bịch là được] nghiệp vụ có thể xử lý đẹp & gọn.

Tuy nhiên, để vay được cần có phí lót tay kha khá.

Điển hình như Agribank & BIDV. Dân tín dụng đi tù cũng là do nâng giá trị tài sản đảm bảo quá đà.

Xem chi tiết: Vay thế chấp Agribank

Ngân Hàng TMCP

Đối với Ngân Hàng TMCP thì khác, họ phải qua bộ phận định giá riêng biệt độc lập.

Tôi đánh giá rất cao:

Đây là 3 Ngân Hàng mà Tôi làm rất nhiều hồ sơ với tỷ lệ cao.

Nếu khách hàng cần vay thế chấp mua nhà với tỷ lệ cao hơn hãy liên hệ với chúng tôi nha.

VIB hiện đang cho vay chấp nhận định giá ngoài nên nâng giá nhà được dễ dàng.

Xem chi tiết: Vay thế Chấp Ngân Hàng VIB

Và xin chúc quý khách sở hữu được căn nhà đáng mơ ước của mình.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nha.

Xin cám ơn, Xin chào & hẹn gặp lại!!!

Nội dung được biên soạn bởi Vayngay.ORG

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 8 về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay.

Cụ thể, Ngân hàng VDB thực hiện tính tỷ lệ tối đa dư nợ trên tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ [USD] và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với USD, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau: LDR = L/D x 100%

Trong đó: LDR là tỷ lệ dư nợ tối đa trên tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay; L là tổng dư nợ cho vay; D là tổng nguồn vốn sử dụng cho vay.

Tổng dư nợ cho vay bao gồm: Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu; dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư; dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư; dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ các khoản cho vay khác [không bao gồm dư nợ nhận ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước không chịu rủi ro và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nhận tái bảo lãnh]; dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.

Tổng vốn huy động bao gồm: Tiền gửi của tổ chức trong nước, nước ngoài; tiền vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiền vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay ngân sách Nhà nước, vay của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài; tiền huy động từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác.

Vốn chủ sở hữu được sử dụng để cho vay là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng VDB theo quy định về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng VDB, trừ các khoản sau đây:

a] Giá trị còn lại của tài sản cố định [được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao] và chi phí xây dựng cơ bản dở đang theo mức thực tế;

b] Số vốn điều lệ thực tế đã sử dụng để góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam;

c] Quỹ dự phòng tài chính.

Ngân hàng VDB phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn được sử dụng để cho vay là 95%.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.


Hiện nay, để được vay tiền các ngân hàng hoặc công ty tài chính bạn cần có tài sản đảm bảo. Vậy tài sản đảm bảo là gì, những tài sản nào được dùng để đảm bảo? Tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất.

Hiện nay, nhu cầu vay thế chấp để đầu tư và kinh doanh ngày càng nhiều và trở thành một "thị trường" tiềm năng để các tổ chức tín dụng triển khai nhiều sản phẩm vay vốn lúc này, tài sản đảm bảo ra đời nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho các tổ chức tín dụng đồng thời kích thích hoạt động cho vay. Vậy theo quy định của pháp luật, tài sản đảm bảo là gì? Có những lưu ý gì khi sử dụng tài sản đảm bảo để đi vay?

Tài sản đảm bảo là gì?

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, được tồn tại dưới 3 hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản:

  • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.
  • Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
  • Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.

Bán đấu giá là một trong những phương thức xử lý tài sản đảm bảo

Lưu ý khi thế chấp tài sản đảm bảo để vay vốn

Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro nghề nghiệp, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Với những mục đích vay vốn khác nhau như cho vay mua xe, vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh... Cho vay khi có tài sản bảo đảm kèm theo luôn là một trong những phương thức an toàn cho hoạt động ngân hàng và cho chính những những cán bộ tín dụng, người quản lý tại ngân hàng. Khi thực hiện thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm cần lưu ý:

  • Thứ nhất: Tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản, kiểm tra, bổ sung những tài sản bảo đảm bị thiếu giấy tờ như: Chứng nhận bảo hiểm, tài sản bị hết hạn đăng ký, những tài sản chưa đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ…
  • Thứ hai: Thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm quyền được ưu tiên xử lý tài sản trước các chủ thể khác nếu như tài sản bảo đảm dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ trong đó có nghĩa vụ đối với ngân hàng. Điều này rất có lợi cho ngân hàng khi xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vì tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết tranh chấp việc ưu tiên đầu tiên là những thỏa thuận tại hợp đồng.
  • Thứ ba: Thuê đơn vị thẩm định giá độc lập [nên thuê các đơn vị có trong danh sách thẩm định giá của bộ tài chính] để thẩm định xác định giá trị tài sản bảo đảm.
  • Thứ tư: Thỏa thuận với khách hàng về việc xử lý tài sản bảo đảm tại tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng [giai đoạn trước khi tòa án đưa vụ án ra xét xử].

Trên đây là thông tin chi tiết về tài sản đảm bảo hy vọng sẽ mang tới cho khách hàng những kiến thức bổ ích khi có nhu cầu vay thế chấp để giải quyết các khó khăn về tài chính. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ TheBank để được các chuyên viên tư vấn chi tiết nhất.

Đăng ký ngay

Video liên quan

Chủ Đề