Tuế thứ 2022 là gì

Lễ Tục Xứ Đồng Hương

Nguyễn Man Nhiên & Võ Triều Dương

  • Lễ tục xứ Đồng Hương [kỳ 1]

  • [kỳ 2]

    Viết một tờ chúc sớ phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định do cổ nhân đặt ra với mấy điểm chính sau đây:

    - Duy bất ly niên: Chữ đầu tiên của tờ chúc sớ là chữ Duy [kính nay] đứng riêng một hàng.

    Chữ duy luôn luôn phải đứng kề một bên với chữ niên [năm]. Bởi vậy chữ duy đọc trước nhưng phải viết sau, để coi chữ niên đứng ở đâu thì chữ duy đứng kề ở đó.

    - Phần đầu của tờ sớ cúng bà Thiên Y [tức lễ Xuân thủ] và tờ sớ cúng Kỳ an đều giống nhau, chỉ khác một điểm là ở mục liệt kê danh vị chư thần, tờ sớ cúng Kỳ an có hai vị: Thượng cổ Thần Nông Viêm Đế và Trung cổ Hậu Tắc Tôn Thần, còn sớ cúng Xuân Thủ thì không. Hai danh vị này được viết thành hai hàng rộng [hàng viết xuống], thế nhưng phải viết trồi lên cao hơn tất cả các hàng sau, có ý là vị cao nhất được kính cẩn, giống như tờ sớ tâu lên vua gặp các từ: Hoàng Thượng, Thiên Tử, Long ân, Thánh dụ v.v... thì phải viết sang hàng khác và cao hơn những hàng trước và sau đó.

    - Sóc và việt: Chữ sóc nghĩa là ngày đầy tháng [tức mùng một], chữ việt nghĩa là vượt qua những ngày trong thượng tuần [tức từ mùng 1 đến mùng 10]. Trong sách lễ xưa, các cụ luôn luôn dặn dò ở phần đầu: Hữu sơ vô sóc Việt, vô sơ hữu sóc Việt, nghĩa là: Lễ cúng tế có từ ngày sơ nhất [1] đến sơ thập [10] thì không dùng sóc Việt. Lễ cúng tế có từ ngày 11 đến ngày 30 thì dùng Sóc Việt.

    Ví dụ làng Tân Lâm có lễ cúng đình ngày mùng 10 tháng 3 tức là trong khoảng thời gian thượng tuần từ sơ nhất cho đến sơ thập, mà mùng 10 là ngày sơ thập thì không dùng chữ sóc và việt. Ngày mùng 10, ví dụ nhằm ngày canh thân, tháng ba là tháng bính thìn thì trong phần đầu tờ sớ viết là:

    Việt Nam quốc, tuế thứ mậu tý niên tam nguyệt kiến bình thìn, sơ thập nhật canh thân lương thần.

    Nghĩa là:

    Nước Việt Nam, năm Mậu Tý gặp tháng Bính Thìn [tháng 3], ngày Canh Thân mùng 10, giờ tốt.

    Lễ cúng đình ở làng Đồng Thân diễn ra vào ngày 19 tháng 3 lúc nửa đêm giờ tý thì tờ sớ phải dùng hai chữ sóc và việt. Mà ngày đầu tháng ba tức ngày sóc [ngày mùng một] là quí dậu, còn ngày 18 thuộc canh dần [mỗi tháng có ngày sóc khác nhau, nếu tháng 3 ngày sóc [mùng 1] là Quí Dậu, nhưng tháng 5 ngày sóc [mùng 1] là Ất Hợi v.v...] thì phần đầu tờ sớ viết:

    Việt Nam quốc, tuế thứ Mậu Tý niên tam nguyệt kiến Bính Thìn, Quí Dậu sóc, việt thập bát nhật Canh Dần lương thần.

    Nghĩa là:

    Nước Việt Nam, năm Mậu Tý, tháng 3 gặp can chi Bính Thìn ngày sóc [mùng 1] là Quí Dậu, vượt [việt] đến ngày 18 là Canh Dần gặp giờ tốt.

    - Đài thần: Danh hiệu các vị thần sau được viết cùng một hàng dọc chạy dài xuống, thế nhưng khoảng cách giữa hai vị thần phải viết cách ra, khoảng từ 6 đến 8 phân, tức là đài thần [tỏ lòng kính trọng thần].

    Dưới đây là nội dung tờ chúc sớ trong lễ cúng Xuân thủ làng Đồng Thân thuộc xứ Đồng Hương:

    Việt Nam quốc, tuế thứ Mậu Tý niên tam nguyệt kiến bính thìn, Quí Dậu sóc, việt thập bác nhật Canh Dần lương thần.

    Khánh hòa tỉnh, Ninh Hòa huyện, Ninh Thượng xã, Đồng Thân thôn chánh tế lão nhiêu Nguyễn Văn A, bồi tế lão nhiêu Nguyễn Văn B, Đông hiến lão hạng Lê Văn C, tây hiến lão hạng Trần X... Tịnh bản thôn viên chức lão hào lý dịch, binh dân gia cư ký ngụ, nam phụ lão ấu đại tiểu đẳng.

    Cẩn dĩ Khất Sanh [hoặc thủ sanh, hoặc hàm hâm...] tự thạnh Kim ngân thanh chước thứ phẩm chi nghi.

    Cảm chiêu cáo vu:

    - Thiên Y A Na Diễn Ngọc phi hồng nhân phổ tế linh cảm ứng thượng đẳng thần.

    - Hoàng thiên hậu thổ Vạn Phước phu nhân tôn thần.

    - Châu Báu nhị vị thái tử chi thần.

    - Cô Hồng cô Trân công chúa nương nương

    - Thái giám bạch mã lợi vương chi thần.

    - Bản cảnh thành hoàng xã lệnh quảng hậu lợi vật chi thần.

    - Kim tinh Mộc tinh Thủy tinh Hỏa tinh Thổ tinh chư thần.

    - Kim niên hành khiển hành ôn chi thần.

    - Hà bá thủy quan thần nữ nương nương.

    - Sơn lâm chúa tướng lý nhĩ chi thần.

    - Thổ địa phước đức chánh thần.

    - Tư hỏa táo quân chi thần.

    - Tiền hiền khai khẩn hậu hiền khai khẩn chi thần.

    - Tả ban liệt vị chi thần.

    - Hữu ban liệt vị chi thần.

    Kỵ:

    Tiên sư thổ công thổ trạch thần kỳ cập bộ hạ chư thần, chúa ngung Man Nương Nguyễn Lương, cập chư chiến sĩ trận vong, mục đồng mục tượng chúa lồi chúa lạc, âm hồn cô hồn hữu danh vô vị, hữu vị vô danh đồng tư phối hưởng.

    Viết cung duy:

    Tôn thần: Sơn hoàn thủy nhiễu dục tú chung linh. Thượng cung chi liệt thánh giám lâm bất thiên bất ỷ, trụng giới chi chư thần bảo hộ vô xú vô thanh. Trường hải hinh Kim lực sĩ chi hoàn hoàn, oai dũng mi tàm hạ phụng thánh quân chi lẫm lẫm. Trung trinh nhất đái lãng thượng, vạn lý giang hà qui đại hải. Thiên chi vịnh mậu, bá bàn hoa thảo hướng tiền trình. Nguyệt hạ vãng lại cẩm tú y thường sở sở. Hoa tiền diễn thúy, kỳ nam khí vị hinh hình. Cổ thụ thâm nghiêm hạt lệ triều ca thiên cổ sự. Trường qua miên điệt lóng ngâm ngâm hổ hống nhất bàn thanh.

    Hựu toàn thôn địa thế khang minh, tự động tự tây tự nam tự bắc. Bảo lịch thế nhân dân an lạc, đắc lộc đắc vị đắc thọ đắc danh. Tự nhân khai sơn lệ tế, giám cách tâm thành gia huệ chi kỳ, dân giai ngưỡng tư Đồng Thân chi trúc. Vũ sai phu vinh, ngưỡng lại thánh thần chi gia huệ giả.

    Phục duy cẩn cáo.

    Dịch nghĩa:

    Kính nay

    [Phần đầu giới thiệu địa phương làng xã, ngày tháng, kê tiếp liệt kê ban dự tế... và toàn dân làng...].

    Kính cẩn dâng lên:

    [nếu cúng heo thì nói là khiết sanh, cúng đầu heo thì đọc là thủ sanh, một khổ thịt gọi là phiến sanh, vịt gà thì đọc là hàm hâm giả sử, cúng chay gọi là trai băn] cùng chè xôi vàng bạc rượu trúc.

    Thành tâm xin kính cáo lên:

    [Danh sách chư thần... cuối cùng là hai mẹ con bà Man Nương Nguyễn Lương và liệt đẳng cô hồn...].

    Vậy kính cẩn ca tụng rằng:

    Tôn thần: Núi bao quanh nước uốn lượn, cảnh tiên bồng tú khí, anh linh. Trên cung cao các thánh đến ngưỡng soi, cảnh trung giới có chư thần bảo vệ. Hùng dũng như một vị đại lực sĩ, đẹp xinh rạng rỡ như một vị thánh quân. Trung bình như một giải sóng xanh, vạn dặm sông to cũng qui về biển lớn. Ngàn cành xanh mướt, quanh cô tất cả cũng chầu về. Dưới trăng qua lại gấm thêu rực rỡ xiêm y, trước hoa đẹp đẽ kỳ nam ngất ngát mùi thơm. Chốn cũ trang nghiêm hạc gáy tiều ca về chuyện cổ, ruộng vườn dưa đùa giỡn, rồng gầm cọp rống vẳng đâu đây.

    Vậy kính xin đức Bà phò trợ cho dân làng được khang ninh, khắp cả bốn mặt đông tây nam bắc. Bảo hộ từ đời này sang đời khác dân làng mãi an lạc, được phước lộc, địa vị, vinh hoa. Hôm nay giữ y theo lệ cúng tế cũ, sự cúng tế thành tâm này xin đức bà chứng giám, nhận cho, hộ trì cho dân làng Đồng Thân được may mắn, rưới nhuận mưa móc đầy đủ, đó là ân huệ ban cho của thánh thần.

    Rập đầu kính cáo.

    3. Cúng kỳ an:

    Đây là lễ chính, nghi thức hô xướng của vị tướng lễ cũng giống như nghi thức cúng Xuân thủ, chỉ thêm động tác khởi mộc đạt tức đánh mõ trước khi xướng khởi chinh cổ. Vị đánh mõ phải là lý trưởng, nếu lý trưởng vắng mặt thì ban lý hương cử vị cửu lý trưởng đại hào mục thay thế.

    Phần đầu tờ chúc sớ kê khai danh hiệu chư thần:

    - Thượng cổ Thần Nông Viêm đế và Trung cổ Hậu tắc tôn thần

    - Bà Thiên Y A Na

    - Tiền Trấn biên dinh, phó đốc tướng phò quận công Lương quí phủ bảo quốc hộ dân thượng đẳng thần[Nghĩa là: Trấn thủ dinh Trấn Biên [Phú Yên] chức phó đốc tướng tước phò quận công, phủ thự của ông họ Lương [tức Lương Văn Chánh] là vị thần thượng đẳng bảo quốc hộ dân].

    Các vị thần kế tiếp cũng kê khai giống y theo tờ chúc sớ cúng Xuân thủ. Khi khởi đọc danh hiệu chư thần thì chiêng trống và đờn kèn im tiếng, chỉ có trống cơm điểm cầm nhịp. Sau khi đọc dứt danh hiệu thần, chiêng trống khởi đánh lại và bài chúc văn cúng tế kỳ an như sau:

    Viết cung duy:

    Tôn thần: diệu giả thần đại giả hóa, hữu cảm tư thông, thị phất kiến thính phất vặn duy thành sở ngụ. Tự nhân tiết chi [mạnh hoặc trọng hoặc quí xuân]. Kim nhật cung trần lễ số, giám thử dương tại thương mạc trắc cơ quan. Nguyễn Kỳ trục trạc khuyết linh, đồng tư bảo hộ tỷ quốc lộ diên trường, sơn hà cũng cố thế trang nam thiên, khí thanh bắc lỗ hy hy, vũ thuận phong điều thế thế dân khang vật phụ.

    Tước giả long trì tảo bộ, quang lội vị vi tham thai, sĩ giả nhạn đáp tiên đăng, lưu phương danh vu vạn cổ. Nông giả phong đăng hòa cốc, tuyệt vô trùng thử chi ưa. Công gia chi nghệ tinh thông, xảo đoạt điêu hoa chi thú. Thương giả tài lợi hóa nguyện, kim ngân chung niên phát thịnh. Hộ thôn trung lão ấu an cư, bảo thôn nội dung đẵng lạc độ. Bát nguyên diễn khánh vạn sự tăng long, ngưỡng lại tôn thần chi gia huệ giả.

    Phục duy cẩn cáo.

    Tạm dịch:

    Tôn thần là đáng diệu màu biến hóa, thấu suốt hết mọi việc. Thị hiện đó mà mặt phàm không thấy, tai lắng tưởng mà kẻ tục không nghe, chủ dụng cái thành tâm mà gởi tới. Nhân nay gặp tiết trọng xuân [tháng giêng là mạnh xuân, tháng 2 là trọng xuân, tháng 3 là quí xuân]. Ngày này kính trình lễ vật, cầu xin thần linh hiển hách hiện tiền chứng giám nhận cho. Nguyện xin oai linh cao cả phò hộ đất nước được trường tồn, núi sông vững chắc, xán lạn trời nam. Khí lành trong suốt ngời ngời, mưa thuận gió hòa, dân vật đời đời thanh mậu.

    Quan tước bề rộng mau đến, lộc vị được ngôi cao; Kẻ sĩ đậu được khia thi để danh thơm nơi hậu thế; Thủ công nghề nghiệp tinh thông, đạt được hoa tay tinh xảo; Nghề buôn tài lợi phát nhiều, quanh năm tiền tài dư giả. Hộ cả làng già trẻ an cư, giữ thôn xóm vui vầy nhàn lạch. Tám tiết ấm áp, vạn sự càng may, cầu chư thần ban cho ơn phước.

    Rập đầu kính cáo.

    Nghi thức phần sau cũng y như tế lễ Xuân thủ.

    4. Cúng tiền hiền:

    Các làng xứ Đồng Hương đều có lễ cúng tiền hiền, chỉ riêng làng Tân Tứ bỏ lệ cúng này.

    Lễ vật sắp lên y đám giỗ, có cơm cá, 3 dĩa thịt phay, 3 dĩa lòng heo gà vịt, đồ xào, xôi, 3 cái bánh tráng, nếu làng giàu thì cúng đầu heo. Nghi trượng có cờ xí, chiêng trống, ban ngũ âm. Nghi thức hô xướng cũng y theo tế tam hiến cúng lễ kỳ an.

    Phần xưng danh hiệu thần và bài chúc sơ như sau:

    Cảm chiêu cáo vu:

    Tiền hiền khai khẩn liệt vị phủ quân

    Hậu hiền khai khẩn liệt vị phủ quân

    Kim niên hành khiển hành binh chi thần

    Thổ địa phước đức chánh thần

    Tư hỏa táo quân chi thần

    Sơn lâm chúa tướng lý nhĩ chi thần

    Tả ban liệt vị chi thần

    Hữu ban liệt vị chi thần.

    Kỵ:

    Tiên sư thổ công trụ trạch, chiến sĩ trận vong, mục đồng mục tượng Man nương Nguyễn Lương, âm hồn cô hồn hữu danh vô vị hữu vị vô danh đồng lai phối hưởng.

    Viết cung duy:

    Tiền hiền công cao phúc đảo, đức đại tải trừ. Xử thế dĩ nông vi bản, sử dản, bảo noản tự kỳ. Lập ấp phân thương tùy cao hạ an cư chi thế. Khai điền khẩn thổ định giới cương phò trợ chi nghi. Tư tắc thiết chí trọng xuân lễ kỳ trần nghi. Nguyện kỳ cách hỷ vu dĩ diện chi.

    Phục duy cẩn cáo.

    Tạm dịch phần viết cung duy:

    Các bậc tiền hiền đời trước công đức cao dày, để lại đời sau dạy nghề nông làm gốc, khuyên dân biết lo chuyện ấm no. Phân định lập thôn ấp tùy theo chỗ cao chỗ thấp để thôn dân được an cư. Khai khẩn ruộng đất định giới cương giúp đỡ hộ trì mọi người.

    Đến nay đang tháng mạnh xuân, làng xóm nhân kính thiết bày cúng tế lễ vật, nguyện xin chứng giám cho lòng thành kính này.

    Rập đầu kính cáo.

    5. Cúng tiễn cô hồn [tống cô hồn khách]:

    Lễ này diễn ra sau nghi lễ cúng tiền hiền. Điều bắt buộc là lễ này phải kết thúc trước khi trời hừng sáng để cô hồn kịp ăn rồi đi.

    Nghi lễ diễn ra như sau:

    Tất cả các vị thần được mời vào bàn hội đồng thuộc hạng hạ đẳng thần. Bất cứ lễ cúng nào cũng có mời hai mẹ con bà Man Nương Nguyễn Thị Thúc và Nguyễn Lương [người Đê], nhưng chỉ được ngồi chung vào đám cô hồn các bác. Bàn hội đồng cúng gà, vịt, xôi, bánh ngọt; chiếu liệt cúng dâng lễ vật thập cẩm có bánh tráng nướng, gạo muối, thuốc hút, trầu cau, một cái thau đựng nước, nhiều cái gáo dừa có cán hay cái ca, vàng mã thật nhiều để bố thí cho cô hồn. Sau khi cúng xong vãi gạo muối.

    Nghi thức tế lễ và nghi trượng cờ xí chiêng trống cũng y theo các lễ kia, cũng tam hiến tam tước, duy tờ văn sớ có khác. Phần đầu văn sớ đều giống nhau, ở đây chỉ ghi lại phần danh hiệu chư thần trở xuống. Khi đọc đến danh hiệu chư thần thì chiêng trống ngưng ngang, hiệu thần đọc xong chiêng trống tiếp tục đánh.

    Cảm chiêu cáo vu:

    Kim niên hành khiển hành binh hành ôn chi thần

    Ngũ phương chúa ôn đại tướng chi thần.

    Hòa ôn chúa tướng khương phụ tiên sinh chi thần

    Đông phương thanh ôn giáp ất mộc Trương nguyên Bá chi thần.

    Tây phương bạch ôn canh tân Kim Triệu công minh chi thần

    Bắc phương hắc ôn nhâm quí thủy sử vạn nghiệp chi thần.

    Trung ương hoàng ôn mậu kỷ thổ lý sử sĩ chi thần

    Ngũ phương đạo lộ thổ ôn thổ phủ thổ chủ thần quan chi thần

    Năng ngự hỏa tai năng hản hỏa hoạn chi thần.

    Thiên tai địa hoạn thủy âm dương chi thần.

    Bát phương suy bại chán họa chúa khí tứ quí thần quang chi thần

    Nhập nhị thời thần v.v...

    Bản sư thiên thiên lực sĩ vạn vạn tinh binh v.v... Man Nương Nguyễn Lương các đẳng nhang dàng đường tư phối hưởng.

    Viết cung duy:

    Thần minh hữu nghinh hữu tống, chí hiển chí vi ngưỡng. Công đức nguy nguy khả hưởng, phủ ân thùy mặc mặc nhi quy. Tức nghi tức hiển, âm phù mặc hựu chi công, năng u năng minh, dương hộ bản hương chi đức. Dân khang vật phụ lão ấu an chi; tư tắc tiết trường lễ tống, cụ biền lễ nghi. Nguyện kỳ cảm cách, kính ngưỡng giám tri, hộ thon trung lão ấu an khang, bảo xã nội tráng dân nhàn lạc.

    Phục duy thượng hưởng.

    Tạm dịch phần viết cung duy:

    Thần minh có mời có đưa, hiển hách diệu kỳ. Công đức ấy vút cao vời vợi, ban ân lành không dễ nào lường. Sự vi diệu màu nhiệm ấy thường hộ trì xóm làng dân chúng bình an mọi vật còn đủ, già trẻ khỏe mạnh. Hôm nay xin thiết lễ vật ra để mời ăn uống gọi là lễ tiễn đưa. Nguyện xin các ngài chứng minh lòng thành này mà nhận cho.

    Thọ thực xong rồi xin các ngài nhớ phò hộ cho dân làng chúng tôi được an lạc.

    Rập đầu kính cáo.

    Buổi lễ tiễn đưa cô hồn chấm dứt và gạo muối được vãi ra. Theo các cụ nói gạo muối này không phải để bố thí cho ma Việt, mà chỉ để dành riêng cho ma Đê, ma Mọi.

    [xem tiếp kỳ 3]

    Bài viết chung

    >> Trò chơi dân gian xã Ninh Phụng [kỳ cuối] - Võ Triều Dương & N M Nhiên

    >> Trò chơi dân gian xã Ninh Phụng [kỳ 3] - Võ Triều Dương & N M Nhiên

    >> Trò chơi dân gian xã Ninh Phụng [kỳ 2] - Võ Triều Dương & N M Nhiên

    >> Trò chơi dân gian xã Ninh Phụng [kỳ 1] - Võ Triều Dương & N M Nhiên

    >> Chất khôi hài trong vè học chữ Pháp

    >> Văn hóa ẩm thực của người dân Ninh Phụng [kỳ 2]- Võ Triều Dương & N M Nhiên

    >> Văn hóa ẩm thực của người dân Ninh Phụng [kỳ 1]- Võ Triều Dương & N M Nhiên

    >> Rượu nếp Bách Nhật - Đặc sản Ninh Hòa - Võ Triều Dương

    >> Hương sắc xuân xưa Ninh Hòa

    >> Non nước xứ Đồng Hương [kỳ 1]

    >> Non nước xứ Đồng Hương [kỳ 2]

    >> Non nước xứ Đồng Hương [kỳ 3]

    >> Chuyện Thầy Đồ Ninh Hòa

    >> Múa Lục Cúng Hoa Đăng Ninh Hòa - N M Nhiên & Võ Triều Dương

    Nguyễn Man Nhiên

    >> Ngày xuân tản mạn về bonsai và cây kiểng

    >> Văn miếu Diên Khánh

    >> Rồng Việt

    >> Thú chơi tranh Tết dân gian

    >> Lỗ Lường - lễ tục độc đáo ở hòn Đỏ - Ninh Hòa

    >> Tên làng xã Khánh Hòa hồi đầu thế kỷ 19 qua sưu tập địa bạ triều Nguyễn

    >> Nha Trang xuống Chụt bao xa...

    >> Nem Ninh Hòa [kỳ 2]

    >> Nem Ninh Hòa [kỳ 1]

    >>Ăn giỗ đi trước

    >> Mỹ nghệ vỏ hải sản ở Nha Trang

    >> Ngày xuân nhớ lại một số tục cổ, nếp xưa

    >> Thiền sư Tế Hiển, chùa Thiên Bửu Thượng

    >> Các đời quan trấn thủ ở Khánh Hòa xưa

    >> Món ngon trên đời

    >> Về địa danh Vịnh Vân Phong

    >> Múa Lục Cúng Hoa Đăng Ninh Hòa

    >> Chiều chiều mây phủ Đá Bia

    >> Nếp xưa, Tết Việt

    >> Ngày xuân đọc lại "Xứ Trầm Hương" ...

    >> Địa danh gốc Chăm ở Khánh Hòa

    >> Đi tìm di tích Dinh xưa

    >> Phụ lục: Những câu hò giã gạo Ninh Hòa [kỳ 2]

    >> Phụ lục: Những câu hò giã gạo Ninh Hoà [kỳ 1]

    >> Hò Giã gạo - Dân ca Ninh Hoà

    Chủ Đề