Từ năm trung quốc đã có quyết sách quan trọng

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao tuyên thệ trong lễ míttinh ở Bắc Kinh ngày 28/6, trước thềm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. [Nguồn: AP]

Ngày 1/7/2021 đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc [01/7/1921-01/7/2021]. Đây không chỉ là sự kiện trọng đại đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là dấu mốc quan trọng đối với toàn thể nhân dân Trung Quốc cũng như sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Trong 100 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngừng phát triển lớn mạnh, từ lúc chỉ có khoảng 60 đảng viên khi mới thành lập đã lên tới gần 95 triệu đảng viên.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước, với dấu mốc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, xây dựng Trung Quốc từ một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến bị bần cùng hóa hồi đầu thế kỷ 20 thành nền kinh tế lớn thế hai thế giới với ảnh hưởng ngày càng tăng trên trường quốc tế.

Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng tìm tòi con đường hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp tình hình Trung Quốc, lần lượt đưa ra các mục tiêu phấn đấu "Bốn hiện đại hóa," "Lộ trình ba bước" và "Hai 100 năm" [100 năm thành lập Đảng vào năm 2021, 100 năm thành lập nước vào năm 2049], xác định mục tiêu tầm nhìn đến năm 2035 cơ bản thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, đến giữa thế kỷ 21 hoàn thành mục tiêu xây dựng cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong 100 năm qua, đặc biệt sau 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ, giáo dục, văn hóa, thể thao...

Từ một nước gặp rất nhiều khó khăn vào năm 1949, đến nay, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao; Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] tăng trưởng 189 lần; tổng lượng thương mại đứng đầu thế giới; là đối tác thương mại lớn nhất của 130 nền kinh tế; đóng góp khoảng 30% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu; GDP bình quân đầu người tăng hơn 70 lần.

Cùng với đó, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu nổi bật về khoa học công nghệ: đưa người lên vũ trụ xây dựng trạm không gian Thiên Cung; tàu thăm dò vũ trụ đáp thành công lên bề mặt Sao Hỏa; đưa vào sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu phủ sóng toàn cầu, công nghệ đường sắt cao tốc dẫn đầu thế giới với tổng chiều dài đạt 37.900km…

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang có xu hướng gia tăng, việc thiết lập cơ chế thương mại đa phương gặp nhiều khó khăn, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gặp những trở ngại nhất định, Trung Quốc chủ trương tiếp tục mở cửa nền kinh tế, nỗ lực tham gia quản trị kinh tế toàn cầu thông qua các cơ chế đa phương cũng như sáng kiến khu vực và quốc tế, tích cực thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc hiện là một trong những đầu tàu của nền kinh tế thế giới, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang tác động nặng nề tới các nền kinh tế và làm đứt gãy chuỗi cung ứng, Trung Quốc đã nhanh chóng kiểm soát tốt dịch bệnh, trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đạt tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020; thực hiện thắng lợi cuộc chiến xóa đói giảm nghèo toàn diện; hoàn thành đúng hạn mục tiêu “100 năm” lần thứ nhất, xây dựng toàn diện xã hội khá giả.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. [Ảnh: THX/TTXVN]

Bên cạnh những thành quả vượt bậc về kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ, nỗ lực chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính trị được Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành nhiều năm qua đã đem lại những kết quả rõ rệt, góp phần làm gia tăng uy tín của đảng và củng cố niềm tin của nhân dân.

Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập khi đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XX, dự kiến diễn ra vào năm 2022.

[Trung Quốc công bố Sách Trắng về hệ thống đảng chính trị mới]

Trong bối cảnh cục diện thế giới đang diễn biến khó lường, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, đặc biệt là đại dịch COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng nặng nề trên toàn cầu, Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như sự phát triển không đồng đều, thiếu bền vững, tình trạng bất bình đẳng và khoảng cách giàu-nghèo gia tăng, ô nhiễm môi trường...

Điều đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, hoạch định đường hướng cũng như lộ trình cụ thể để vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành những mục tiêu đặt ra, đặc biệt là mục tiêu “100 năm thứ hai” vào năm 2049.

Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam có lịch sử giao lưu hữu nghị gần 100 năm qua. Hai bên đã ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc thực dân xâm lược, cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, hai bên tiếp tục duy trì trao đổi chiến lược cấp cao, cùng bảo vệ sự phát triển thịnh vượng của sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, phát huy vai trò định hướng cho việc phát triển quan hệ Việt-Trung hiện nay và tương lai.

Trong thời gian qua, mặc dù có những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, nhưng với quyết tâm, thiện chí và nỗ lực chung của cả hai bên, hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã chủ động, sáng tạo, có nhiều cách làm linh hoạt, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh, quan hệ chính trị duy trì đà phát triển tốt đẹp, hợp tác kinh tế, thương mại tăng trưởng ấn tượng, hợp tác phòng chống dịch bệnh được triển khai hiệu quả.

Năm 2021 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi Đảng, mỗi nước; là năm khởi đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, là năm kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc và là năm Trung Quốc bắt đầu thực hiện Quy hoạch 5 năm lần thứ 14, hai bên khẳng định quyết tâm cùng nhau hợp tác, kiểm soát những bất đồng, thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung tiếp tục giành được những thành quả mới to lớn hơn nữa trong thời gian tới./.

Lương Tuấn [TTXVN/Vietnam+]

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tranh cổ động về công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc

Người dân Trung Quốc rất tự hào về những thành tựu kinh tế nước này đạt được sau 40 năm cải cách kinh tế, nhưng cũng phải gánh chịu hậu quả về môi trường bị hủy hoại và cơ cấu văn hóa bị phá vỡ, theo các khách mời của Bàn tròn Thứ năm hôm 20/12 của BBC Tiếng Việt.

Nhà báo Tô Bình của BBC Tiếng Trung nhấn mạnh vào tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường và xã hội Trung Quốc như một bài học lớn.

Trong khi đó, nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng từ miền Nam Việt Nam nhận xét Việt Nam dường như đang học cái hay nhưng cũng học cả cái dở của Trung Quốc.

Trung Quốc 'sẽ không tìm cách thống trị'

Cải cách TQ: từ đói nghèo lên 12 nghìn tỷ đô

Mỹ ra cú đánh 'tin tặc TQ' và đòi vào Tây Tạng

Chụp lại hình ảnh,

Nhà báo Tô Bình của BBC Tiếng Trung

"Bắt đầu từ tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định bắt đầu những thay đổi về chính sách mang tính chiến lược, khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại quyền lực," nhà báo Tô Bình bình luận trong chương trình hội luận trên Facebook Live của BBC Tiếng Việt.

"Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã có sự bùng nổ về tăng trưởng kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Mức sống của người dân được cải thiện. Người dân Trung Quốc tất nhiên rất tự hào về những thành tựu này nhưng chúng ta phải đặt chúng vào bối cảnh rộng hơn.

"Trước giai đoạn cải cách, người dân Trung Quốc phải trải qua hàng thập kỷ hỗn loạn về chính trị, thiếu tăng trưởng kinh tế, và thậm chí có nạn đói. Người dân thường phải sống cuộc sống khổ sở trong nhiều năm.

"Và cuối cùng, khi họ thoát khỏi 10 năm cách mạng văn hóa vào 1978, thì họ rất mừng khi được có một giai đoạn ổn định và phát triển."

Trung Quốc bắt giữ mục sư trước Giáng sinh

Chuyên gia pin TQ bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại Mỹ

TQ: Công viên giải trí Thần Nông ủng hộ Huawei

Nguồn hình ảnh, VCG/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ đô Bắc Kinh trong một đợt có cảnh báo ô nhiễm khói bụi đầu tháng 12/2018

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải trả giá cho mức độ tăng trưởng kinh tế rất cao, theo nhà báo Tô Bình.

Chính sách quốc hữu hóa trong giai đoạn đầu của "cải cách khai phóng" đã khiến rất nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn phải đóng cửa, làm một số lớn người lao động ở các nhà máy mất việc.

"Hệ sinh thái và môi trường bị hủy hoại trầm trọng. Đó là sự thật mà chúng ta không thể chối cãi," bà nói.

Nhà báo Tô Bình lấy ví dụ về hiện tượng sương mù smog ở các thành phố phía Bắc Trung Quốc trong những tháng mùa đông là điều phổ biến. "Ký ức của tôi về Bắc Kinh là bầu trời trong xanh vào mùa đông. Điều đó giờ đây là chuyện rất hiếm gặp," bà chia sẻ.

Câu hỏi nên lựa chọn phát triển hay môi trường cũng được nhiều người Trung Quốc tranh luận.

"Đối với những ai đã trải qua đói nghèo cùng cực hàng thập kỷ, liệu có công bằng khi họ lại phải tiếp tục chịu đựng cảnh ô nhiễm môi trường?

"Còn một số người lại theo quan điểm, ô nhiễm môi trường là cái giá phải trả, chúng ta sẽ xử lý hậu quả về môi trường sau. Họ tin rằng muốn phát triển kinh tế với tốc độ nhanh như vậy thì tất nhiên phải trả giá về môi trường.

"Ô nhiễm môi trường là một cái giá rất lớn mà người Trung Quốc phải gánh chịu," nhà báo Tô Bình nhận xét.

Nguồn hình ảnh, VCG/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều công nhân nhà máy bị mất việc khi các doanh nghiệp nhà nước lớn đóng cửa. [Hình minh họa].

Nhà báo Tô Bình cho biết cá nhân bà quan tâm đến tác động của phát triển kinh tế lên xã hội Trung Quốc.

Bà nhận xét rằng cơ cấu xã hội cũ đã bị phá vỡ, nhưng một cơ cấu mới chưa được thiết lập để bắt kịp với tăng trưởng kinh tế trong nhiều mặt.

"Chẳng hạn, trong bốn thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa đã khiến rất nhiều nông dân mất đất canh tác. Họ có cơ hội lên thành phố tìm việc, để lại đằng sau con cái, cha mẹ già. Ở châu Á, con cái thường chăm sóc cha mẹ già, và ở Trung Quốc chưa có chế độ an sinh. Ở các vùng nông thôn, ai sẽ là người chăm sóc người già? Cả cộng đồng đều bị ảnh hưởng. "

Bà Tô Bình cũng quan sát thấy sự bất bình đẳng trong xã hội ngày một lớn ở Trung Quốc.

"Đúng là nhìn chung Trung Quốc đã chuyển mình từ xe đạp lên xe hơi, nhưng có những người chuyển lên xe Ferrari trong khi nhiều người vẫn chỉ đi xe đạp."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Trung Quốc chỉ đi xe đạp hồi 1978.

Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng thì cho rằng Việt Nam cần tránh 'cái dở' của Trung Quốc khi phát triển kinh tế không đi kịp với sự dân chủ hóa về mặt chính trị, đô thị hóa, văn minh kỹ thuật, điều mà theo ông đã phá vỡ cơ cấu văn hóa của Trung Quốc.

Ông dẫn lời một viên chức chính phủ Trung Quốc từng nói với ông:

"Với vị trí địa lý thuận lợi và một dân tộc thông minh như các bạn, nếu mở cửa thì các bạn sẽ phát triển rất nhanh, thậm chí còn nhanh hơn chúng tôi, nếu đi theo mô hình TQ thì chúng tôi có một lời khuyên: hãy học những cái hay và tránh xa những cái dở của chúng tôi."

"Trong thập niên 90, khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, các nhà phân tích đã bình luận Trung Quốc sẽ tránh được khủng hoảng này và đi theo con đường mà họ đặt ra là Chủ nghĩa Cộng sản Thương mại. Các tập đoàn lớn được sự bảo hộ của nhà nước và theo kinh tế thị trường có định hướng XHCN.

"Trung Quốc đã theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá, và làm nảy sinh các vấn đề về môi trường, quan chức lũng đoạn hay tham nhũng. "

Tuy mỗi nước có bài học riêng và hướng phát triển riêng, ông Ngô Nhật Đăng cho rằng về tầm vĩ mô, Việt Nam đang đi theo hướng phát triển của Trung Quốc.

"Dường như Việt Nam đang học cái hay nhưng cũng học cái dở của họ và đây là điều chúng ta cần suy nghĩ," ông bình luận.

Quý vị theo dõi chương trình Bàn tròn Thứ năm với chủ đề "Trung Quốc sau 40 năm cải cách - thành tựu và bài học" tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề