Trong văn bản hình ảnh chiếc áo cũ được tác giả miêu tả như thế nào

Thê' là hôm nay em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi thân thuộc. Vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỉ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.

Tâm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật. Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinhxắnvà cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo thân yêu. Nhưng một điều nữa làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn ởtrong áo em. Hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bạn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió nhè nhẹ làm tà áo bay lượn, múa hát như nhấc nhở chúng em mau mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới và luôn nghĩ tới người cha kính yêu đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.

Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngót hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối [vì thường thường khi mưa tạnh mối bay ra mà]. Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch”, em ngã sóng soài, quần áo lấm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo tuyệt đẹp kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em phải giặt cả bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đấy, em quý áo hơn, lúc nào em cũng gần gũi với áo như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng em mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên nên đã để xảy ra một điều đáng tiếc.

Một hôm nào đó đi học về em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng, hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lấy que chọc một lỗ hổng chui sang lấy cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này về em bị mẹ phê bình và suýt nữa bị mấy roi vào mông nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống màu, mẹ em cặm cụi vá lại. Chiếc áo bị vá làm em rất buồn. Tấm áo ấy em vẫn mặc để nhớ ngày bố em ra chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay, vì nghịch ngợm quá nên áo em rách thêm, ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền những kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gửi gắm tình thương của mình vào chiếc áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi, mình vẫn quý bạn đó. Mình vẫn nhớ mãi sáng mùa đông rét buốt như... kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi học đều đặn trong mỗi buổi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả tốt trong buổi tổng kết hôm nay.

Tấm áo của em đã “nghỉ hưu” như vậy đấy. Chỉ vì em nên áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đấy lá chiếc thứ bao nhiêu? Rút kinh nghiệm lần

trước, em sẽ giữ gìn cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học thật giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ. Chính cha em cũng như bao nhiêu người chiến sĩ khác đã đổ xương máu để giành lại dộc lập, tự do cho Tổ quốc, cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thân yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm về đời mình.

Mới đây, Sở GDĐT Vĩnh Long đã tổ chức kiểm tra cuối học kỳ II, năm học 2021-2022 cho học sinh lớp 12. Trong đó, đề thi môn Văn đã gây được ấn tượng cho học sinh và giáo viên. 

Cụ thể, trong thời gian làm bài 90 phút, học sinh trả lời 2 phần Đọc hiểu và Làm văn. Phần Đọc hiểu yêu cầu học sinh như sau:  "Đọc bài thơ "Áo cũ" của tác giả Lưu Quang Vũ và chỉ ra 1 câu thơ cho thấy thái độ trân quý, yêu thương của "con" đối với những chiếc áo dù đã cũ. Tác giả muốn gửi tâm tình đến ai ở ba khổ thơ đầu và khổ thơ cuối? Theo anh/chị, vì sao "con" vẫn quý, vẫn thương chiếc áo dù đã cũ?".

Cũng từ bài thơ này, ở phần Làm văn, đề bài yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề được gợi ra từ câu thơ: "Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống". Cuối cùng đề bài yêu cầu phân tích sự ám ảnh của cái đói qua hình ảnh thiên nhiên và con người trong đoạn trích truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhận xét về những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút hiện thực của tác giả thể hiện qua đoạn trích.

Đề kiểm tra cuối kỳ của học sinh lớp 12 tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: CMH

Đề thi khi được đăng tải lên mạng xã hội ngay lập tức nhận được nhận xét của học sinh là "Quá hay, quá xúc động", "Đề giúp cho chúng ta cách cảm nhận và trân quý những điều nhỏ nhặt xung quanh"... Nhưng cũng có học sinh đưa ra cảnh báo: "Đề hay nhưng thơ của Lưu Quang Vũ thách thức không nhỏ đâu".

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, đại diện Sở GDĐT Vĩnh Long xác nhận, ngày 18/4 vừa qua, tỉnh đã tổ chức kiểm tra cuối học kỳ II, năm học 2021-2022 cho học sinh khối 12.

Nhận xét về đi kiểm tra này, cô Nguyễn Hương Giang, giáo viên môn Ngữ văn, Trường Marie Curie, Hà Nội bày tỏ: "Đây là một đề thi hay, chọn được các ngữ liệu có ý nghĩa sâu sắc, qua đó, truyền tải được các thông điệp nhân văn về cuộc sống. Đề vừa sức với học sinh và phân loại được học sinh. Cấu trúc đề theo form chung của những năm gần đây, quen thuộc với tâm lí học sinh. Điều đó giúp học sinh thuận lợi trong việc hoàn thành bài kiểm tra. 

Về nội dung: Phần Đọc hiểu chọn ngữ liệu hay, xúc động, có sức khơi gợi những tình cảm đẹp của học sinh. Câu 1 yêu cầu học sinh phải tiếp cận đúng trọng tâm ngữ liệu và có sự cảm thụ tứ thơ một cách sâu sắc thì mới đáp ứng được vấn đề đặt ra. Điều này giúp phân hoá được học sinh rõ ràng hơn.

Câu hỏi mang tính gợi mở, hướng học sinh đến những tứ thơ hay. Có nhiều câu thơ hướng đến nội dung câu hỏi để học sinh có thể lựa chọn. Ví như: "Thương áo cũ như là thương ký ức", "Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm", "Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương", "Hãy biết thương đến những manh áo cũ",…

Những tứ thơ ấy không chỉ gợi những kỷ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình với mẹ mà còn giúp học sinh liên hệ được đến tình cảm của bản thân dành cho người mẹ yêu thương của mình. Điều này đáp ứng được đúng yêu cầu đổi mới trong việc rèn kỹ năng cảm thụ và năng lực ngôn ngữ của học sinh.

Câu 3 đánh giá được mức độ tư duy cao hơn của học sinh. Học sinh không chỉ cần lý giải được thái độ, tình cảm của tác giả mà còn bộc lộ được quan điểm, cách nhìn nhận của mình.

Phần Làm văn, đã đặt ra vấn đề về cách sống rất sâu sắc, giúp các em học sinh có được những nhận thức đẹp về cuộc sống: biết giữ gìn, nâng niu những điều tốt đẹp trong quá khứ; biết trân quý những giá trị của cuộc sống hiện tại. Thông điệp được lan toả từ bài thơ đã gợi ra nội dung nghị luận xã hội luôn có ý nghĩa đối với mọi thời đại, mọi thế hệ. Đó chính là giá trị của tình yêu thương và sự trân trọng "những gì đã cùng ta sống". Từ đó, học sinh sẽ rút ra được những bài học quý gía cho bản thân.

Câu 2 có cách đặt câu hỏi rất hay, sâu sắc, gợi mở để học sinh có thể khám phá và cảm nhận tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo. Đề bài đã chọn đoạn trích mở đầu tác phẩm mà ít được đề cập đến trong các đề kiểm tra. Đây là đoạn trích đã thể hiện được bối cảnh của câu chuyện về nạn đói để từ đó hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên đầy "ám ảnh". Và sau sự "ám ảnh" là câu chuyện về tình người, tình đời rất xúc động. Qua đó, lan toả cảm hứng: Trong tận cùng nghịch cảnh, con người vẫn luôn khao khát hướng đến sự sống và hạnh phúc". 

Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 1 trong tổng số 1 trang [1 bài trả lời]
[1]

Đây là một bài thơ vô cùng sâu sắc. Từ một manh áo cũ, mà liên tưởng đến mẹ, biết thương mẹ khi phải ngồi vá áo cho minh, thương mẹ mỗi ngày một già thêm, thứ tình cảm mà ở thời hiện đại ít ai có vì quá đầy đủ rồi. Rộng hơn là tác giả còn nói: " Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống  Những gì trong năm tháng trôi qua..."

Cái gì cũng sẽ mất đi, chỉ còn thời gian là còn mãi. Mẹ cũng vậy, mẹ đang già đi rồi...

biện pháp so sánh

tác dụng : So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Áo cũ rồi mỗi ngày thêm ngắn hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm 10 Bài thơ hay của nhà thơ Lưu Quang Vũ hãy hướng sự quan tâm giúp các em ôn tập đạt kết quả cao.

Đọc hiểu Áo cũ rồi mỗi ngày thêm ngắn

1. Đọc văn bản

“Áo cũ rồi mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương kí ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua…”

[ Áo cũ, Lưu Quang Vũ]

2. Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Câu 2: Bài thơ có hai hình ảnh thân thương. Hãy chỉ ra hai hình ảnh đó?

Câu 3: Em hiểu ý nghĩa của hai câu thơ sau như thế nào? Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn

Câu 4: Hình ảnh chiếc áo cũ trong bài thơ gợi cho em những suy ngẫm nào về cuộc sống? Tại sao?

Đáp án đúng:

Câu 1:

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: 7 chữ

Câu 2:Hai hình ảnh thân thương trong bài thơ là:

+ Hình ảnh “mẹ”

+ Hình ảnh “áo cũ”

Câu 3:Ý nghĩa hai câu thơ: “Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới/ Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn”.

Thể hiện sự yêu thương, xót xa của người con đối với mẹ mình vì người con ý thức được rằng, “mỗi lần thay áo mới” là khi đó con sẽ khôn lớn, trưởng thành hơn. Nhưng đồng nghĩa với sự trưởng thành ấy là sự già đi của mẹ.

Câu 4:Hình ảnh chiếc áo cũ trong bài thơ gợi cho em những suy ngẫm về cuộc sốnglà:

+ Chiếc áo cũ thể hiện sự nghèo đói, lam lũ của những gia đình Việt ngày xưa. Vì những chiếc áo đó được vá đi vá lại để mặc, không có điều kiện để mua những chiếc áo đẹp đẽ, lành lặn hơn.

+ Chiếc áo cũ là hình ảnh gợi kỉ niệm thân thương, những kí ức đẹp đẽ tuổi ấu thơ. Vì trong từng chiếc áo cũ ấy là hình ảnh bàn tay mẹ khéo léo sửa lại từng sợ chỉ, từng vết rách cho chúng ta.

+ Chiếc áo cũ là hình ảnh tượng trưng cho những hy sinh, tần tảo của người mẹ.

Xem thêm:

>>> Đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai trang 129

Top 10 Bài thơ hay của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ [1948 - 1988] quê gốc ở Quảng Nam, sinh ra ở Phú Thọ, mất trong một tai nạn giao thông. Anh làm thơ từ thuở học cấp ba, rời ghế trường trung học, vào bộ đội anh viết rất nhiều và bắt đầu đăng báo. Năm 1968, hai mươi bài thơ đầu tay chọn in chung vào tập Hương cây. Anh cảm thụ đời sống không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng cả giác quan. Cảm giác là hạt nhân đầu tiên trong cảm hứng của Lưu Quang Vũ. Đọc thơ anh ít thấy dấu vết của bố cục, cảm hứng liền dòng ào ạt, đầy ắp hiện thực và tưởng tượng, sách vở và đời sống hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập.

Hoa tầm xuân

Con đường này xưa có tầm xuân nở

Dòng sông cũ cánh buồm giăng trắng xóa

Nay cạn khô trong cỏ dại u buồn

Những đền đài thuở trước đã tan hoang ở

Những chùa cổ chiều mưa rêu ướt lạnh

Chìm trong đất những chùm hương dĩ vãng

Tầm xuân ơi hoa chết đã lâu rồi

Nay ta về lặng lẽ tháng giêng hai

Em nhắc chuyện những bông tầm xuân cũ

Giọng em sáng như một chùm nắng nhỏ

Ấm chiều sương run lạnh của chùa hoang

Tro phủ lòng anh những trìu mến đã tàn

Em chẳng biết em vô tư khêu dậy

Và gió thổi quanh em, tóc rối.

Những bông hoa đã mất vụt bay về

Như giọt sương run rẩy cạnh đường đi

Như hoa vẫn còn hồng trên mặt đất

Hoa tìm mùa xuân suốt đời chẳng gặp

Anh suốt đời chẳng gặp sắc tầm xuân

Em hồn nhiên em chẳng biết anh buồn

Em cứ kể về loài hoa bé nhỏ

Những chùm hoa nở bừng trong gió

Những chùm hoa ngày cũ chết lâu rồi.

Hoa tầm xuân

Nửa đêm nỗi nhớ...

Em kỳ lạ làm sao, tôi vừa yêu vừa sợ

Đã tránh đi vẫn muốn tìm gặp nữa

Quá xa xôi em lại quá gần

Lúc kiêu ngạo lúc như cô gái nhỏ

Xách đôi guốc mòn trong khu rừng lạ

Nhiều bùn lầy và đom đóm ma

Tôi thương em thương đến xót xa

Em quá hiểu tôi, tôi e ngại

Khao khát của em không phải của người con gái

Không có ở người con trai

Nỗi buồn riêng trong cây

Chỉ có mình em biết

Suốt đời không ngủ được

Là ngọn gió heo may

Trời rộng của anh ơi

Biết em xa thẳm thế

Vẫn muốn bồng trên tay.

Nơi đảo xa chỉ nước với trời

Nơi cát vắng em đi bao ngả gió

Nửa đêm nỗi nhớ

Đập cửa gọi thành tên

Lần đầu tiên nghĩ trọn về em

Chẳng biết giấu lòng mình

Anh trẻ dại anh có bao tính xấu

Trước mắt em anh cứ huyên thuyên

Đỏ mặt sợ mình lố bịch

Có ích gì đâu có cách nào cứu vãn

Người đã lên đường, tàu đã đi xa

Anh chỉ là ngọn lửa ở thềm ga

Sao cứ đêm ngày khao khát

Nghĩ về em không một phút nào yên

Ngoài kia mưa trong nắng sáng bừng lên

Như những nắm hoa ai ném vào cửa kính

Dẫy phố xám hết nằm trong gió lạnh

Em đi xa em trở lại rồi

Anh vẫn rụt rè không dám nói

Chẳng lẽ em chưa biết hay sao

Em lấy nụ cười giấu nỗi lo âu

Che yếu mềm bằng lời giễu cợt

Em gượng bông đùa mà anh muối xát

Ước chi còn tất cả để trao em

Mơ ước, tình yêu, nỗi vui sướng đầu tiên

Gửi em hết, em đừng đi vắng nữa

Nằng mong manh, cành xoan cao bỡ ngỡ

Những dòng thơ anh viết đã vui hơn

Ta sẽ ra ngoại thành xem rau cải lên non

Em trẻ đẹp như ngày ta mới gặp

Anh lại có sự tươi bền của đất

Nói với thời gian bằng sắc cỏ xanh rờn.

Mưa

Em đứng bên anh nồng nàn mùa hạ

Chưa kịp lời tình tự

Trời đã òa cơn mưa

Vườn run lên trong nước mắt trẻ thơ.

Mắt em ướt nhòa sung sướng

Nước rửa sạch bụi đường trên trán

Tóc hóa thành dòng suối màu đen

Những chậu thau đồng lanh canh dưới hiên

Những mái tôn ào ào nước dội

Trẻ hò reo, xe bóp còi inh ỏi

Đường thành sông nước xiết trôi băng

Những cánh hoa kim phượng như những chiếc thuyền vàng.

Chở niềm vui đơn sơ, kỳ lạ

Mưa rộng dài xóa những nỗi lo riêng

- Thôi anh đừng nói với em anh đừng nói với em

Về hạnh phúc khó khăn về đường dài xa ngái

Đừng dò hỏi tương lai đừng đắn đo e ngại

Đừng thổ lộ yêu thương đừng nhắc chuyện xa xưa

Anh hãy nghe tiếng mưa tiếng mưa tiếng mưa

Trên những cánh đồng đất nâu tơi tả

Ướt đẫm cả tiếng cười ướt đẫm cả lưỡi cày cả hạt ngô mầm mạ...

Các tường nhà trong một sắc áo chung

Chùm vải sẽ sai quả mận sẽ hồng

Cửa kính ướt sẽ thành gương trong trẻo

Tất cả sẽ giản đơn, chân thành, dễ hiểu

Trên đất đai từng đau khổ của ta

Em đưa tay hứng những hàng mưa

Bàn tay như đài hoa như búp lá

- Thôi anh đừng nhìn em đừng nhìn em nữa

Em hiểu điều gì đã gắn bó đôi ta

Em hiểu điều gì... Ôi tiếng mưa tiếng mưa.

Tiễn bạn

Ngày mai mày đi xa

Bỏ lại gian phòng, những bức tranh

Cái máy hát cũ

Tập apollinaire dịch giở

Quảng Trị mùa gió Lào

Cuộc chiến còn dai dẳng

Hai bên chĩa súng vào nhau

Tuổi trẻ buồn, những chuyến đi, bao câu hỏi không lời giải

Đất nước mênh mông nắng cháy

Mai Nguyễn mặc áo lính, khoác ba-lô

Khánh xuôi về Phòng, mình ở lại

Người ra đi không biết đi làm gì

Người ở lại không biết ở lại làm gì

Đêm mưa thức với nhau trong quán cà phê

Đốm thuốc cháy môi không nói.

Tinh mơ một thằng con giai râu rậm lên xe

Không cô gái nào vẫy theo

Ra tiễn chỉ có hai anh trông có vẻ dở người

Ngồi uống một ấm trà ở ngã tư chợ Hôm

Hẹn nhau viết thư rồi im lặng

Xe chạy Khánh bỗng vội vàng căn dặn:

"Đi đường cẩn thận

Gặp nơi ẩu đả phải tránh cho xa

Kẻo mang vạ vào thân".

Chiếc xe khuất phố

Mây xám bay đầy trời.

Tiễn bạn

Gửi mẹ

Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ

Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta

Mẹ ơi nếu con được sống lại tuổi thơ

Con sẽ chẳng bao giờ mải chơi trốn học

Đứa con trai nhiều lỗi lầm ương ngạnh

Sẽ không lần nào làm mẹ xót xa.

Ước mẹ trẻ hoài như buổi mới gặp cha

Ước con được sống suốt đời bên mẹ

Mẹ muốn ăn cá thu con chẳng nề xuống bể

Chẳng ngại lên ngàn kiếm đọt măng mai

Nhưng xứ sở ta quân Mỹ tới rồi

Cùng bè bạn con lên đường đuổi giặc.

Mẹ vui vẻ gánh lấy phần khó nhọc

Việc cơ quan, việc Đảng, việc nhà

Đánh Pháp năm xưa, đánh Mỹ bây giờ

Quen vất vả, mẹ quản gì sương nắng.

Đêm nay con nằm rừng xa gió lạnh

Mẹ nghỉ chưa hay đã thức rồi?

Suốt một đời chưa có lúc nghỉ ngơi

Nghĩ thương mẹ, giận quân thù quá đỗi.

Lo trước mọi điều mẹ thường ít nói

Mắt tin yêu nhìn thấu tận đường xa

Mọi giả dối quanh co mọi tàn bạo hận thù

Đều nát vụn trước mắt hiền của mẹ.

Dẫu cuộc đời là con đường dài thế

Con sẽ đi qua mọi đèo dốc trông gai

Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.

Gửi mẹ

Nơi ấy

Ở nơi ấy có một đồi mua tím

Có con đường đất mịn mát chân đi

Ở nơi ấy có một rừng bưởi chín

Có người em bé nhỏ ngóng ta về.

Tia nắng hạ sáng bừng trên lá cọ

Chim chào mào ăn hạt dẻ mùa thu

Rơm khô ủ những quả hồng chín đỏ

Ngọn gió chiều, hoa sở trắng như mưa.

Ở nơi ấy, suối thành sông mùa lũ

Xuyên qua rừng, ngập ướt cả bờ lau

Đèn nhựa trám tinh mơ em nhóm lửa

Sương mịt mù trước cửa, thấy em đâu.

Gương mặt ấy, nụ cười bên lửa thắm

Quả doi rừng trong nón để phần nhau

Ở nơi ấy vị măng vầu chẳng đắng

Củ sắn lùi ống nứa vẫn thơm lâu.

Hoa chẳng sớm và trái không quá muộn

Xuân không nhanh và đông chẳng kéo dài

Mỗi khóm lá một hương rừng bí mật

Nắng dong vàng thung lũng tiếng ong bay.

Tôi đã đi bao đường xa tít tắp

Bao mùa đông mùa hạ đã trôi qua

Bao cửa bể, xóm thôn, thành phố rộng

Một vùng quê nơi ấy ngỡ phai nhòa.

Nếu em biết những gì tôi đã sống

Những buồn vui tôi đã có trong đời

Nếu em biết bây giờ tôi khác lắm

Buổi cùng em kiếm củi ven đồi?

Người ta bảo: cả em giờ cũng khác

Đã con bồng, con dắt, nhớ chị tôi...

Có sao đâu: trái mùa thu vẫn thắm

Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời.

Nếu em biết rằng tôi, tôi vẫn nhớ

Vẫn là con suối lũ của rừng xưa

Con tu hú dưới lùm hoa chuối đỏ

Ngọn lửa hồng em ủ giữa chiều mưa?

Vẫn nguyên vẹn những hoa rừng thơ dại

Đã dạy tôi biết chia ngọt sẻ bùi

Vầng trăng lớn mọc lên từ phía ấy

Ngọn gió rừng vẫn thổi giữa hồn tôi.

Nơi ấy

Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng

Em đi, phố ngày mưa

suốt đường dài không nói

cánh cửa chiều khép lại

hoa đầm đìa mưa ướt chói trên cao

ga ngổn ngang gạch đổ, những toa tàu

như năm tháng nặng buồn em có nhớ

ta đi giữa cỏ hoang và gỗ đá

giữ trong lòng ngọn thác trắng trào sôi

một tình yêu không biết nói cùng ai

đến điên dại đến nghẹn ngào đau đớn

mặt anh vỡ trong tấm gương thất vọng

em ơi ngày ấy em đâu?

hoa cúc xanh tuổi nhỏ chết từ lâu

những hòm xiểng chất đầy khu phố chật

những bãi rác những thùng xe cũ hỏng

những bạn bè thơ trẻ đã già nua

đêm chiến tranh thành phố tối âm u

không đèn sáng lời ru không bếp lửa

ghế công viên hóa bầy dã thú

nằm im lìm dưới mặt trăng đen

xác người trôi trên biển sóng xô tan

huyệt bom tối ầm ào cơn gió hú

ta đi suốt một đời đau khổ

chân lỡ lầm bao ảo ảnh chờ mong

anh vẫn nhen một ngọn lửa âm thầm

hình bóng em chập chờn trong lửa ấy

[ai trong đời chưa một lần mơ thấy

không có quyền phán xét những câu thơ]

sóng khát khao đập cửa đêm ngày

nên chói chang đời anh, em tới

mắt em mở với chân trời xa vợi

nhưng hơi ấm anh cầm là ấm của bàn tay

em bằng xương bằng thịt đây rồi

anh đợi mãi, cuối cùng em đã đến

hơi thở em từ lâu anh đã thuộc

tóc em đây lời nói của em đây

nhặt anh lên trong cỏ sắc đường dài

như bóc một lá thư chưa kẻ nhận

và thương mến có nghĩa là hy vọng

anh tin đời theo nghĩa lứa đôi...

con tàu nào mang gió ấy ra khơi

chẳng hề có một ngày cập bến

đích của nó luôn luôn là phía trước

là chân trời mãi mãi ở trong em.

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa

Xóa nhòa hết những điều em hứa

Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa

Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.

Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu

Xóa cả dấu chân em về buổi ấy

Gối phai nhạt mùi hương bối rối

Lá trên cành khô tan tác bay.

Mưa cướp đi ánh sáng của ngày

Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ

Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ

Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.

Bản nhạc ngày xưa khúc hát ngày xưa

Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất

Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc

Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.

Riêng lòng anh anh không quên đâu

Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió

Cây lá với người kia thay đổi cả

Em không còn màu mắt xưa.

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa

Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái

Áo em ướt để anh buồn khóc mãi

Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa

Phố ta

Phố của ta

Những cây táo nở hoa

Mùa thu đấy

Thân cây đang tróc vỏ

Con đường lát đá

Nghiêng nghiêng trong sương chiều.

Năm nay cà chua chín sớm

Trên quầy hàng đỏ hồng

Chị thợ may đi lấy chồng

Chị thợ may góa bụa

Năm nay tôi mặc đồ đen.

Bác đưa thư, có thư ai đấy?

Bác đưa thư kéo chuông

Ti-gôn hoa nhỏ

Rụng đầy trước hiên.

Riêng bác thợ mộc già buồn bã

Thở khói thuốc lên trời

Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây

Bà giáo về hưu ngồi dịch sách

Dậy cậu con tiếng Pháp

Suốt ngày chào: bông-dua.

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

Lũ trẻ lên gác thượng

Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

COn chim sẻ của phố ta

Đừng buồn nữa nhá

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi.

Phố ta

Áo cũ

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua...

Áo cũ

Video liên quan

Chủ Đề