Trong cuộc sống chúng ta phải xem xét đánh giá sự vật, hiện tượng như thế nào

Mục lục bài viết

  • 1. Quan điểm lịch sử cụ thể là gì ?
  • 2. Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể
  • 3. Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể
  • 4. Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay
  • 5. Đánh giá sự vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong công tác phòng chống dịch COVID 19 ở Việt Nam
  • 5.1. Những kết quả đạt được
  • 5.2. Những vấn đề còn hạn chế
  • 5.3. Phương hướng khắc phục

1. Quan điểm lịch sử cụ thể là gì ?

Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sởhình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự vật đó.

Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật.

Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sửcủa thế giới khách quan trong quá trình lịch sử cụ thể của sự phát sinh, pháttriển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của sựphát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.

Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và suy vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong không gian và thời gian khác nhau.

2. Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể

– Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể:

>> Xem thêm: Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen trong sự hình thành và phát triển triết học Mác – Lênin

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định.

Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện về không gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm của nó khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự vật đó.

– Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:

Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó.

Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.

Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó trong thực tiễn.

3. Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể

Thứ nhất:Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể.

>> Xem thêm: Khái quát chung về triết học Hy Lạp cổ đại

Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, sẽ diễn ra sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống của chính nó.

Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng thông qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những gián đoạn theo trình tự không gian và thời gian.

Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng. Giá trị của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.

Thứ hai:Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất.

Thứ ba:Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức nhữngthay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định.

Như vậy, chỉ khi tìm ra được mối liên hệ giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới có thể giải thích được các đặc trưng về chất lượng và số lượng đặc thù của nó, bản chất thật sự của sự vật đó.

Thứ tư:Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.

Thứ năm:Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về bản chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng;

Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi.

>> Xem thêm: Phân tích những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

4. Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Cho đến hết quý I năm 2021, tình hình dịch bệnh ở nước ta vẫn trong tầm kiểm soát. Các ca nhiễm mới trong nước hầu hết đều được phát hiện khi đã ở trong khu vực cách ly. Các ca nhiễm trong cộng đồng chỉ là cá biệt và được phát hiện, khoanh vùng và đưa đi cách ly ngay sau khi nghi mắc hay có kết quả xét nghiệm dương tính.

Tuy vậy, với việc các biến chủng mới liên tục xuất hiện với tính chất lây lan nhanh hơn so với chủng loại ban đầu và sự lơ là chủ quan của một số địa phương cũng như người dân nên tình hình dịch bệnh từ quý II/2021 trở nên cực kỳ phức tạp và nghiêm trọng. Đặc biệt là sau kỳ nghỉ lễ 30/4 – 01/05. Tính đến ngày 13/9/2021, Việt Nam có tổng số khoảng 613.000 ca mắc, số tử vong là 15,279 người . Mỗi ngày trong nước ghi nhận khoảng 10.000 ca dù vẫn có hàng nghìn các ca bệnh khỏi và đủ điều kiện về cách ly tại nhà. Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh phía Nam bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

5. Đánh giá sự vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong công tác phòng chống dịch COVID 19 ở Việt Nam

Công tác chống dịch của nước ta luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo rất mạnh mẽ. Do đó Nhà nước cũng đã đưa ra những chính sách phù hợp, linh hoạt, mạnh mẽ theo hướng đổi mới, sáng tạo vận dụng theo quan điểm lịch sử - cụ thể như kim chỉ nam để phù hợp với từng thời điểm diễn ra trên thực tế. Công tác phòng chống dịch COVID 19 ở nước ta đạt được những kết quả, cũng có những hạn chế trong công tác này, cụ thể như sau:

5.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ngay từ những ngày đầu khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trên toàn quốc cùng phòng chống dịch. Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành, nhiều phương án, biện pháp phòng chống được triển khai nhằm nhắc nhở người dân mức độ nguy hại của dịch bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Các hoạt động phòng chống dịch không chỉ được thực hiện bởi ngành y tế, mà còn có sự tham gia của lực lượng vũ trang, ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ được nhân dân ủng hộ, chung tay thực hiện.

Thứ hai, tạo ra khuôn khổ hành lang pháp lý và thể chế tương đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả đối phó với dịch bệnh và nhấn mạnh bảo vệ quyền con người. Để đối phó với dịch bệnh, Việt Nam đã có khung pháp lý và thể chế tương đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Về pháp lý, có thể khẳng định, các chỉ đạo, bước đi trong công tác lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đều dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn và luật pháp [đơn cử là Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm có hiệu lực từ 1/7/2008.]. Trong thời gian đối phó với đại dịch COVID-19, Nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản cấp thiết đối với tình hình, trong đó có Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch bệnh trên cả nước, đồng thời bắt buộc thực hiện các quy định trong các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng như Chỉ thị 16/CT-TTg.

>> Xem thêm: Phân tích một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật

Thứ ba, Việt Nam có những quyết sách nhanh chóng, kịp thời và quyết liệt. Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ Việt Nam đưa ra những chỉ thị, nghị định, mang tính hành động nghiêm khắc, quyết liệt. Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đồng thời, để đẩy lùi những khó khăn về mặt kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách, nghị định về hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống nhân dân và phát triển doanh nghiệp; Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đến đợt dịch thứ 4 kể từ tháng 05/2021, do tình hình dịch bệnh tại Việt Nam chuyển biến có nhiều ca lây nhiễm cộng đồng không kiểm soát được do đó các Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 đều là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được ban hành để phù hợp từng địa phương trong những thời điểm khác nhau. Không chỉ có những quyết sách kịp thời, Việt Nam còn thường xuyên cập nhật và tuyên truyền cho người dân qua nhiều kênh thông tin.

Thứ tư, Chính phủ Việt Nam đưa ra những quyết sách tạo sự công bằng. Trong ứng phó với dịch bệnh, Việt Nam đã có cách tiếp cận công bằng với mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Các chỉ thị của Đảng và Chính phủ đều bảo đảm để mọi người dân đều được tiếp cận với các cơ sở, dịch vụ y tế và vật tư y tế.

Thứ năm, trong ứng phó với dịch COVID-19, trách nhiệm giải trình được thể hiện qua trách nhiệm trong nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội. Trách nhiệm trong nội bộ được nêu rõ trong các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ. Chẳng hạn, chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ: “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục [...] đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch”. Theo đó, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, giải trình với Chính phủ, Thủ tướng các vấn đề trong quá trình phòng chống dịch bệnh.

5.2. Những vấn đề còn hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, công tác phòng chống dịch COVID 19 cũng còn những bất cập do dịch bệnh phức tạp với biến thể mới xảy ra trên diện rộng, nguồn lực trong nước chưa kịp thời đáp ứng đầy đủ, cụ thể:

Thứ nhất, hành lang pháp lý và thể chế đối phó với dịch bệnh còn cứng nhắc chưa phù hợp với thực tế. Đặc biệt kể từ đợt dịch thứ 4 bùng phát, tại một số địa phương có những khung pháp lý khi áp dụng vào thực tế còn cứng nhắc, chưa phù hợp. Điển hình là vấn đề “Giấy đi đường” tại khu vực TP Hà Nội, theo đó từ những ngày triển khai loại giấy tờ này để kiểm soát người đi lại đã gặp không ít khó khăn. Tại Công văn số 2562/UBND-KT của UBND TP Hà Nội thì kể từ “0h ngày 23/8/2021, người lao động tại các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động phải xuất trình Giấy đi đường hoặc danh sách kèm theo có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị hoạt động”. Và thời điểm TP Hà Nội đưa ra thông báo muộn, dẫn đến sáng hôm sau khi ban hành công văn thì ghi nhận tại UBND một số phường, số lượng người đến “xin xác nhận” khá đông. Gần đây nhất tại TP Hà Nội đề nghị xét cấp giấy đi đường mẫu mới từ 6/9/2021. Muốn có mẫu giấy đi đường mới cấp cho nhân viên sử dụng từ ngày 6-9, ngay trong ngày chủ nhật hôm nay, các doanh nghiệp sẽ phải "vắt chân lên cổ" triển khai các bước đề nghị xét duyệt và cấp giấy, mà mỗi bước đều phải qua các cơ quan công quyền.

Thứ hai, các quyết sách của chính phủ Việt Nam phát huy hiệu lực và đạt hiệu quả chưa cao. Việc giãn cách xã hội quá nhiều ngày từ khi dịch bùng phát mạnh khiến nhiều người gặp khó khăn do dịch đã chạy xe máy về quê vì nếu còn tiếp tục ở lại không có thu nhập mưu sinh. Trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp không chứng minh được dẫn đến “không đủ điều kiện” để được hưởng trợ cấp do dịch, dẫn đến việc người dân không chấp hành Chỉ thị, chống đối

Thư ba, nguy cơ vỡ chuỗi cung ứng. Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay, cộng đồng doanh nghiệp vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, riêng về mặt kinh tế, tác động nguy hiểm khác với những lần bùng phát dịch trước là ứng xử của các địa phương với dịch lần này đã gây ra đổ vỡ chuỗi cung ứng. Làn sóng bùng phát Covid-19 diễn ra tại Bắc Ninh, Bắc Giang đã khiến nhiều nhà máy hoạt động dưới công suất ở các tỉnh miền Bắc với rất nhiều nhà cung cấp cho Apple, Samsung và các công ty công nghệ toàn cầu khác. Bốn doanh nghiệp cho Reuters biết rằng hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng do một số khu vực đã bị đóng cửa, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Ngoài ra, còn là khó khăn của toàn thể các doanh nghiệp lớn, nhỏ nếu tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ nhiều doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán,..

>> Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ? Vai trò của lý luận đối với thực tiễn ?

5.3. Phương hướng khắc phục

Một là, trong các hành lang pháp lý như chỉ thị, quyết định và hướng về phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước ngoài nhanh chóng, kịp thời, quyết liệt còn cần phải đặt các quy định này trong quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa trong các hình thức biểu hiện với không gian và thời gian nhất định.

Hai là, mọi thông tin liên quan đến dịch COVID-19 và hoạt động phòng, chống dịch của chính phủ phải được công bố đầy đủ, cập nhật, rõ ràng, dễ truy cập và dễ hiểu đối với mọi người dân. Mọi người dân đều phải được tiếp cận để có thể nhận thức được vấn đề nghiêm trọng trong việc phòng chống dịch COVID 19 để có thể tạo được sự đồng thuận trong xã hội.

Ba là, các quyết sách của Nhà nước cần đi vào thực tế triển khai. Bổ sung thêm nguồn ngân sách hỗ trợ các Doanh nghiệp, người dân thất nghiệp do đại dịch COVID 19, cũng như kêu gọi các tỉnh thành chung tay quyên góp hỗ trợ những khu vực còn khó khăn, và thực tế đến tận tay các hoàn cảnh, không để xảy ra các vấn đề trung gian. Triển khai các chính sách hỗ trợ tới từng người dân bị ảnh hưởng Covid để người dân sớm ổn định đời sống trong và sau dịch bệnh. Đồng thời, các tổ chức doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ trong thời gian dịch sớm ổn định sản xuất và phát triển kinh tế.

Bốn là, Nhà nước cần đẩy mạnh việc tiếp cận nguồn vắc xin ngoài nước và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc xin trong nước để chủ động hơn nữa trong công tác đẩy lùi dịch bệnh.

Năm là, hài hòa giữ việc chống dịch COVID 19 và tạo một nền kinh tế có sức chịu đựng và ứng biến linh hoạt, một nền văn hóa nhân văn, một đất nước tươi đẹp, an toàn, một dân tộc tử tế. Đại dịch COVID-19 có thể làm đứt gãy các chuỗi giá trị toàn cầu, định hình lại toàn cầu hóa và liên kết kinh tế. song những giá trị nói trên là bất biến và bất cứ đối tác nào cũng mong muốn làm bạn, nhà đầu tư nào cũng cần đến để làm ăn lâu dài.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề