Trò chơi chạy tiếp sức cho trẻ mầm non

Chạy tiếp cờ là trò chơi vận động tập thể, giúp trẻ rèn luyện sức bền, chạy nhanh, phối hợp đồng đội. Từ đó, trẻ trở nên thân thiết hơn, đoàn kết hơn. Cách tổ chức trò chơi này được trình bày trong bài viết dưới đây.Bạn đang xem: Trò chơi chạy tiếp sức


1. Trò chơi chạy tiếp cờ có từ khi nào?

Chạy tiếp cờ là trò chơi dân gian, trò chơi này được lưu truyền miệng qua nhiều thế hệ trẻ em. Nó tồn tại nhiều năm, không ai biết rõ chạy tiếp cờ có từ bao giờ và do ai sáng tạo ra.

2. Độ tuổi phù hợp chơi chạy tiếp cờ

Đây là trò chơi khá đơn giản, dễ hiểu, dễ chơi, tuy nhiên nếu tham gia trò chơi, trẻ phải nghe hiểu hiệu lệnh của người quản trò, phải có khả năng chạy vững. Do đó, trò chơi phù hợp với những trẻ mẫu giáo lớn 4-5 tuổi và những bé tiểu học, không phân biệt giới tính.

3. Số lượng người chơi chạy tiếp cờ

Vì chạy tiếp cờ là trò chơi tập thể nên nó cần nhiều người chơi, càng đông càng vui. Số lượng phải đảm bảo chia được tối thiểu 2 đội chơi, xếp thành 2 hàng dọc. Nếu số lượng trẻ tham gia đông, có thể chia thành nhiều đội, mỗi đội nhiều thành viên hơn.

4. Địa điểm chơi chạy tiếp cờ

Chạy tiếp cờ là trò chơi yêu cầu phải chạy, do đó cần mặt sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ an toàn cho trẻ. Diện tích đủ rộng để trẻ chạy thoải mái, không va vào nhau, không có các chướng ngại vật có thể khiến trẻ vấp ngã.


5. Hướng dẫn tổ chức chơi chạy tiếp cờ

Chuẩn bị:

Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ an toàn cho trẻ.Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, rễ vận độngLá cờ nhỏ, ghế học sinh (số lượng bằng với số đội chơi) (có thể thay bằng vật khác như lá cớ thay cái thước, ghế học sinh thay bằng quả bóng,…).

Xem thêm: Bà Bầu Uống Nước Sấu Có Tác Dụng Gì ? Uống Nước Sấu Ngâm Có Béo Không?

Luật chơi:

Từng thành viên trong đội cầm cờ chạy vòng qua ghế rồi quay về chỗ. Đội nào xong trước thì thắng.

Cách chơi:

Chia trẻ làm các nhóm bằng nhau, xếp thành hàng dọc.Những trẻ ở đầu hàng cầm cờ.Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi người quản trò hô: “Hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc.Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.

Trò chơi chạy tiếp sức cho trẻ mầm non

Chia thành 2 đội và xếp thành hàng dọc

Trò chơi chạy tiếp sức cho trẻ mầm non

Lần lượt chạy lên, vòng qua chướng ngại vật và quay về chỗ

6. Ý nghĩa trò chơi

Khi chơi chạy tiếp cờ, các bé rèn luyện được nhiều kỹ năng bổ ích như:

Phát triển ngôn ngữ, rèn kỹ năng quan sát, chú ý có chủ định cho trẻ.Rèn luyện phản xạ nhanh và sự nhanh nhẹn cho trẻ qua các trò chơiRèn luyện khả năng phối hợp với đồng đội.

7. Một số lưu ý khi chơi chạy tiếp cờ

Để trò chơi diễn ra vui vẻ và an toàn, người tổ chức trò chơi cần chú ý những điều sau đây:

Chọn địa điểm chơi an toàn, tránh đường đi, công trường, đường trơn trượt,…Cho các bé khởi động nhẹ nhàng trước khi chơi để tránh căng cơ, chuột rút.Phổ biến luật chơi, đảm bảo các bé nắm rõ luật chơi trước khi chơi.Thống nhất hình thức phạt cho đội thua trước để tránh xung đột.

Xem thêm: Quy Tắc Tìm Các Điểm Cực Trị Là Gì ? Cực Trị Của Hàm Số Lượng Giác

Chạy tiếp cờ là trò chơi tập thể bổ ích, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, đồng thời mang lại khoảng thời gian vui vẻ, là cơ hội gắn kết tình bạn và có thêm bạn mới. Nếu có điều kiện, người lớn nên tổ chức cho các bé chơi trò này để trẻ có thêm nhiều kỷ niệm tuổi thơ đẹp.

Ngoài trò chơi chạy tiếp cờ, còn rất nhiều trò chơi mang tính đồng đội giúp các bé tương tác và rèn luyện tính tập thể như:

Mục đích: Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.

Chuẩn bị
2 lá cờ, 2 ghế học sinh.


Luật chơi

Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.

Cách chơi
-Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
-Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.

- HĐCMĐ:QS các khu vực trường

- TCVĐ: Chạy tiếp sức

- Chơi tự do

1.Mục tiêu cần đạt:

-Trẻ  nói được một số các khu vực phòng ban trong trường.

-Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào trò chơi.

-Trẻ có kỹ năng quan sát có mục đích, và biết tự mình chọn chỗ chơi của bản thân

-Giáo dục trẻ: đoàn kết, không tranh giành đánh cãi nhau trong khi chơi.

2.Chuẩn bị:

-Trang phục, quần áo trẻ gọn gàng.

-Địa điểm tham quan: phòng y tế,  phòng hiệu trưởng, phòng bảo vệ, phòng nấu ăn, phòng học.

-20- 30 chiếc đèn lồng giấy

-2 giá treo.

3.Tổ chức hoạt động:

*Quan sát các khu vực trường:

- Cô cho trẻ xếp hàng, trước khi đi cô nói rõ mục đích của buổi tham quan để trẻ biết, sau đó cô đưa trẻ đi đến các phòng ban vừa đi vừa hát bài “ Em Yêu trường em, trường chúng cháu là trường mầm non ”. Đến khu vực nhà bếp cô hỏi cm có biết đây là khu vực gì không?

-Khu vực nấu ăn có mấy phòng?

-Phòng sơ chế làm gi?

-Phòng nấu ăn làm gì?

-Phòng chia ăn làm gì?

  Tiếp đến phòng y tể , phòng học, phòng hiệu trưởng, phòng bảo vệ, phòng âm nhạc. Cô cũng hỏi tương tự như vậy.

*Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức

- Cách chơi:Chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát (2, 3 hoặc 4 hàng). Mỗi trẻ đầu hàng bên trái cầm một lá cờ.
- Khi có hiệu lệnh của cô, những trẻ cầm cờ ở hàng bên trái chạy nhanh sang trao cờ cho những trẻ đầu hàng bên phải, sau đó chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Những trẻ nhận được cờ nhanh chóng chạy sang đưa cho bạn số 2 của hàng bên trái rồi chạy xếp cuối hàng đó. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết.Đội nào hết lượt trước, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng.
- Cho trẻ chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
 *Chơi tự do:

- Cô vừa tổ chức cho CM chơi Trò chơi gì?

- Vừa rồi cô đó tổ chức cho CM chơi TC “  Chạy tiếp sức ”cô còn chuẩn bị cho CM rất nhiều đồ chơi và ngoài ra sân trường còn có đu quay, cầu trượt cho CM chơi.

- Bây giờ bạn nào thích chơi gì thì về chơi trò chơi đó, nhưng khi chơi CM phải như thế nào?CM nhớ khi chơi không được chạy nhảymạnh, không tranh dành nhau và chỉ chơi xung quanh khu vực này ( cô khoanh vùng ). Cả lớp nhớ chưa?

( Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, nhắc nhở trẻ đảm bảo an toàn cho trẻ)

*Kết thúc hoạt động: Cô tập trung trẻ, nhắc nhở nhở trẻ, khen ngợi, để lần sau trẻ  chơi tốt hơn rồi cho trẻ rửa tay chân vào lớp.