Trình bay Hoàn cảnh Diễn biến và Ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh

           Lịch sử: Vào cuối năm 1974 - đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “Cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

           Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

           Ý nghĩa: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

           Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

           Năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây cũng là năm đầu tiên triển khai các nghị quyết nhiệm kỳ của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là kế hoạch phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2021-2026 trong bối cảnh dự báo kinh tế - xã hội trong cả nước và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra./.

Hà Văn Dương

Chiến dịch Hồ Chí Minh còn được biết đến với tên gọi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đây là một trong những thắng lợi quyết định cuối cùng để Việt Nam được thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Cùng Meovatbotui.com tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Hoàn cảnh chiến dịch Hồ Chí Minh

  • Từ sau hiệp định Pari năm 1973 miền Bắc trở lại hòa bình tạo điều kiện thuận lợi cho miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế hiệp định này không có hiệu lực hoàn toàn khi mà Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu âm mưu muốn phá hoại. Mỹ không từ bỏ được âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta và bắt đầu áp dụng học thuyết Nixon.
  • Chính quyền Mỹ vẫn để lại quân ở miền Nam VN và viện trợ kinh tế cũng như quân sự cho ngụy quân. Mỹ còn đưa vào miền Nam trang thiết bị cũng như vũ khí hiện đại ngang nhiên phá hoại hiệp định Pa-ri. Chúng liên tục tổ chức các cuộc hành quân bình định, lấn chiếm tại SG.
  • Trước tình hình đó ngày 6-1-1975, quân dân ta đã giải phóng tỉnh Phước Long. Với chiến thắng này quân ta đã nắm được thế chủ động chiến tranh. Từ đây Đảng ta cũng khẳng định thời cơ của chúng ta đã đến. Ngày 31/3/1975 Hội nghị Bộ chính trị đã xác định “Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu”. – Chính thức bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.

Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh

  • Chiến dịch giải phóng SG bắt đầu vào ngày 1.4.1975 với tư tưởng “ thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa – bất ngờ – chiến thắng”. Với tinh thần “một ngày bằng 20 năm” quân ta nhanh chóng tấn công trên mọi mặt trận tại miền Nam VN.
  • Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị chấp nhận đề nghị của bộ chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gòn nhất trí đổi tên chiến dịch tổng công kích Giải phóng Sài Gòn thành Chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Tại đây chiến dịch này cũng được thông qua các phương án chiến dịch được thông qua lần cuối. Cả dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, từ bộ đội Thanh niên xung phong, dân nhân du kích, dân công. Trên khắp cả nước những ngả đường tấp nập, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến.
  • Miền Bắc chi viện cho miền Nam, một nửa miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại. Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị hãy “táo bạo đánh các điểm theo chốt… khi có thời cơ”. Đầu tháng 4 năm 1975 Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn mở chiến dịch chia cắt địch nhằm bao vây cô lập địch ở Sài Gòn.
  • Ngày 8/4/1975 Nguyễn Thành Trung ta ném bom vào Dinh độc lập. Ngày 9 tháng 4 ta tiêu diệt địch ở vòng ngoài, cắt phá giao thông, tạo thế có lợi cho quân ta mở đường tiến công vào Sài Gòn. Cuộc tiến công do Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 và lực lượng Khu 7 do đồng chí Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Chính uỷ.
  • Ta nổ súng tiến công vào Xuân Lộc. Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang. Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia đã kết thúc thắng lợi.
  • Ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa sứ quán ngụy Sài Gòn và ngụy Phnôm-pênh. Tại Lào cuộc đấu tranh của quân và dân Lào bước sang thời kỳ chính trị hiệp thương để giành thắng lợi hoàn toàn.
  • Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ. G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam. Ngày 19 tháng 4 cùng với bộ đội Khu 6 giải phóng Phan Thiết.
  • Đêm 20 tháng 4, toàn bộ các lực lượng địch ở Xuân Lộc, đã phải bỏ chạy tán loạn theo đường tỉnh số 2 về phía Bà Rịa. Xuân Lộc được giải phóng.
  • Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 23/4/1975 Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc. Ngày 24/4/1975 Mỹ – Hương đề nghị xin ngừng bắn…
  • 17 giờ ngày 26/4 đến 24 giờ ngày 28/4/1975 ta đánh chiếm tuyến phòng thủ bên ngoài của địch.
  • Ngày 29/4, cuộc tổng kích đóng chiếm Sài Gòn bắt đầu, ta tấn công trên toàn mặt trận. Với “trận đánh cuối cùng” để kết thúc chiến tranh 30 năm đã diễn ra vô cùng ác liệt các mục tiêu tấn công ngập chìm trong bão lửa.
  • Sáng ngày 30 tháng 4, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đi đến quyết định đơn phương ngừng bắn, chờ “bàn giao trong vòng trật tự”. Trên tất cả các hướng vào Sài Gòn, quân ta tiếp tục tiến công với tinh thần “tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống đối của chúng”
  • Từ sáng ngày 30 tháng 4 cho đến lúc này tại trung tâm Sài Gòn đã có 34 điểm nổi dậy của quần chúng và lực lượng tại chỗ. 11 giờ 30 phút quân ta đã tiến công vào Dinh độc lập. Ngay chiều 30 tháng 4 hàng trăm đồng bào xin nhận công tác theo yêu cầu của cách mạng, hàng trăm người khác tự động ra đường thu gom vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Chiến dịch lịch sử này đã giành chiến thắng hoàn toàn vào ngày 30/4/1975.

Kết quả chiến dịch Hồ Chí Minh

  • Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đại thắng mang đến ý nghĩa to lớn đối với miền Nam cũng như toàn dân tộc VN. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại, tan rã hoàn toàn âm mưu biến VN thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đưa đất nước trở về một giải, nhân dân Nam – Bắc được đoàn tụ, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
  • Kết quả quân ta đã tiêu diệt 31.000 tên địch, bắt sống 12.619 tù binh, chiếm 9 căn cứ quân sự, 5 chi khu, 21 phân chi khu, thu 12.275 súng và gần như toàn bộ hồ sơ các cơ quan từ Phủ tổng thống trở xuống.

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào năm nào?

  • Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi vào năm 1757. Cụ thể hơn vào ngày 30.4.1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã phá vỡ 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm chiếm VN. Đất nước được giải phóng, dân tộc ta được độc lập, hai miền Nam Bắc được thống nhất.
  • Sự giành thắng lợi này đưa nước ra bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên dân tộc gắn liền với CNXH. Từ đây biên cương bờ cõi đã liền lại là một, nhân dân ta được tự do tiến tới công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển nước nhà.

Ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh là gì?

  • Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho nhân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại của miền Nam.
  • Chiến dịch này đã giúp nhân dân ta vĩnh viễn thoát khỏi ách đô hộ của các nước đế quốc, đồng thời đất nước cũng không còn bị chia cắt hai miền, đưa cả nước vào kỷ nguyên mới.
  • Thắng lợi của chiến dịch chính là sự thắng lợi của tinh thần đoàn kết, của lòng yêu nước cùng chí căm thù giặc với khí phách hiên ngang của một dân tộc anh hùng.
  • Thể hiện trí tuệ của Việt Nam, của cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam.
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh chính là hiện thân của chiến thắng chính nghĩa thắng phi nghĩa, của văn minh thắng tàn bạo, của hòa bình độc lập thắng chủ nghĩa thực dân.

Xem thêm:  Ngành tài chính ngân hàng ngành “hot” trong những năm tới

Meovatbotui.com đã cung cấp giải đáp Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào năm nào cũng như hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh. Mong rằng với các thông tin về chiến dịch Hồ Chí Minh mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu.

Theo Meovatbotui.com

Video liên quan

Chủ Đề