Đặc điểm của giao dịch quyền sử dụng đất

Theo Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015, Giấy chuyển nhượng đất [hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất] được định nghĩa là giấy tờ minh chứng cho việc giao dịch giữa người chủ sử dụng đất, người có ý định chuyển giao đất, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng, thế chấp đất với người có nhu cầu đáp ứng tương đương. Khi đó, chủ thể chuyển giao đất và quyền sử dụng đất sẽ nhận lại được số tiền ứng với giá trị quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hai bên.

Tuy nhiên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ là một trong các hình thức của giao dịch đất đai nói chung. Ngoài ra, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất còn tồn tại rất nhiều hình thức đa dạng:

  • Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: đối tượng là các hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn với mục đích tạo thuận lợi cho canh tác nông nghiệp
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay còn gọi là mua bán đất đai, cũng là hình thức phổ biến nhất
  • Chuyển giao quyền sử dụng đất từ người chết sang người sống theo di chúc hoặc pháp luật [thừa kế quyền sử dụng đất]
  • Chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác khi cả hai bên còn sống [tặng quyền sử dụng đất]
  • Chuyển giao quyền sử dụng đất khi góp vốn thành lập doanh nghiệp quy định [góp vốn bằng quyền sử dụng đất]

Chủ thể của Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng được quy định chi tiết trong pháp luật hiện hành, cụ thể:

  • Chủ thể bao gồm bên chuyển giao quyền sử dụng đất [bên chuyển nhượng] và bên được chuyển nhượng quyền sử dụng đất [bên nhận chuyển nhượng]
  • Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng đất có thể là các hộ gia đình, cá nhân đáp ứng đủ một số yêu cầu dưới đây:
  1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [trừ trường hợp tại Khoản 3 Điều 198 Luật đất đai năm 2013]
  2. Phần đất cần giao dịch vẫn còn thời hạn sử dụng.
  3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên nhằm đảm bảo thi hành án.
  4. Phần đất trong hợp đồng chuyển nhượng không tồn tại tranh chấp.
  5. Cá nhân, hộ gia đình không được nhận chuyển nhượng trong trường hợp pháp luật không cho phép
  6. Quyền sử dụng đất trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được chuyển cho các tổ chức kinh tế trừ trường hợp chuyển mục đích sử dụng theo đất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
  7. Cá nhân, hộ gia đình không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền trồng lúa nước
  8. Tuyệt đối không nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng; hộ gia đình, cá nhân cũng không được chuyển nhượng nếu không sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.

Giấy chuyển nhượng đất đảm bảo cho hai bên tham gia giao dịch một số quyền và nghĩa vụ, giúp giao dịch diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa rủi ro:

  • Về quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng:
  1. Chủ thể chuyển nhượng được nhận số tiền tương ứng với giá trị của quyền sử dụng đất đúng như thỏa thuận [trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì phải chịu trách nhiệm dân sự vì chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự]
  2. Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, vị trí, loại đất, tình trạng đất như đã thỏa thuận
  3. Bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.
  • Về quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng:
  1. Bên nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng giao cho mình đầy đủ giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất.
  2. Bên nhận chuyển nhượng có quyền được đảm bảo nhận đủ diện tích, đúng loại đất, hạng đất, vị trí, số hiệu và tình trạng như thỏa thuận
  3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất chuyển nhượng
  4. Được sử dụng đất đúng thời hạn và mục đích
  5. Ngoài ra, bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả đủ tiền, đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  6. Đăng ký quyền sử dụng và thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật về đất đai cũng là nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng.
  7. Nghĩa vụ cuối cùng của bên nhận chuyển nhượng là đảm bảo quyền của người thứ ba trong đất chuyển nhượng.

>> Quy trình mua bán nhà đất - những bước cơ bản cần nắm rõ

Tìm hiểu mẫu giấy chuyển nhượng đất hiện nay

Mẫu giấy chuyển nhượng đất được sử dụng như công cụ pháp lý quy định nhằm bảo đảm các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ như đã thỏa thuận. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được soạn thảo đầy đủ những thông tin dưới đây:

  • Phương thức thanh toán kèm giá chuyển nhượng
  • Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế và lệ phí khác
  • Những điều khoản về quyền sử dụng đất chuyển nhượng
  • Thủ tục giao và đăng ký quyền sử dụng đất
  • Phương thức giải quyết tranh chấp nếu xảy ra mâu thuẫn đôi bên
  • Cam kết của các bên tham gia trong hợp đồng
  • Chữ ký của hai bên mua bán

Bên cạnh đó, mẫu giấy chuyển nhượng đất được viết tay vẫn được pháp luật công nhận nhưng cần đáp ứng đầy đủ những nội dung sau đây:

  • Mục đích, nội dung ký kết chuyển nhượng không trái với đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm
  • Chủ thể ký kết chuyển nhượng đất phải trên 18 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm dân sự theo quy định
  • Chủ thể ký kết hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc
  • Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay phải được công chứng mới phát sinh hiệu lực

Kết

Qua những thông tin mà Vinhomes cung cấp, mong rằng Quý khách hàng và những nhà đầu tư bất động sản có thể nắm được những thông tin hữu ích và hiểu được tầm quan trọng của Giấy chuyển nhượng đất trong quá trình giao dịch.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề