Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao

Ngủ là thời gian để cơ thể tiết kiệm năng lượng, phục hồi các chuyển hóa bình thường, thúc đẩy tăng trưởng thể chất và trí não. Đây là quá trình rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ em. Vậy, bất kỳ một rối loạn giấc ngủ ở trẻ em nào cũng đều có thể ảnh hưởng tới quá trình này; gây ra những tác hại không mong muốn lên sức khỏe của trẻ. Mời các bạn cùng Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng này; cũng như một số phương pháp giúp điều trị qua bài viết sau đây.

Thế nào là rối loạn giấc ngủ ở trẻ em?

Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Trẻ càng lớn, nhu cầu ngủ càng ít, thời gian mỗi giấc ngủ dài dần và tổng thời gian ngủ giảm dần. Do đó, thật khó để biết rằng liệu trẻ có bị rối loạn giấc ngủ thật sự; hay chỉ là do sự thay đổi kèm với sự phát triển của trẻ. Hiểu được điều này giúp cha mẹ dễ phát hiện ra các bất thường của con trẻ để kịp thời điều chỉnh phù hợp.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao
Trẻ ở độ tuổi khác nhau có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau

Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ dẫn đến sự phát triển bất thường về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Trẻ lớn có thể gặp khó khăn trong học tập, hành vi, quan hệ xã hội cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ sẽ giảm sự năng động, gây rối loạn đến các hoạt động bình thường của gia đình. Các rối loạn thuở nhỏ cũng chính là nguy cơ để trẻ phát triển các bệnh lý khác về sau. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm rối loạn giấc ngủ ở trẻ em rất quan trọng. Trong đó, tìm nguyên nhân bệnh là một trong những công việc ưu tiên.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều và những nỗi lo của phụ huynh

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Ở trẻ em, nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ cũng tương tự như ở người lớn. Song, cần lưu ý những nguyên nhân đặc biệt hay gặp nhất như sau:

Ngưng thở khi ngủ

Tình trạng ngưng thở khi ngủ ở trẻ này thường gặp ở trẻ béo phì, trẻ có amidan to và lòng ống thở hẹp. Trẻ từ 2 – 8 tuổi là nhóm thường mắc nhất, nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Ngáy và những đợt ngừng thở khi ngủ là những dấu hiệu gợi ý kinh điển. Dù vậy, không phải tất cả trẻ em có ngáy đều là mắc bệnh; nhưng những trẻ thường ngáy về đêm nên được tầm soát bởi bác sĩ nhi khoa.

Bệnh mất ngủ giả

Mất ngủ giả là một nhóm các triệu chứng bất thường xảy ra khi trẻ đang ngủ như: mộng du, cơn hoảng loạn, nói chuyện khi ngủ, lú lẫn sau khi thức, ác mộng. Sau khi thức dậy buổi sáng, trẻ thường không nhớ gì về những sự việc xảy ra trong đêm. Bình thường những triệu chứng này sẽ biến mất khi đến tuổi thành niên. Ngủ không đủ giấc và các kích thích gây thức giấc giữa đêm thường xuyên là các yếu tố khởi kích các triệu chứng bất thường này.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là cảm giác khó chịu ở chân, khiến chân liên tục cử động vào buổi tối, triệu chứng này nặng hơn khi nghỉ ngơi. Điều này làm cho trẻ khó bắt đầu giấc ngủ, khó ngủ; các triệu chứng rối loạn tâm thần kinh có thể có kèm. Sử dụng caffeine, nicotine và một số thuốc hướng thần có thể kích hoạt triệu chứng xảy ra.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao
Hội chứng chân không yên là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ em

Thay đổi đồng hồ sinh học

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể xảy ra do thiếu điều kiện môi trường phù hợp. Thiếu niên và những trẻ lớn thường bị rối loạn giấc ngủ vì lý do này. Ánh sáng, tiếng ồn nhiệt độ phòng là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Bên cạnh đó, không vệ sinh giấc ngủ cũng làm tăng tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ. Ăn, vận động nhiều, xem điện thoại hay tivi trước khi đi ngủ là những hành vi thường thấy.

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở trẻ em như thế nào?

Chẩn đoán bệnh thường phải dựa vào các triệu chứng mà trẻ mắc thường xuyên và tìm được nguyên nhân phù hợp. Nhìn chung, những vấn đề về rối loạn giấc ngủ mà trẻ nhỏ hay mắc phải là:

  • Khó bắt đầu hay duy trì giấc ngủ.
  • Ngủ ngày quá nhiều.
  • Ngáy hay các bất thường khác về hoạt động thở trong khi ngủ.
  • Cử động hay hành vi bất thường trong khi ngủ.
  • Thường xuyên duy trì thói quen bất lợi cho sức khỏe giấc ngủ trước khi ngủ.
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao
Xem điện thoại trước khi ngủ không có lợi cho sức khỏe của trẻ

Bên cạnh các triệu chứng, kết hợp phương tiện chẩn đoán như đa ký giấc ngủ, hoạt động ký, test kiểm tra giấc ngủ ngắn ban ngày cũng được sử dụng. Từ đó, giúp phát hiện loại rối loạn giấc ngủ mà trẻ đang mắc và đề xuất những cách điều trị tương ứng.

Những phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Việc điều trị nên được thực hiện sớm sau khi chẩn đoán và xác định nguyên nhân bệnh. Sau đây là một số khuyến cáo dành cho cha mẹ có con trẻ bị rối loạn giấc ngủ:

  • Sắp xếp một không gian ngủ phù hợp như tránh tiếng ồn, ánh sáng, thời tiết quá nóng hay quá lạnh.
  • Không nên cho trẻ ăn uống, vận động mạnh, xem tivi hay điện thoại trước khi đi ngủ.
  • Dắt trẻ đi khám sớm để được tầm soát và điều trị bệnh kịp thời bệnh lý nguyên nhân.
  • Tạo môi trường ngủ an toàn cho trẻ. Ví dụ, tránh những vật dụng nguy hiểm trong phòng ngủ như dây điện, vật sắc nhọn,…

Đa phần, rối loạn giấc ngủ sẽ tự hết mà không cần điều trị gì khi trẻ lớn. Song, nếu tình trạng này vẫn còn tồn tại; cha mẹ nên chú ý những vấn đề sức khỏe lớn hơn gây ra bệnh lý này.

Xem thêm: Trẻ không muốn đi ngủ: Bạn cần phải làm gì ?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tuy rất thường gặp nhưng có nguyên nhân rõ ràng có thể xác định được. Cha mẹ cần chú ý đến sức khỏe giấc ngủ của con trẻ; để phát hiện sớm các bất thường và đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị phù hợp. Hy vọng thông qua bài viết này của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang, các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Nếu để tình trạng này kéo dài  có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, cảm xúc, hành vi sau này khi trưởng thành.

Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

Tùy theo từng độ tuổi, trẻ có nhu cầu về thời gian ngủ mỗi ngày khác nhau.

Trẻ sơ sinh: Những tuần đầu mới sinh, em bé có thể ngủ từ 18h- 20h/ngày, mỗi giấc có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không tuân theo qui luật, thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm. Nếu ban ngày bé ngủ gần đủ thời lượng thì khả năng bé thức khuya cao.

Trẻ <6 tháng: Ngủ theo nhu cầu. Độ tuổi này đã bắt đầu hình thành chu kỳ thức-ngủ, giấc ngủ đêm kéo dài  khoảng 9,5 đến 11,5 tiếng. Giấc ngủ ngày ngắn hơn khoảng từ 3,5 đến 5,5 tiếng.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Trẻ ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ ban ngày từ 3-4 giấc giảm xuống chỉ còn 1-2 giấc. Tổng số thời gian ngủ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi là khoảng 14 giờ/ ngày.

Trẻ từ 18 tháng: Trẻ ít có nhu cầu ngủ ban ngày.

Trẻ từ 2,5 tuổi - 5 tuổi: Trẻ rất ít ngủ ngày vì đây là độ tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và tiếp nhận nhiều kích thích từ môi trường bên ngoài, phần lớn trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao

Trẻ sẽ quấy khóc khi bị rối loạn giấc ngủ.

Nguyên nhân gây RLGN của trẻ

Nguyên nhân sinh lý: Có 2 dạng giấc ngủ REM - NREM (giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, giấc ngủ REM chiếm 25% tổng số thời gian ngủ), nhưng riêng ở trẻ em giấc ngủ REM chiếm tới 50%, đặc điểm của giấc ngủ này là khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể lại tăng hoạt động: Tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn... Chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng dễ dàng đánh thức bé và sự thức dậy ngắn cũng làm bé tỉnh ngủ hoàn toàn.

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh có những thời điểm khiến trẻ dễ bị khó ngủ, quấy khóc như khi trẻ sắp bò, sắp mọc răng, sắp đi, vận động nhiều quá vào ban ngày hoặc ăn ít quá, ăn no quá...

Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ có các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ... cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Những trẻ bị mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD, đau chướng bụng, đầy hơi, bị chứng tăng động, kích thần thần kinh, rối loạn tập trung… đều có hậu quả là rối loạn giấc ngủ và có thể khiến cho những tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Cho trẻ ngủ sai cách:

• Ngủ quá nhiều vào ban ngày (ngủ quá 5 giờ chiều).

• Giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: Võng, nôi điện, thậm chí vào bố mẹ, nếu không có những yếu tố trên bé nhất định không ngủ.

• Chỗ ngủ của trẻ cần ấm cúng, ít gió, yên tĩnh. Nếu trẻ ngủ trong môi trường quá ồn ào, quá nhiều ánh sáng hoặc phải thay đổi chỗ ngủ thường xuyên sẽ tạo cảm giác không an toàn, khó ngủ.

Khắc phục RLGN ở trẻ dưới 3 tuổi

Nên làm

• Tập thói quen tốt trước ngủ bằng các hoạt động cá nhân như rửa mặt, rửa tay chân, tắm, massage, thay quần áo thoáng mát cho trẻ... Nên làm hàng ngày, liên tục, lặp đi lặp lại để tạo cho trẻ phản xạ có điều kiện.

• Tạo cảm giác an toàn  trước khi ngủ bằng cách cho bé mang theo những vật mà bé yêu thích lên giường như gấu bông, búp bê, gối ôm, vỗ về bé khi cần thiết….

• Duy trì thời gian ngủ và thức hằng định ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần so với ngày trong tuần.

• Sử dụng thảo dược: Tía tô đất, hoa lạc tiên… nếu được sử dụng đúng cách, với liều lượng phù hợp theo quy định có thể giúp trẻ an dịu thần kinh nhẹ nhàng, an toàn và dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng quấy khóc ban đêm.

Không nên làm

• Ăn khi ngủ: Dễ sặc, sâu răng, dễ rối loạn tiêu hóa.

• Lẫn lộn giữa ngày và đêm: Bé sẽ không ngủ suốt đêm nếu như bé không biết phân biệt giữa ngày và đêm, không biết sự khác nhau giữa ánh sáng và bóng tối. Nên giữ phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và hạn chế ánh sáng lọt vào khi trời tối.

• Vận động quá nhiều, xem tivi, chơi game trước khi ngủ.

• Sử dụng nhiều loại thuốc trước khi ngủ: Một số loại vitamin, thuốc bổ kích thích hệ thần kinh khiến trẻ ngủ không sâu giấc và dễ bị thức dậy trong đêm.


DS. Trịnh Thu Hồng