Top bài thi đánh giá năng lực đại học quốc gia năm 2022

Năm nay, ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức, thí sinh có thể lựa chọn tham gia nhiều kỳ thi riêng để đăng ký xét tuyển vào trường đại học.

Trong 3 ngày cuối tháng 2, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đợt thi đầu tiên của kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT [HSA] năm 2022. Đợt thi này được tổ chức tại Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, cùng Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, ĐH Thái Nguyên.

Ngoài đợt 1, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức thêm 15 đợt thi đánh giá năng lực, kéo dài đến tháng 8. Trong đó, trường đã công bố lịch thi của 12 đợt. Cụ thể như sau:

Đợt thi

Thời gian mở cổng đăng ký

Ngày thi chính thức

Số chỗ dự thi

Địa điểm thi

201 Đã tổ chức


202 8h15, 14/2 18-20/3 3.100 Hà Nội, Hưng Yên
203 8h15, 24/2 24-27/3 5.500 Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên
204 8h15, 24/2 2-3/4 6.900 Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
205 8h15, 9/3 22-24/4 8.500 Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên
20610h, 12/37-8/58.500Hà Nội, Đà Nẵng
20710h, 12/321-22/58.500Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên
20810h, 9/44-5/69.000Hà Nội, Nam Định, Nghệ An
209*10h, 9/418-19/610.000Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng
210*10h, 14/525-26/610.000Hà Nội, Thanh Hóa
211*10h, 14/516-17/710.000Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng
212*10h, 14/523-24/78.000Hà Nội, Nghệ An

[Thời gian các đợt 209, 210, 211, 212 có thể được điều chỉnh sau].

Đề thi gồm 150 câu, chia làm 3 phần Toán học [50 câu hỏi, 75 phút], Văn học - Ngôn ngữ [50 câu hỏi, 60 phút], Khoa học tự nhiên - Xã hội [50 câu hỏi, 60 phút].

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150. Ngoài ra, đề thi có thể bao gồm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm, thí sinh sẽ có thêm khoảng 4 phút để làm.

Sau khi làm xong bài, thí sinh biết điểm luôn trên máy. Các em nhận giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Năm 2022, khoảng 50 trường đại học sẽ sử dụng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển.

Trong khi đó, năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi Đánh giá năng lực. Đợt 1 diễn ra vào ngày 27/3, tại 17 tỉnh, thành gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2 dự kiến diễn ra vào ngày 22/5 tại 4 tỉnh, thành gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang.

Thí sinh có thể dự thi 2 đợt. Kết quả của đợt thi cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển.

Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.

Cấu trúc bài thi gồm 3 phần - Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Năm nay, khoảng 80 trường xét tuyển bằng điểm kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

ĐH Bách khoa Hà Nội lại chỉ tổ chức duy nhất một đợt thi Đánh giá tư duy. Đợt thi chính thức dự kiến diễn ra sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc một tuần.

Thí sinh làm bài thi tổ hợp trong 270 phút với 3 phần. Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu [120 phút]. Phần tự chọn 1 gồm các môn Khoa học tự nhiên Lý, Hóa, Sinh [90 phút]. Phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh [60 phút] hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng. Hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả 3 phần.

Thí sinh làm bài câu hỏi trắc nghiệm, trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và trình bày của các sĩ tử.

Năm nay, 8 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển.

Năm 2022, lần đầu tiên, ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực để xét tuyển. Dự kiến, thí sinh dự thi vào ngày 7/5, tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kết quả được công bố trước 25/5.

Trường tổ chức thi đánh giá năng lực các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Thời gian làm bài môn Toán, Ngữ văn là 90 phút, các môn còn lại 60 phút.

ĐH Sư phạm TP.HCM cũng tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt, dự kiến có 3-4 đợt. Đợt thi đầu tiên dự kiến diễn ra ngay tháng hai, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt có 6 bài thi, gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh. Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm, 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn.

Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn có thời gian thi 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm, một bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội sẽ được ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ.

Bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh có thời gian làm bài 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Năm nay, Bộ Công an cũng tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Bài thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận, đánh giá kiến thức THPT, khả năng phán đoán, suy luận.

Phần trắc nghiệm bao gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, phù hợp với tổ hợp đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường công an nhân dân. Phần này tập trung kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT hiện hành, độ khó cao hơn so với đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT để tăng khả năng phân loại thí sinh.

Phần tư duy logic tập trung kiểm tra các kỹ năng ghi nhớ, phán đoán, suy luận, đánh giá, nhận xét của thí sinh, phù hợp với lĩnh vực công tác công an. Ở phần tự luận, thí sinh lựa chọn một trong 2 nội dung văn học, nghị luận xã hội hoặc giải toán.

Tổng thời gian làm bài là 180 phút, trong đó, phần trắc nghiệm 90 phút, phần tự luận 90 phút.

Kỳ thi được tổ chức tại các trường đại học, học viện khối công an mà thí sinh đăng ký xét tuyển, thời gian dự kiến sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc.

Thí sinh dự Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2021. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Vừa qua, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận số lượng thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022 đợt 1 do trường này tổ chức lên tới gần 85.000 em, cao nhất từ trước đến nay.

Nắm bắt được mức độ quan tâm lớn của thí sinh đối với kỳ thi này, các trung tâm, trang web luyện thi đã nhanh nhạy chuẩn bị nhiều bộ đề, khóa học ôn luyện có thu phí.

Tuy nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định không phát hành tài liệu đề thi đánh giá năng lực và khuyến cáo thí sinh cần thận trọng trước những dịch vụ luyện thi chưa được kiểm chứng về chất lượng đang “tràn lan” trên mạng hiện nay.

Chỉ cần một cú nhấp chuột liên quan đến từ khóa “luyện thi đánh giá năng lực” trên mạng Internet, các thí sinh sẽ dễ dàng tìm thấy hàng triệu kết quả được đưa ra. Trong đó, chiếm phần lớn là thông tin về các dịch vụ luyện thi cấp tốc, bán đề và thi thử đánh giá năng lực được quảng cáo rầm rộ.

Mỗi khóa luyện thi đánh giá năng lực như vậy có mức học phí từ 1 triệu đến gần 3 triệu đồng, tiền tài liệu từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, tùy số lượng môn.

[Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP Hồ Chí Minh tăng kỷ lục]

Đơn cử như khóa học ôn luyện thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên hệ thống Giáo dục "Hocmai" hứa hẹn sẽ cung cấp cho học sinh bài giảng của 8 thầy, cô với mức học phí là 2,9 triệu đồng/gói, gói luyện đề thi có mức học phí 1,9 triệu đồng/khóa.

Hệ thống này cũng tổ chức khóa luyện thi cấp tốc 90 ngày cho kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội với mức học phí 1,2 triệu đồng.

Trong khi đó, trung tâm Luyện thi Marathon Eduacatione đưa ra chương trình cấp tốc luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 với cam kết hoàn tiền nếu không đạt 800 điểm.

Thí sinh dự Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2021. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Nhiều lời quảng cáo hấp dẫn người học như “ngân hàng đề khổng lồ,” “phương pháp ôn thi hiệu quả,” “nhân đôi cơ hội vào đại học” được đơn vị này đặt trên trang chủ để thu hút học sinh.

Mức học phí 1,6 triệu đồng cho 13 buổi trực tuyến [90 phút/buổi], có thể xem lại bài học.

Trên các trang mạng xã hội, mà phổ biến nhất là Facebook, ngay khi vừa kết thúc thời gian đăng ký dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, hàng chục trang luyện thi, ôn thi, cung cấp đề thi đánh giá năng lực đã nhanh chóng được lập ra với những cái tên mang tính chất thu hút người học như “Luyện thi đánh giá năng lực 2022 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,” “khóa luyện thi đánh giá năng lực 900+,” “Luyện thi cấp tốc đánh giá năng lực 2022”… Các trang này đều có số lượng thành viên lên đến hàng trăm nghìn người. 

Ngoài ra, nhiều trang luyện thi còn tổ chức thi thử online cho học viên đã mua bộ tài liệu ôn thi, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Các trang này mời gọi học sinh bằng cách gửi trước một vài đề miễn phí và yêu cầu học sinh phải trả phí mua các khóa học để có thể ôn luyện tiếp, với lời hứa hẹn có các giáo viên kỳ cựu, thầy cô giàu kinh nghiệm, giảng viên các trường đại học đã từng tham gia nghiên cứu, biên soạn đề thi đánh giá năng lực từ năm 2014 đến nay trực tiếp giảng dạy để tăng mức độ tin cậy đối với các học viên.

Đáng lo ngại nhất, để thu hút học viên, nhiều trang luyện thi còn đăng tải miễn phí bộ đề được cho là đề thi chính thức năm 2019 như một ưu đãi cho khóa học của mình. Theo quy tắc bảo mật của kỳ thi thì điều này là không thể vì tất cả đề thi, giấy nháp đều được thu lại sau khi thí sinh hoàn thành bài thi.

Liên quan đến việc nhiều lời mời gọi luyện thi đánh giá năng lực trên mạng xã hội, ông Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức luyện thi đánh giá năng lực.

Trong mỗi đợt thi các năm trước, không thí sinh nào được phép mang đề thi ra khỏi phòng thi. Mỗi năm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chỉ công bố đề thi mẫu minh họa đánh giá năng lực. Do vậy, thí sinh cần tham khảo những thông tin chính thống.

Theo ông Nguyễn Quốc Chính, ngân hàng câu hỏi của kỳ thi đánh giá năng lực lên đến hơn chục nghìn câu, kiến thức trải rộng thì không một trung tâm luyện thi nào có thể bao quát nổi.

Hơn nữa, đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có độ khó nhất định với mục tiêu để tìm kiếm những thí sinh có năng lực thật và định hướng học tập một cách đúng đắn, khóa học chứ không phải học “vẹt,” học nhồi nhét.

Cách để đạt kết quả tốt nhất là học sinh cần có năng lực thật và tập trung học để nâng cao năng lực đó trong suốt quá trình chứ không phải là luyện thi, học “tủ” để có điểm thi cao.

“Lời khuyên là thí sinh không cần tham gia các khóa luyện thi đang được quảng cáo ở khắp nơi mà nên tự ôn luyện năng lực chung của mình. Bài thi sẽ gồm 120 câu trắc nghiệm hỏi rất tổng quát về khả năng hệ thống hóa, khả năng xử lý số liệu, xử lý vấn đề… của thí sinh, muốn làm tốt thì phải học thật đều, nắm thật vững kiến thức các môn học của chương trình cấp 3 chứ không thể học kiểu ‘trúng tủ’ được,” ông Nguyễn Quốc Chính chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Chính cho biết điều các thí sinh cần làm hiện nay là sau khi đã được xác nhận đăng ký và thanh toán lệ phí thi thì cần phải đăng nhập ngay vào tài khóan dự thi để kiểm tra tình trạng xác nhận đã thanh toán thành công hay chưa tại mục nhật ký thanh toán.

Trong trường hợp sai tên đơn vị hưởng, dư, thiếu tiền hoặc sai sót trong thông tin tài khóan họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, khu vực ưu tiên... , thí sinh cần sớm gửi email cho đơn vị tổ chức để hỗ trợ chỉnh sửa. 

Dự kiến từ ngày 19-20/3, thí sinh quay lại tài khóan để in giấy báo dự thi. Thí sinh xem và in giấy báo dự thi mang theo đi thi cùng chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu bản gốc. Liên quan đến nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh cần đợi đến ngày 5/4 để chỉnh sửa, thêm, đổi thứ tự, đăng ký nguyện vọng.

Kỳ thi đánh giá năng lực là một trong các hình thức xét tuyển đại học chiếm tỉ lệ cao trong tổng số chỉ tiêu hiện nay, được nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh [cả các trường đại học thành viên và một số trường ngoài hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh] tin cậy sử dụng làm căn cứ xét tuyển.

Tính chất quan trọng của kỳ thi dẫn đến nhu cầu ôn luyện của thí sinh ngày càng cao. Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 của thành phố lên đến gần 85.000 em, đây là mức tăng vọt kỷ lục so với tổng số 5.000 thí sinh trong kỳ thi đầu tiên được tổ chức vào năm 2018./.

[TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề