Tổ chức oecd là gì

ORGANIZATION FOR ECONOMIC COOPERATION AND DEVELOPMENT [OECD] LÀ GÌ?

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [tiếng Anh: Organization for Economic Cooperation and Development; viết tắt: OECD] có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân.

Đây là một diễn đàn dành cho các thành viên, hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 nước không phải là thành viên, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác. 

Hiện OECD có 34 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao.

Trụ sở của tổ chức hiện nay cũng như tiền thân OEEC trước đó từ năm 1949 là ở Lâu đài La Muette ở Paris, Pháp.

Xem thêm:  KPI là gì ?

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Các nước thành viên OECD tính đến năm 2006

  • Tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu [OEEC] của 16 nước châu Âu nhằm khôi phục kinh tế và giám sát phân bổ viện trợ.
  • Năm 1950, Mỹ và Canada tham gia OEEC với tư cách quan sát viên.
  • Năm 1961, OEEC được chuyển thành OECD. 16 nước châu Âu trong OEEC cùng với Mỹ và Canada trở thành những thành viên sáng lập của OECD [tổng cộng 20 thành viên].
  • Trong những năm tiếp theo, OECD tiếp tục kết nạp một số quốc gia, bắt đầu từ Nhật Bản [1964], Phần Lan [1969], Úc [1971], New Zealand [1973], México [1994], Cộng hòa Séc [1995], Hungary, Ba Lan và Hàn Quốc [1996], Slovakia [2000], và mới nhất là Chile, Slovenia, Israel, và Estonia [2010].

GÍA TRỊ CỐT LÕI CỦA OECD

  • OBJECTIVE: Các phân tích và khuyến nghị của OECD là độc lập và dựa trên bằng chứng xác thực.
  • OPEN: OECD khuyến khích tranh luận và chia sẻ hiểu biết về các vấn đề toàn cầu quan trọng.
  • BOLD: OECD dám thách thức sự khôn ngoan thông thường
  • PIONEERING: OECD xác định và giải quyết những thách thức mới nổi và lâu dài.
  • ETHICAL: Uy tín của OECD được xây dựng trên sự tin tưởng, chính trực và minh bạch.

Nguồn: OECD, Wikipedia

Xem thêm:  Các hình thức kinh doanh mới

Xem thêm: Capital Gain là gì ?

Mục lục bài viết

  • 1.Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [ OECD]
  • 1.1 Khái niệm:
  • 1.2 Lịch sử hình thành
  • 2.Cơ cấu tổ chức
  • 3.Mục tiêu chính thức của OECD
  • 4. Cơ chế hợp tác giữa OECD và các nước khôngthành viên
  • 5. Quan hệ ViệtNam– OECD
  • 6. Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển trong tình hình dịch bệnh Covid

1.Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [ OECD]

1.1 Khái niệm:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế[Organization for Economic Cooperation and Development], viết tắt OECD, là một tổ chức liên chính phủ được thành lập theo một hiệp định ký tại Paris vào ngày 14 tháng 12 năm 1960 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các nước thành viên và thế giới, tăng cường thương mại quốc tế. OECD có trụ sở chính đặt tại Paris [Pháp].

1.2 Lịch sử hình thành

Tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu[OEEC], được thành lập năm 1948 nhằm mục đích phục hồi kinh tế châu Âu và giám sát phân bổ viện trợ của Mỹ dành cho châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ haithông qua Kế hoạch Marshall. OEEC đã rất thành công trong việc đạt được những mục tiêu tái thiết. Tuy nhiên, với việc viện trợ của Mỹ chấm dứt vào năm 1952, tổ chức này mất đi mục đích tồn tại của nó. Vào khoảng năm 1960, các nước thành viên đàm phán để Mỹvà Canadagia nhập tổ chức này nhằm tăng cường quan hệ kinh tế hai bờ Đại Tây Dương. OEEC chuyển thành OECD đánh dấu một định hướng chính sách mới, mang tính quốc tế hơn.

Hai mươi nước tham gia ký kết ngay từ ngày đầu thành lập OECD vào năm 1960 gồm có: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức[cũ], Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anhvà Mỹ. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, OECD có tất cả 34 quốc gia thành viên. Mười bốn nước gia nhập OECD sau năm 1960 là Nhật Bản[1964], Phần Lan[1969], Australia[1971], New Zealand[1973], Mexico[1994], Cộng hòa Séc[1995], Hàn Quốc[1996], Hungary[1996], Ba Lan[1996], Slovakia[2000], Chile[2010], Estonia[2010], Israel[2010] và Slovenia[2010]. Năm nước được OECD đề xuất Tăng cường Gắn kết [Enhanced Engagement], tăng cường quan hệ đối tác chặt chẽ và có tổ chức hơn hướng đến khả năng có thể trở thành thành viên của OECD là Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Indonesia, và Nam Phi.

2.Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức, cơ quan đầu não của OECD là Hội đồng OECD, thực hiện chức năng giám sát và định hướng chiến lược. Thành viên của Hội đồng gồm đại diện các nước thành viên và Ủy ban châu Âu. Các quyết định của Hội đồng được đưa ra dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Hội đồng giám sát hoạt động của các Ủy ban, được hình thành trên cơ sở đại diện của các nước thành viên. Ban Thư ký của OECD cung cấp các hỗ trợ cho hoạt động của các Ủy ban và do một Tổng Thư ký điều hành.

OECD có 03 cơ quan chính là Hội đồng OECD, Ban Thư ký và các Ủy ban Chuyên môn.

-Hội đồng OECD: là cơ quan có quyền ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận bao gồm một đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của Ủy ban Châu Âu.Hội đồng OECD họp cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định hoạt động ưu tiên của OECD.

-Ban Thư ký OECD: là cơ quan phối hợp các hoạt động của OECD và hỗ trợ cho hoạt động của các Ủy ban, gồm có Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng thư ký.Hiện nay, Tổng Thư ký là ông Donald J. Johnston [quốc tịchCanada].

- Ủy ban Chuyên môn: OECD có 12 ủy ban chuyên môn về các lĩnh vực: kinh tế, thống kê, môi trường, hợp tác phát triển, quản lý công và phát triển lãnh thổ, thương mại, tài chính và doanh nghiệp, chính sách thuế, khoa học công nghệ và công nghiệp, việc làm - lao động và xã hội, giáo dục, lương thực - nông nghiệp và ngư nghiệp.

Ngoài ra OECD còn có 6 cơ quan tương đối độc lập gồm: Cơ quan Năng lượng quốc tế, Cơ quan Năng lượng nguyên tử, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông các nước Châu Âu, Trung tâm Phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Giáo dục, Câu lạc bộ vùng Sahel và Tây Phi.

3.Mục tiêu chính thức của OECD

Mục tiêu chính thức của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển được ghi trong Điều 1 Hiệp định thành lập là phối hợp chính sách nhằm:

- Đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân ở các nước thành viên, trong khi vẫn duy trì được ổn định tài chính, và qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới.

- Góp phần vào sự lớn mạnh vững chắc về kinh tế của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên trong quá trình phát triển kinh tế.

- Góp phần vào sự mở rộng thương mại thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đối xử phù hợp với các cam kết quốc tế.

Về đối nội, tổ chức này xác định sứ mệnh của mình là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường. Không giống như Liên minh Châu Âu, OECD là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức đứng trên quốc gia. Trên thực tế, OECD đưa ra các khuyến nghị không mang tính chất ràng buộc cho các nước thành viên. OECD cũng được xem là một diễn đàn quan trọng cho các nước thành viên phối hợp các chính sách kinh tế, trao đổi ý kiến, thảo luận các thỏa thuận liên quan đến thương mại và các vấn đề khác, xây dựng các mối liên hệ giữa các nước thành viên với các nước không phải là thành viên. Ngoài trọng tâm về kinh tế, OECD gần đây mở rộng nhiệm vụ của mình sang các vấn đề xã hội, chính trị, và văn hóa. OECD còn được xem là nguồn thông tin kinh tế và thống kê rất có giá trị cho các nước thành viên cũng như cho các tổ chức và cá nhân có quan tâm.

Về đối ngoại, OECD hiện có quan hệ hợp tác với hơn 70 nước không phải là thành viên của Tổ chức này. OECD cũng duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức dân sự và các nghị viện như Hội đồng châu Âu và Hội đồng NATO. Ngoài ra, OECD cũng có mối quan hệ chính thức với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế[ILO], Tổ chức Nông lương[FAO],Quỹ Tiền tệ Quốc tế[IMF],Ngân hàng Thế giới[WB], Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế[IAEA] và các cơ quan trực thuộcLiên Hiệp Quốc. Trongquan hệ Bắc – Nam, các nước OECD được xem là đại diện cho nhóm lợi ích đối trọng với các nước đang phát triển.

4. Cơ chế hợp tác giữa OECD và các nước khôngthành viên

-Trung tâm Hợp tác với các nước khôngthành viên [CCNM]:OECD có quan hệ với khoảng 70 nền kinh tế không phải là thành viên, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ thông qua CCNM. Chương trình hoạt động của CCNM được chia thành 2 loại chính gồm Diễn đàn Toàn cầu OECD và Các chương trình quốc gia và khu vực:

Diễn đàn toàn cầu OECD: là diễn đàn các nước thành viên và không phải thành viên [không hạn chế] thảo luận và đối thoại chính sách hợp tác và phát triển kinh tế. Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức các cuộc gặp, trao đổi, thảo luận không chính thức giữa các quan chức, các nhà nghiên cứu. Diễn đàn hiện tập trung thảo luận 5 chủ đề chính: Phát triển bền vững, Kinh tế tri thức, Quản lý, Thương mại, Đầu tư Quốc tế.

-Các chương trình quốc gia và khu vực: OECD hiện ưu tiên cho khu vực Châu Âu, Trung Á, Châu Á và Nam Mỹ.Trong mỗi khu vực, OECD lựa chọn một nước để xây dựng chương trình quốc gia [ở Châu Á là Trung Quốc]. Chương trình quốc gia được triển khai dưới hình thức hội thảo, diễn đàn, bàn tròn chuyển giao kiến thức và công nghệ, nghiên cứu, khảo sát. Về cơ chế tài chính, theo thông lệ, nước chủ nhà sẽ chịu chi phí trong nước [địa điểm họp, mời đại biểu trong nước…], OECD chịu chi phí liên quan đến yếu tố quốc t

- Lợi ích thành viên:

+Được tham gia vào việc định hướng hoạt động của Trung tâm

+ Được ưu tiên trong việc tham khảo các tư liệu của OECD về kinh nghiệm, mô hình phát triển của các nước thành viên và không thành viên OECD;

+ Phổ biến chiến lược, chính sách phát triển của các nước thành viên Trung tâm.

5. Quan hệ ViệtNam– OECD

Việt Nam đã có quan hệ với OECD trong nhiều năm thông qua sự tham gia của đại diện các Bộ, Ngành vào một số diễn đàn và chương trình khu vực của OECD như Diễn đàn toàn cầu về Đầu tư quốc tế [Ấn Độ, 10/2004], Hội nghị bàn tròn Đầu tư Châu Á [Indonesia, 2/2005], Diễn đàn Cạnh tranh toàn cầu [Pháp, 2/2005]…Tuy nhiên, cho đến nay, ViệtNamtạm thời chưa có chương trình tổng thể về hợp tác với OECD.

OECD đánh giá cao chính sách và các thành tựu của ViệtNamvà mong muốn tăng cường hợp tác với ViệtNam.Để thống nhất triển khai hợp tác với OECD, chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối trong quan hệ với OECD và cử điều phối viên quốc gia của Việt Nam làm việc tại Ban Thư ký OECD. OECD đã đồng ý chọn ViệtNamlà một trong những chủ đề chính của chương trình 2005-2006 của Trung tâm Hợp tác với các nước khôngthành viên[CCNM].

6. Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển trong tình hình dịch bệnh Covid

OECD nhận định đà phục hồi ở các nền kinh tế phát triển hàng đầu đã mạnh hơn trong quý II và tăng trưởng sẽ duy trì ở mức tương tự trong nửa cuối năm. Tổ chức này nhận định nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh, Bắc Mỹ và Nhật Bản là đáng khích lệ, trong khi Khu vực sử dụng đồng euro [Eurozone] cuối cùng đã thoát khỏi suy thoái.Tuy nhiên, OECD hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới là Hoa Kỳ trong năm nay, từ mức 1,9% được đưa ra hồi tháng Tư xuống 1,7%, nhưng giữ nguyên dự báo đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản.

OECD dự báo mức tăng trưởng trong năm 2013 đối với nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai châu Âu là Đức và Pháp, lần lượt là 0,7% và 0,3%, so với các mức dự báo trước đó là tăng 0,4% và giảm 0,3%. Trong khi đó, tổ chức này đã nâng dự báo cho kinh tế Anh lên 1,5% từ mức ước tăng 0,8%.

Với một nền kinh tế nằm ngoài khối là Trung Quốc, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2013 sẽ đạt 7,4%, thay vì 7,8%. Tổ chức này nhận định tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể đã ra khỏi vùng trũng và sẽ phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối năm nay, dù mức tăng trưởng sẽ không cao như trong các chu kỳ tăng trưởng trước đây.Theo OECD, việc động lực tăng trưởng của các nền kinh tế thành viên mạnh hơn là điều đáng hoan nghênh, sự phục hồi ổn định vẫn chưa được tạo lập và những rủi ro lớn vẫn còn.Tổ chức này cho rằng rủi ro chính đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu là cách thức mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ [Fed] ngưng chính sách tiền tệ nới lỏng, trong khi sự lo ngại về động thái chính sách này đã khiến dòng vốn tháo chạy khỏi một số nền kinh tế mới nổi.

OECD nói rõ rằng bởi các nền kinh tế mới nổi đóng góp phần đáng kể trong tăng trưởng của kinh tế toàn cầu những năm gần đây và chiếm một tỷ trọng ngày một lớn trong sản lượng kinh tế của toàn cầu, việc các nền kinh tế này mất động lực sẽ khiến cho triển vọng tăng trưởng ngắn hạn của kinh tế thế giới kém đi. Tổ chức này dự báo biến động trên thị trường tài chính và tình trạng thoái vốn ở các nền kinh tế mới nổi có thể nghiêm trọng hơn, gây thêm trở ngại cho tăng trưởng chung. OECD khuyến cáo các ngân hàng trung ương đã tiến hành các biện pháp kích thích kinh tế cần tiếp tục duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng, tránh để quá trình phục hồi bị chệch hướng.Tổ chức này ủng hộ kế hoạch của Fed về việc bắt đầu giảm dần chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng, trong khi cho rằng Nhật Bản nên tiếp tục các nỗ lực kích thích kinh tế cho đến khi giảm phát được đẩy lùi.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàngcung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ emailTư vấn pháp luậtqua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề