Thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền là gì

Thuốc y học cổ truyền [ bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thang] là thuốc có thành phần dược liệu chế biến, bào chế hay phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hay theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.

Cùng với thuốc Tây y thì thuốc Y học cổ truyền được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnhShop Phụ kiện điện thoại chính hãng

Về danh mục thuốc y học cổ truyền được quy định theo thông tư của Bộ Y tế gồm 163 bài thuốc, được chia thành 22 chương theo tác dụng chữa bệnh. Cấu trúc bài thuốc gồm các mục sau:

  • Tên bài thuốc
  • Xuất xứ
  • Công thức: tên vị thuốc [ghi tên trong dược điển Việt Nam, dược điển Trung Quốc, hoặc sách dược liệu, sách y học cổ truyền]; số lượng từng vị [quy đổi ra gam:g]
  • Dạng bào chế
  • Công năng
  • Chủ trị
  • Liều dùng
  • Cách dùng
  • Lưu ý khi sử dụng: thận trọng khi sử dụng, tương tác thuốc

2. Tiêu chỉ xét chọn thuốc cổ truyền là gì?

Chỉ tiêu xét chọn thuốc trong Y học cổ truyền bao gồm:

  • Cổ phương có trong các tác phẩm của Việt Nam và Trung Quốc trước thể kỷ 19 trở về trước được sử dụng tại Việt Nam.
  • Bài thuốc gia truyền được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hay Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành
  • Thuốc dân gian được sử dụng trong cộng đồng được nghiên cứu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp tương ứng nghiệm thu đánh giá an toàn, hiệu quả.
  • Nghiệm phương thuộc đề tài nghiên cứu cấp cơ sở được áp dụng điều trị có hiệu quả từ 10 [mười] năm tại bệnh viện, viện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tuyến tỉnh trở lên
  • Thuốc cổ truyền là sản phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương đã được nghiên cứu tiền lâm sàng, lâm sàng giai đoạn 2 trở lên được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp tương ứng nghiệm thu đánh giá an toàn và hiệu quả.Phụ kiện điện thoại xiaomi
  • Thuốc cổ truyền được chuyển dạng bào chế không thay đổi tác dụng và đường dùng, có quy trình, dạng bào chế ổn định, được Hội đồng khoa học cấp Bộ đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc có dạng bào chế mới với chứng bệnh hoặc bệnh theo bài thuốc gốc.

3. Phân nhóm thuốc y học cổ truyền

Y học cổ truyền thường kê đơn thuốc hay sử dụng các chế phẩm của thuốc tễ, thuốc hoàn dựa trên tính vị hàn – nhiệt – ôn – lương và quy kinh, được tổ chức theo biến chứng luận trị. Dựa trên tác dụng thực tế lâm sàng, thuốc thảo mộc được chia ra thành nhiều loại, mỗi loại có thể điều trị 1 hay nhiều chứng bệnh, và nhiều hội chứng bệnh cũng có thể quy về một loại thuốc.

Tùy vào đặc điểm dược tính mà thuốc Y học cổ truyền được phân chia thành nhiều loại khác nhauPhụ kiện điện thoại samsung

Dưới đây là phân loại thuốc thảo mộc theo biện chứng luận trị

Những vị  thuốc giải biểu thường được sử dụng:

Loại cay ấm: ma hoàng, quế chi, tía tô, sinh khương, hương nhu, kinh giới, phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, thông bạch, tế tân… 

Loại cay mát: sài hồ, cát căn, thăng ma, ngưu bàng tử, tang diệp, bạc hà, cúc hoa, phù bình, đậu xị, thuyền y…

Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả [tả hỏa] : thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt – giải độc. Cũng có tài liệu chia thuốc thanh nhiệt giáng hoả ra 2 loại: thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt táo thấp. Ngoài ra khi điều trị còn phối hợp với một số thuốc bổ âm, dưỡng âm, dưỡng huyết. Người xưa coi đó là thuốc thanh hư nhiệt [âm hư sinh nội nhiệt].

Thuốc thanh nhiệt lương huyết thường dùng sinh địa, huyền sâm, đan bì, xích thược, bạch đầu ông, thanh hao, bạch vi, địa cốt bì…

Thuốc thanh nhiệt – giải độc thường dùng: kim ngân, liên kiều, thanh đại diệp, tử thảo, bồ công anh, tử hoa địa đinh, bán biên liên, bạch hoa xà thiệt thảo, hạ khô thảo, phượng vĩ thảo, lệ chi thảo, khổ sâm, xuyên thạch linh, bán chi liên, nhất kiến hỷ, sơn đậu căn, xạ can, ngư tinh thảo, bối tương thảo…

Thuốc tả hạ là nhóm thuốc gây nhuận tràng, tiện lỏng, trục thuỷ tả hạ. Các vị thuốc thường được chọn dùng: đại hoàng, mang tiêu, hoả ma nhân, uất quí nhân, đại kích nguyên hoa, cam toại, hắc sửu.

Thuốc trừ phong thấp là nhóm thuốc có tác dụng sơ thông kinh lạc trừ phong thấp, giải trừ thống tý ở biểu, vận động trở ngại. Các vị thuốc thường được chọn dùng: tần cửu, độc hoạt, uy linh tiên, ngũ gia bì, mộc qua, hổ trượng, xú ngô đồng, hy thiêm thảo, hải phong đằng, thương nhĩ tử, ô tiêu xà, mao lương.

Thuốc ôn lý là nhóm thuốc có tác dụng ôn lý trừ hàn, ôn trung hồi dương, tán hàn chỉ thống. Một số vị thuốc được chọn dùng: phụ tử, nhục quế, can khương, cao lương khương, ngô thù du, hoa tiêu, tiểu hồi hương, ngải diệp…

Thuốc lý khí là nhóm thuốc có tác dụng điều lý khí cơ, lưu thông khí – huyết. Một số vị thuốc được chọn dùng: quất bì, chỉ thực [sác], mộc hương, giới bạch, hương phụ, ô dược, thanh bì, xuyên luyện tử, uất kim.

Thuốc an thần là nhóm thuốc có tác dụng an thần định chí. Một số vị thuốc được chọn dùng là: toan táo nhân, bá tử nhân, viễn trí, trân châu mẫu, long cốt, mẫu lệ, từ thạch, chu sa, hổ phách.

Thuốc có tác dụng bổ khí [tỳ khí, phế khí là chính]

Thuốc có tác dụng bổ dương là nhóm thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường cân cốt: tử hà sa, bổ cốt chi, thiên ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc [tiên linh tỳ], lộc giác, lộc nhĩ, thỏ ty tử, đông tật lê, ích trí nhân, hồ đào nhục, cẩu tích, tục đoạn.

Thuốc có tác dụng bổ huyết là nhóm thuốc thường được chỉ định trong hội chứng thiếu máu, kinh nguyệt không đều. Một số vị thuốc được chọn dùng: đương qui, bạch thược, thục địa, tang thầm tử, hà thủ ô, câu kỷ tử…cường lực điện thoại xiaomi

Lưu ý: Thuốc Y học cổ truyền gồm rất nhiều nhóm đa dạng khác nhau. Trên đây chỉ là những nhóm cơ bản thường được sử dụng.

Với những chia sẻ về thuốc Y học cổ truyền của các chuyên gia là giảng viên Trung cấp Y sỹ Y học cổ truyền Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên, bài viết do khoa hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn tìm hiểu về thuốc y học cổ truyền hiệu quả.

//credit-n.ru/order/zaymyi-joymoney.html

Mời các bạn theo dõi video chương trình:

Cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền [YHCT] đã và đang góp phần không nhỏ vào việc cứu sống rất nhiều người bệnh. Nền YHCT Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với hàng trăm vị thuốc dân gian đã được công nhận từ nguồn dược liệu vô cùng phong phú đa dạng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn có nhiều bài thuốc được lưu truyền của các dân tộc hay những phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... cũng đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh. Ngành y tế Việt Nam đã từng bước đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân.

Nếu như trước đây, việc điều trị bằng YHCT chủ yếu là sử dụng thuốc Đông y cổ truyền được sản xuất từ các dược liệu thông dụng, chỉ hỗ trợ điều trị, dùng cho bệnh nhẹ, thuốc không kê đơn ở hầu hết các nước [trừ Trung Quốc], chưa được nghiên cứu lâm sàng một cách khoa học; thì nay, người dân có xu hướng sử dụng các loại thuốc dược liệu. Các chuyên gia YHCT cho biết, đây là loại thuốc dùng công thức mới, dược liệu mới, thuốc điều trị chủ đạo, dùng cả cho bệnh nặng, có nghiên cứu lâm sàng khoa học đầy đủ, cạnh tranh hiệu quả với tân dược.

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các ứng dụng Đông y trong điều trị bệnh, sự khác biệt giữa thuốc cổ truyền với thuốc dược liệu và đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho người dân trong việc ứng dụng đông y như thế nào cho đúng, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Sự khác biệt giữa thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu”.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

PGS.TS. Trần Thị Hồng Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền, Bộ Y tế

TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng khoa Lão, BV Y học cổ truyền Trung ương

Dẫn chương trình: Trà My

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ & Đời sống bắt đầu từ vào 9h30, thứ Năm ngày 2/11/2017. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: 

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ & Đời sống [Suckhoedoisong.vn] trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Hồng Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền, Bộ Y tế; TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng khoa Lão, BV Y học cổ truyền Trung ương đã nhận lời tham gia chương trình.

Trân trọng cám ơn nhãn hàng Gan Tonka đã đồng hành cùng chương trình!

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP- WHO. Điều trị viêm gan:

  • Ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn
  • Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay
  • Nóng trong, mụn nhọt

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi tương tác số 01:

Thói quen nào dưới đây dễ gây mụn nhọt, nóng trong người?

A. Uống nhiều rượu bia

B. Ăn đồ cay nóng

C. A&B

D. Ăn nhiều rau xanh

Đáp án đúng là C

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK OANH HOÀNG ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 1 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Câu hỏi tương tác số 02:

Có nên kết hợp điều trị y học cổ truyền và y học hiện đại không trong điều trị bệnh không?

A. Không nên

B. Nên kết hợp theo sự hướng dẫn của thầy thuốc để phát huy tối đa lợi thế của y học hiện đại và y học cổ truyền.

Đáp án đúng là B

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK Tú Nguyễn ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 2 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.


Video liên quan

Chủ Đề