Thuỵ Du nghĩa là gì

0 Comments

Bài thơ gốc của Du Tử Lê đi sâu vào thân phận chiến tranh, còn ca khúc khi được Anh Bằng phổ nhạc, đã khắc họa tình yêu trong cuộc đời.

Lâu nay, mọi người vẫn biết đến bài hát Khúc thụy du, với nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, dựa trên ý thơ của nhà thơ Du Tử Lê. Bài hát viết về tình yêu, hiển nhiên thế, nếu nghe những ca từ sau: “Đừng bao giờ em hỏi/ Vì sao ta yêu nhau/ Vì sao môi anh nóng/ Vì sao tay anh lạnh/ Vì sao thân anh rung/ Vì sao chân không vững/ Vì sao, và vì sao…”, hay “Hãy nói về cuộc đời/ Tình yêu như lưỡi dao/ Tình yêu như mũi nhọn/ Êm ái và ngọt ngào…”.

Nhưng giữa bài thơ và bài hát được phổ là những câu chuyện khác nhau.Bạn đang xem: Thụy du là gì

Tuấn Ngọc hát "Khúc thụy du" "Khúc thụy du" do Anh Bằng phổ nhạc từ thơ Du Tử Lê, được nhiều ca sĩ thể hiện và có sức sống trong lòng công chúng.

Bạn đang xem: Thụy du là gì

Bài thơ Khúc thụy du viết năm 1968

Bài thơ Khúc thụy du được viết vào tháng 3/1968. Lời bài thơ là tiếng kinh cầu của con người trước chiến tranh, loạn lạc; trên mảnh đất mà từng ngày, từng phút trôi qua là muôn vàn đạn bom, hận thù và cái chết đổ xuống.

Nơi đó, thần chết lúc nào cũng ung dung, lởn vởn nhắc nhở: Là con người hay con vật trong chiến tranh thì thân phận cũng đều rẻ rúng như nhau, đừng đỏi hỏi gì cả.

Nhà thơ Du Tử Lê ở tháng 3 năm 1968 đã để lời thơ cứ thế bật ra, như máu chảy, từng dòng, từng dòng đỏ thẫm, tang thương: “như con chim bói cá/ tôi thường ngừng cánh bay/ ngước lên nhìn huyệt lộ/ bầy quạ rỉa xác người…/như con chim bói cá/ tôi lặn sâu trong bùn/ hoài công tìm ý nghĩa/ cho cảnh tình hôm nay…/đời sống như thân nấm/ mỗi ngày một lùn đi/ tâm hồn ta cọc lại/ ai làm người như tôi?”

Bài thơ khi được viết ra dài trên 100 câu. Nhưng khi đăng tạp chí thì cắt bỏ đi gần 1/3 bài. Ngay chính tác giả cũng không còn bản gốc mình viết tay khi đó. Sau này, in trong các tập đành phải lấy theo bản bị cắt bỏ in trên tạp chí.



Bài thơ Khúc thụy du in trong tuyển thơ cùng tên của Du Tử Lê mới được phát hành.

Ca khúc phổ nhạc những năm 80 thế kỷ trước

Theo những gì mà nhà thơ Du Tử lê kể lại thì vào năm 1985, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm gặp ông tại quán cà phê Tay Trái và giới thiệu mình là người đã phổ nhạc bài thơ của ông, trước đó hai người chưa hề quen biết.

Xem thêm: Cách Làm Vòng Tay Bằng Tóc, Trào Lưu Làm Vòng Tay Bằng Tóc, Đơn Giản

Ở phần ca khúc, từ đầu đến Thụy ơi và tình ơi lấy ở phần 3 của bài thơ. [Việc chia phần của bài thơ tôi căn cứ theo bản in mới nhất gồm 3 phần. Có nhiều bản chỉ chia làm 2. Tuy nội dung chữ nghĩa bên trong là như nhau]. Tiếp từ Như loài chim bói cá đến Trong vũng nước cuộc đời lấy ở phần 1. Phần còn lại của bài hát rút ở phần 3 của bài thơ.

Nhạc sĩ Anh Bằng đã khéo léo rút tỉa những câu định đề của bài thơ, chuyển sang trạng thái tình yêu, thay vì đi sâu vào thân phận chiến tranh như bài thơ gốc. Ví dụ rõ ràng nhất là hình ảnh chim bói cá.

Hình ảnh chim bói cá trong bài thơ là sự mở để đi sâu vào vô vàn hình ảnh người chết phía tiếp sau. Còn trong bài hát nó là sự nối tiếp của tình yêu, làm rõ cho tình yêu trong cuộc đời.

Sự chuyển từ thơ sang nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng có nhiều người đồng tình, nhiều người phản đối. Phản đối vì bài hát đã giản lược phần quan trọng nhất của bài thơ là thân phận con người, chỉ nhấn vào khía cạnh tình yêu, một khía cạnh rất nhỏ.

Đồng tình vì khi chỉ còn tình yêu bài hát không nặng nề, u ám, được lan truyền rộng rãi hơn. Bản thân nhà thơ Du Từ Lê sau mấy chục năm nhìn lại cũng công nhận nhạc sĩ Anh Bằng có cái lí của ông.

Và cả bài hát có cụm từ quan trọng mà bài thơ không có: cắt đứt cuộc tình đầu/ Thụy bây giờ về đâu. Sự cắt đứt này vừa vặn khép lại một vòng tròn với câu đầu mở ra: hãy nói về cuộc đời/ khi tôi không còn nữa.

Khúc thụy du là gì? Thụy là ai?



Nhà thơ Du Tử Lê.

Còn tác giả cho biết thời gian bài thơ ra đời cũng là bắt đầu cuộc tình giữa ông và một cô sinh viên đại học Dược. Ông lấy chữ lót trong tên người con gái này, cộng với chữ đầu bút hiệu làm thành nhan đề bài thơ.

Vậy Thụy là ai? Liệu chúng ta có cần truy nguyên rõ ràng nguồn gốc, Thụy là cô A, là cô B… hay không? Thiết nghĩ là không? Bởi một khi tác phẩm đã đi vào lòng công chúng, thiết nghĩ, nó nên giữ lại phần nào đó sự kì bí của mình. Như cụm từ "Sơn Khê" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vậy. Cứ nghĩ đó là núi sông theo ý bạn. Hoặc Trịnh Công Sơn và Bích Khê nào đó nếu bạn muốn đi tìm…

"Khúc Thụy Du" do nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ thơ Du Tử Lê, không còn vẻ bi thương như tác phẩm gốc mà toát lên vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa. 

Nhà thơ Du Tử Lê qua đời ngày 7/10 tại Mỹ. Sinh thời, ông có hơn 300 tác phẩm thơ được phổ nhạc. Trong số đó, Khúc Thụy Du là bài nổi tiếng nhất. Bài thơ ra đời năm 1968, khi ông 26 tuổi, sống ở TP HCM. Bản gốc Khúc Thụy Du dài hơn 100 câu, khi in trên tạp chí bị cắt hai phần ba, tác giả sau này cũng không còn nhớ được bài thơ gốc nên sử dụng văn bản đã lược đi để in sách.

Khi còn sống, nhà thơ chia sẻ bài thơ là kỷ niệm tình yêu giữa ông và một sinh viên ngành dược. Ông đã lấy tên đệm của cô gái - Thụy, cộng với chữ đầu trong bút danh của mình - Du - làm nhan đề. Cảm hứng buồn thương là sợi dây xuyên suốt tác phẩm: "Nó như một cộng nghiệp hay chung một tai họa, một tuyệt lộ", Du Tử Lê từng nói.

Nhà thơ Du Tử Lê. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

"Tuổi đời còn trẻ nhưng khi chứng kiến đất nước trong thời chiến tranh, loạn lạc, nhà thơ bật ra những suy tư nặng trĩu về cuộc đời. Câu chữ trong thơ ông chứa đựng nhiều khắc khoải, lột tả tâm trạng mòn mỏi của thi sĩ. Đoạn một của bài thơ vì thế có nhiều hình ảnh u ám, gợi liên tưởng đến cái chết thông qua hình ảnh chim bói cá", nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói. 

như con chim bói cá trên cọc nhọn trăm năm tôi tìm đời đánh mất

trong vụng nước cuộc đời

như con chim bói cá tôi thường ngừng cánh bay ngước nhìn lên huyệt lộ bầy quạ rỉa xác người [của tươi đời nhượng lại] bữa ăn nào ngon hơn

làm sao tôi nói được

Trên nền bối cảnh u ám, đoạn hai tác phẩm nói về tình yêu của những người trẻ với những khát khao cháy bỏng giữa dòng đời nhiều bất an, xáo trộn. Ông liên tiếp đặt ra những câu hỏi không lời đáp, thể hiện khát khao gắn kết trong tình yêu. 

vì sao mình yêu nhau vì sao môi anh nóng vì sao tay anh lạnh vì sao thân anh rung vì sao chân không vững

vì sao anh van em... 

Thụy ơi và Thụy ơi không còn gì có nghĩa ngoài tình anh tình em

đã ướt đầm thân thể

* Bài thơ Khúc Thụy Du

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét: "Tác phẩm thể hiện phong cách ngôn ngữ đặc trưng của Du Tử Lê, nhiều day dứt, tuyệt vọng. Ngoài gửi gắm mong ước cuộc tình kéo dài mãi mãi kể cả khi chết đi, bài thơ là tiếng cảm thán về số phận hữu hạn, mong manh của mỗi người. Khi được thổi hồn bằng ngôn ngữ âm nhạc, tác phẩm có chiều sâu, dễ đi vào lòng người hơn".

Nhạc sĩ Anh Bằng lấy nhiều câu trong đoạn hai, đồng thời sáng tạo thêm một số ý để phổ nhạc. Ông lược bỏ những ý thơ tang tóc, giữ lại những hình ảnh đẹp, lãng mạn. Ca khúc của Anh Bằng vẫn vương vất những nỗi ám ảnh của Du Tử Lê nhưng nhẹ nhàng hơn, tựa như một giấc mộng nửa hư nửa thực. Khung cảnh chiến tranh, chết chóc trong bài thơ lùi xa, chỉ còn lại bức tranh tình yêu đôi lứa. 

Tuấn Ngọc hát "Khúc thuỵ du"

Tuấn Ngọc hát "Khúc Thụy Du". Video: Media Max.

Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa

Hình ảnh ánh trăng, mặt hồ gợi sự vỡ vụn, chia ly. Một làn sóng động cũng khiến ánh trăng tan vỡ. Ám ảnh về sự mong manh trong tình yêu còn được thể hiện qua cảm xúc mê đắm của nhân vật trữ tình. Dù trải qua nhiều đau khổ, tác giả vẫn cảm nhận tình yêu "êm ái và ngọt ngào". 

Hãy nói về cuộc đời Tình yêu như lưỡi dao Tình yêu như mũi nhọn

Êm ái và ngọt ngào

Văn bản ca khúc "Khúc Thụy Du".

Tình yêu trong Khúc Thụy Du của Anh Bằng mãnh liệt, đắm say. Nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt qua định mệnh ngang trái để tận hiến. Bài hát được sáng tạo thêm câu hỏi tu từ: "Cắt đứt cuộc tình đầu. Thuỵ bây giờ về đâu", khắc họa rõ thêm sự day dứt dành cho nửa kia trong tình yêu.

Ca khúc được viết theo nhịp 3/4, chậm rãi và sâu lắng với nhiều đoạn luyến láy tình tứ. Giọng hát giàu chất tự sự của Tuấn Ngọc giúp ca khúc dễ đi sâu vào lòng người. Khi thưởng thức Khúc Thụy Du, người nghe chìm đắm trong nhiều câu hỏi về thân phận con người, những điều đã đánh mất trong cuộc sống, sự mong manh, hữu hạn của tình yêu...

Một số khán giả từng nhận xét ca khúc không truyền tải hết nội dung trong bài thơ của Du Tử Lê. Tuy nhiên, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "Nhạc sĩ cũng là một độc giả. Khi đọc bài thơ, họ phổ nhạc theo cảm nhận của riêng mình. Trong trường hợp này, Anh Bằng không làm mất đi tinh thần của văn bản gốc. Ngược lại, ca khúc đã mang tác phẩm đến gần hơn với độc giả, đồng thời khiến họ cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của áng thơ Du Tử Lê. Đó là sự tương hỗ giữa thơ và nhạc".

Hà Thu

Video liên quan

Chủ Đề