Bệnh giun là gì

Bệnh giun móc là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu mạn tính. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh với sức khỏe, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cũng như triệu chứng nhận biết và cách phòng chống.

1. Bệnh giun móc là gì?

Bệnh này thực chất do hai nguyên nhân gây ra, là giun móc [Ancylostoma duodenale] và giun mỏ [Necator americanus], đều thuộc họ Ancylostomidae kí sinh ở người. Tuy nhiên hai loại giun này gần giống nhau về đặc điểm sinh học, dịch tễ, chẩn đoán – điều trị, và phương pháp phòng bệnh, do đó bệnh do chúng gây ra được gọi chung là bệnh giun móc [hoặc giun mỏ]. Khi kí sinh tại tá tràng, giun móc hút khoảng 0,2 – 0,34 ml máu/ngày, gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông, chất ức chế sản sinh hồng cầu, gây mất máu mạn tính.

Nhiễm giun móc hay còn gọi giun mỏ, là khi có giun móc[ giun mỏ] sống kí sinh trong cơ thể. Ấu trùng và những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Nếu đối tượng nhiễm bệnh đi ngoài hoặc phân của họ được dùng làm phân bón thì trứng giun sẽ bám vào đất. Trứng sẽ trưởng thành và nở ra ấu trùng có khả năng xâm nhập vào da người.

Những người đi chân không trên những khu đất này sẽ bị nhiễm giun móc vì thường ấu trùng giun móc rất nhỏ nên không thể nhìn thấy. Khi vào vòng tuần hoàn máu, giun móc sẽ đến phổi và cổ họng, sau đó đi vào ruột gây bệnh tại các cơ quan trên.

Giun móc hút khoảng 0,2-0,34 ml máu/ngày. Giun mỏ hút khoảng 0,03-0,05 ml máu/ngày. Ngoài tác hại giun hút máu, giun móc/giun mỏ còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông máu, chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm trầm trọng thêm tình trạng mất máu của bệnh nhân Bệnh giun móc/giun mỏ lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Điều kiện quyết định sự lây truyền của giun móc/giun mỏ là khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân người. Dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị, đặc biệt là dân vùng trồng màu hoặc cây công nghiệp như dâu tằm, mía, cà phê, thuốc lá, ở vùng mỏ than.

2. Triệu chứng khi mắc bệnh giun móc?

Khi bị giun móc, bệnh nhân không có biểu hiện đặc hiệu, chỉ có đau vùng thượng vị [tùy mức độ nhiễm giun] và các triệu chứng của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt. Triệu chứng đau của bệnh nhân cũng không đặc hiệu, đau bất kì lúc nào, lúc đói đau nhiều hơn, ăn uống kém, đầy bụng khó tiêu.

Ngoài ra khi ấu trùng giun móc/giun mỏ xuyên qua da sẽ gây viêm da tại chỗ với biểu hiện ngứa, có các nốt đỏ kéo dài 1 – 2 ngày [nhiễm giun mỏ hay bị viêm da hơn giun móc]. Để xác định có mắc bệnh hay không, bệnh nhân cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế và làm xét nghiệm phân tìm trứng giun.

3. Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh giun móc?

Trong phân người nhiễm bệnh có trứng giun, ở môi trường đất trứng giun phát triển thành ấu trùng.

Bệnh giun móc lây truyền qua ấu trùng giun, bằng hai con đường là qua da – niêm mạc và qua đường ăn uống. Ấu trùng giun móc có thể trực tiếp xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc, hoặc đi vào cơ thể người khi ăn thức ăn, uống nước có nhiễm ấu trùng. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

Để phòng chống bệnh giun móc, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:

– Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không nhiễm phân.

– Tạo nếp giữ vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

– Không dùng phân tươi để bón ruộng vườn.

– Mang đồ bảo hộ lao động khi lao động sản xuất có tiếp xúc với đất.

– Ở vùng hầm mỏ, tiến hành khám sức khỏe hàng năm và xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm.

– Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kì 2 lần/năm, thời gian giữa 2 lần cách nhau 4 – 6 tháng.

Ngay khi có những triệu chứng nhiễm giun móc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời và chính xác nhất.

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 [24/7].

Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Bệnh giun lươn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống. Xét nghiệm bênh giun lươn tại buôn mê thuột, xét nghiệm ký sinh trùng tại ĐăkLăk. Truy cập website để xem thông tin chi tiết.

Giun lươn là ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng con người. Hiểu về bệnh là cách tốt nhất để chúng ta nhận diện và phòng ngừa bệnh giun lươn một cách hiệu quả.

Trong bài viết này, trung tâm sẽ giới thiệu đến các bạn các khái niệm bệnh giun lươn là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống.

1. Bệnh giun lươn là gì?

Bệnh giun lươn hình thành do ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da, đi theo đường tĩnh mạch chạy lên tim, qua phổi rồi tới khí quản, hầu, sau đó di chuyển xuống thực quản và ruột để sinh trưởng thành giun trưởng thành.

Giun lươn được xếp vào loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa do nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Số người mắc bệnh giun lươn ở Việt Nam khá cao, chiếm 1 – 2 % tổng dân số, bệnh cũng có tỉ lệ tái nhiễm cao hơn so với các bệnh khác.

2. Nguyên nhân mắc bệnh giun lươn

Giun lươn trưởng thành thường sống ở niêm mạc ruột non và đẻ trứng tại đây, chúng có thể sống ở môi trường bên ngoài. Trứng giun lươn phát triển thành trùng dạng tự do và chúng bị đào thải qua phân. Khi trứng giun lươn ra ngoài môi trường, một số ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng trong đất. Các ấu trùng này có thể tiếp tục xâm nhập và cơ thể và ký sinh trong cơ thể người bệnh.

Giun lươn có vỏ thân khía ngang, nông, miệng giun lươn có hai môi. Đầu giun cái lươn trưởng thành có hình thon dài và đuôi nhọn, kích thước gium khoảng 2mm x 34 mm. Giun lươn đực có kích thước khoảng 0.7 mm x 36 mm, huôi có hình móc và có hai gai sinh dục.

Trứng giun lươn có hình bầu dục, kích thước trong khoảng từ 50 – 58 mm x 30 -34 mm.

Ấu trùng giun lươn phát triển rất nhanh để thành ấu trùng có thực quản hình ụ trong trứng, và chúng tự thoát vỏ ngay trong ruột non, đi ra ngoài theo đường phân nên khi làm xét nghiệm phân rất ít khi nhìn thấy trứng giun lươn trong phân. Ngoại trừ, trường hợp bệnh nhân ỉa chảy nhiều mới thấy trứng giun lươn.

Khi ấu trùng thoát ra bên ngoài môi trường, chúng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ, có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da hoặc chúng sống tự do ở bên ngoài môi trường. Đặc biệt, môi trường bên ngoài nóng ẩm là điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển nhưng chúng cũng có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc khí hậu lạnh.

3. Triệu chứng mắc bệnh giun lươn

Người mắc bệnh giun lươn không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, tuy nhiên, một số biểu hiện dưới đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh giun lươn.

– Đau bụng vùng thượng vị

– Ỉa chảy

– Viêm da tại chỗ khi có ấu trùng xâm nhập vào cơ thể

– Xét nghiệm máu thấy thiếu máu nhẹ

– Lên cơn hen với người bị cơ địa dị ứng Giun lươn lạc chỗ có thể ký sinh ở thực quản, phổi, hạch bạch huyết

– Phân có mùi hôi tanh

Ngoài những dấu hiệu trên, khi xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz, kết quả trong phân có ấu trùng giun lươn sẽ có ngay sau khi lấy phân làm xét nghiệm.

4. Thời gian ủ bệnh

Ổ chứa: Cơ thể người chính là ổ chứa của giun lươn Strongyloides stercoralis. Giun lươn còn có thể sống ở một số động vật khác như chó, khỉ, vượn.

Thời gian ủ bệnh: Trong vòng từ 2-4 tuần là khoảng thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập qua da đến khi phát triển thành giun lươn trưởng thành và đẻ trứng. Sau đó, trứng phát triển thành ấu trùng và sống bên ngoài môi trường.

Thời kỳ lây truyền: Là thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi chúng được thụ tinh và đẻ trứng. Thời kỳ lây truyền bệnh giun lươn có thể lên đến 35 năm sau trong trường hợp người bệnh bị tự nhiễm.

5. Cách phòng tránh bệnh nhiễm giun lươn

Điều trị giun lươn sẽ mất nhiều thời gian và chi phí, do vậy, việc phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu. Mỗi người nên lưu ý các vấn đề dưới đây để hạn chế nhiễm bệnh, tái nhiễm bệnh và lây bệnh trong cộng đồng

– Vệ sinh phòng dịch: quản lý tốt phân, nước và rác thải trong môi trường sống.

– Vệ sinh môi trường khu vực gần nhà, trong nhà và các khu vực vui chơi của trẻ nhỏ

– Vệ sinh cá nhân: Xây dựng nếp sống văn minh, luôn rửa tay trước khi ăn, khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, không ăn rau sống khi chưa được rửa sạch

– Định kỳ 2 lần/ năm cần được tẩy giun, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tháng.

– Đảm bảo luôn sử dụng bảo hộ lao động trong khi làm việc có tiếp xúc với đất, đặc biệt là khu vực đất nhiễm phân người.

– Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách bổ sung rau quả tươi, sạch, luyện tập thể dục hàng ngày, và giúp tránh tình trạng suy giảm miễn dịch, tránh gây bùng phát dịch

– Nâng cao ý thức người dân trong việc dọn vệ sinh cộng đồng, xây dựng hệ thống cống rãnh và xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn

Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế]

Để phát hiện sớm xem mình có bị nhiễm giun lươn hay không, bạn có thể đến các trung tâm xét nghiệm để làm các xét nghiệm máu, phân liên quan.

Hiện tại 2 cơ sở xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm máu BMT đang thực hiện tất cả các loại xét nghiệm liên quan đến 12 loại ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng tại Daklak trong đó có giun lươn. Bạn có thể đến trực tiếp trung tâm xét nghiệm BMT – 170 Đinh Tiên Hoàng để được tư vấn và làm các xét nghiệm liên quan. Sẽ có Bác sĩ tư vấn trước và sau khi xét nghiệm. 

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 [24/7].

ĐẶC BIỆT: Trả kết quả xét nghiệm Ký sinh trùng chỉ sau 2h xét nghiệm.

Tag: xét nghiệm ký sinh trùng ở bmt, xét nghiệm ký sinh trùng ở daklak, bệnh giun kim, ký sinh trùng

Video liên quan

Chủ Đề