Thuốc uốn tóc là gì

Nếu là một người siêng đọc báo và hay quan tâm đến làm đẹp cho mái tóc yêu dấu của mình, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra cụm từ “thuốc uốn tóc organic” đang ngày càng phổ biến. Bạn đang băn khoăn về khái niệm này, và liệu mình có nên chuyển qua sử dụng sản phẩm này không? Vậy thì hãy cùng phân tích chi tiết về bản chất và lý do tại sao nên sử dụng thuốc uốn tóc organic nhé.

Thuốc uốn tóc hữu cơ [organic] là gì?

Trước tiên, bạn nên điểm qua về khái niệm mỹ phẩm organic trước. Đây là các dòng mỹ phẩm có chứa thành phần hữu cơ bên trong. Để công nhận là “Organic” thì thành phần bên trong phải chứa ít nhất 70% từ hữu cơ [thành phần từ thiên nhiên không chịu ảnh hưởng của hóa chất]. Ngoài ra, chúng còn phải trải qua khâu kiểm định chất lượng của các tổ chức lớn như USDA, ECOCERT, Soil Association, JRS… và được cấp giấy chứng nhận Organic.

Tùy theo từng cơ quan cấp chứng chỉ hữu cơ quốc tế [certified organic] mà yêu cầu tỷ lệ hữu cơ bên trong khác nhau, tuy nhiên lượng phần trăm phải đảm bảo tối thiểu 70%, và những thành phần còn lại là các chất được cho phép, an toàn với sức khỏe con người.

Vì vậy, các sản phẩm organic nói chung và thuốc uốn organic nói riêng không hề rẻ, vì người sản xuất phải chi ra một khoản phí khá cao để tạo ra sản phẩm lành tính nhất với người dùng.

Vì sao nên chọn thuốc uốn tóc organic

An toàn là yếu tố đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến khi sử dụng thuốc uốn tóc hữu cơ [organic]. Không chỉ lành tính với khách hàng – người trực tiếp sử dụng thuốc uốn, mà còn an toàn với cả những người thợ salon. Hãy thử nghĩ xem! Một ngày thợ làm tóc tiếp xúc với vô vàn hóa chất độc hại, và cả bụi tóc nữa.

Những tạp chất này vô cùng độc hại với các cơ quan hô hấp, cơ quan thần kinh và cơ quan bài tiết, nhất là khi hơn 80% salon Việt Nam hiện nay đều cực kỳ chuộng những dòng thuốc uốn giá siêu rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mà vẫn cho ra những lọn tóc căng sóng, đẹp lung linh không tì vết.

Không gian khép kín, không khí vẩn đục tạp chất độc hại đã bào mòn sức khỏe thợ làm tóc về lâu dài, vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm organic sẽ hạn chế bớt các hóa chất mà vẫn đem lại kết quả tốt như mong muốn.

Thứ hai, đó là thuốc uốn tóc organic [hữu cơ] giàu dưỡng chất hơn các sản phẩm uốn thông thường. Có thể nói, các dòng thuốc uốn thông thường chứa nhiều hóa chất và tập trung chủ yếu vào phá vỡ kết cấu và định hình lại kết cấu tóc theo mong muốn khách hàng. Còn các dòng thuốc uốn tóc hữu cơ lại còn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để phục hồi hư tổn, tăng cường sức khỏe cho tóc, chính vì vậy chúng chinh phục cả những mái tóc khó chiều nhất như tóc nát, tóc hư tổn, dễ đứt gãy,…

Chẳng hạn như sản phẩm uốn hữu cơ BRITISH M Pumpkin Enzyme Perm chứa rất nhiều dưỡng chất tự nhiên như enzyme bí ngô hữu cơ, trà xanh hữu cơ, hạt phỉ hữu cơ có khả năng dưỡng ẩm sâu, tinh dầu vỏ nho, protein cải thiện sâu bên trong lõi tóc, cùng keratin và collagen thủy phân hồi phục chức năng biểu bì tóc.

Không chỉ vậy, thuốc uốn tóc hữu cơ không chứa các hóa chất độc hại, vì vậy cực kỳ thân thiện với môi trường. Chính vì thế, các dòng mỹ phẩm organic nói chung đều được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Đời sống vật chất được nâng cao và người dùng cũng có xu hướng chuyển sang ưa chuộng những sản phẩm vừa bảo vệ được sức khỏe, vừa bảo vệ môi trường.

Uốn tóc là gì? Uốn tóc là sử dụng hoá chất chuyên dụng để khiến cho tóc trở nên mềm hơn. Tiếp đến, thợ làm tóc sẽ dùng nhiệt độ để định hình lại tóc. Trong phương pháp uốn tóc ngày, thợ làm tóc sẽ sử dụng các hoạt chất có chứa Axit với mục đích là để uốn các chuỗi liên kết lưu huỳnh từ đó làm tóc mềm hơn.

Hiện nay có hai kỹ thuật uốn tóc phổ biến nhất đó là uốn nóng và uốn lạnh. Hãy cùng Top Kinh Doanh cùng tìm hiểu chi tiết về cơ chế của hai kỹ thuật uốn này nhé!

Uốn nóng hay còn được gọi là uốn nóng dập thuốc, uốn setting. Kỹ thuật uốn này sẽ sử dụng các loại hoá chất chuyên dụng làm mềm tóc. Tiếp đến thợ làm tóc sẽ dùng nhiệt độ định hình lại tóc theo mong muốn.

Với phương pháp uốn tóc này, người thợ sẽ dùng hoạt chất có Axit để làm mềm tóc. Sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng với nhiệt độ cao để uốn tóc. Cách làm này sẽ giúp cho tóc định định hình đẹp hơn, tóc giữ được độ xoăn lâu hơn.

Sau cùng sẽ là quá trình dưỡng ẩm và phục hồi lại tóc. Việc này sẽ giúp tóc giữ nếp lâu hơn.

Lưu ý: trong quá trình uốn nóng không được uốn quá sát da đầu sẽ rất dễ bị phỏng. Chỉ nên uốn từ thân tóc trở đi. Nên đây là cách uốn phù hợp với những bạn nữ có mái tóc dài.

Quy trình uốn nóng

Bước 1: Thợ làm tóc sẽ bôi thuốc đợi tóc mềm.

Bước 2: Tuỳ theo loại thuốc, sau khoản thời gian đợi tóc mềm, tóc sẽ được đưa trực tiếp vào các loại máy chuyên dụng để tiến hành uốn. Trong quá trình uốn, thợ làm tóc sẽ sử dụng kết hợp với các loại máy như sấy, hấp để giữ được nếp xoăn cho tóc.

Bước 3: Sau khoản 30 phút gia nhiệt, thợ làm tóc sẽ tiếp tục bôi thuốc định hình tóc, giúp các lọn xoăn được giữ nếp lâu hơn.

Ưu điểm của kỹ thuật uốn nóng

Uốn nóng là kỹ thuật uốn thường được bắt gặp tại các salon làm tóc chuyên nghiệp. Tại đây, các thợ làm tóc sẽ đủ trình độ chuyên môn cũng như các máy móc, thiết bị cần thiết cho quá trình uốn. Kỹ thuật uốn nóng có nhiều ưu điểm được liệt kê như sau:

– Tóc uốn nóng sẽ được giữ nếp uốn lâu hơn.

– Tóc khi uốn lên sẽ đẹp hơn so với uốn lạnh.

– Có thể uốn được nhiều kiểu tóc khác nhau, kể cả những kiểu tóc khó thực hiện.

Đối tượng nào nên dùng kỹ thuật uốn nóng?

Uốn nóng là kỹ thuật uốn phù hợp có các bạn nữ có mái tóc dài. Bởi vì khi sử dụng nhiệt, nếu uốn quá sát chân tóc sẽ dễ gây phỏng da. Đây đồng thời là kỹ thuật uốn tóc cao cấp dành cho những ai muốn thực hiện những kiểu tóc uốn khó nhằn và dùng tóc uốn trong khoản thời gian dài.

Uốn tóc lạnh là gì?

Uốn lạnh hay còn được gọi là uốn dập thuốc là phương pháp sử dụng các hoạt chất chuyên dụng và uốn tóc trong điều kiện nhiệt độ bình thường.

Người thợ sẽ dùng các thanh nhựa hoặc thanh gỗ chuyên dụng để quấn tóc bạn, sau đó giữ nếp và làm xoăn. Tiếp đó, thợ làm tóc sẽ sử dụng hoạt chất chứa ammonium thioglycolate lên tóc để uốn các liên kết lưu huỳnh trong tóc. Cuối cùng sẽ trung hoá hoá chất và tiến hành dưỡng tóc, giữ nếp cho tóc. Từ đó, mái tóc sử dụng phương pháp uốn lạnh sẽ giữ được nếp lâu hơn.

Quy trình uốn lạnh

Bước 1: Thợ làm tóc sẽ sử dụng các thanh nhựa, thanh gỗ để cuốn tóc vào. Kích thước của các thanh cố định tóc có thể tùy vào nhu cầu uốn lọn to hay nhỏ của bạn.

Bước 2: Người thợ sẽ bôi các hoạt chất làm mềm tóc trên những thớ tóc được định hình sẵn bạn đầu.

bước 3: Sau khoảng 30 phút, thợ làm tóc tiếp tục bôi thuốc định hình để giữ tóc cứng và dáng uốn đẹp hơn. Sau đó sẽ xả tóc và trung hoà các hoá chất. Cuối cùng là sử dụng dưỡng tóc, giữ nếp tóc để mái tóc giữ được độ uốn lâu hơn.

Ưu điểm của kỹ thuật uốn lạnh

Uốn lạnh là kỹ thuật uốn tương đối đơn giản. Phương pháp uốn lạnh có những ưu điểm như sau:

– Có thể uốn sát chân tóc mà không sợ ảnh hưởng đến da đầu.

– Tạo độ phồng tự nhiên cho mái tóc.

– Hạn chế tối đa sự hư tổn dành cho những mái tóc mỏng, yếu và ngắn.

– Giá thành rẻ hơn nhiều so với kỹ thuật uốn nóng.

Đối tượng nào nên dùng kỹ thuật uốn lạnh?

Uốn lạnh là kỹ thuật uốn phù hợp cho cả nam và nữ. Đặc biệt các bạn nữ tóc ngắn nên dùng kỹ thuật uốn này. Bởi vì khi uốn nóng không được uốn sát da đầu. Thế nên uốn lạnh chính là giải pháp hoàn hảo dành cho những ai muốn uốn sát chân tóc.

Uốn tóc giữ được bao lâu?

Tóc uốn bình thường thì trung bình sẽ giữ được trong vòng 6 tháng. Nhưng nếu tóc uốn có kết hợp với nhuộm màu thì thời gian giữ được nếp tóc chỉ còn lại khoản 3 tháng. Các yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của tóc.

Bên cạnh đó, kỹ thuật uốn nóng hay uốn lạnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của tóc uốn.

– Uốn tóc nóng: thời gian giữ nếp từ 6 – 12 tháng, nếu bạn chăm sóc tốt sẽ giữ được 12 tháng, còn không chú trọng là 6 tháng.

– Uốn tóc lạnh: thời gian giữ nếp từ 3 – 6 tháng, càng chăm tóc kỹ thì thời gian giữ càng lâu.

Sự khác nhau cơ bản giữa kỹ thuật uốn nóng và uốn lạnh

Kỹ thuật uốn nóng và uốn lạnh có những điểm khác biệt như sau:

Nhiệt độ:

– Uống nóng sử dụng nhiệt độ cao.

– Uốn lạnh không cần dùng đến nhiệt.

Hoá chất:

– Uốn nóng sử dụng các hoạt chất có chứa Axit.

– Uốn lạnh sử dụng các hoạt chất có tính kiềm.

Vị trí:

– Uốn nóng sẽ uốn từ thân tóc trở đi.

– Uốn lạnh được phép uốn sát chân tóc.

Thời gian:

– Uốn nóng sẽ mất khoản từ 3 – 4 tiếng.

– Uốn lạnh cần khoản 1.5 – 2 tiếng là có thể hoàn thành.

Giá thành:

– Uốn nóng sẽ có chi phí cao hơn vì sử dụng nhiều máy móc

– Uốn lạnh sẽ có giá thành mềm hơn.

Độ bền của tóc:

– Uốn nóng sẽ giữ được độ bền lâu hơn, nếu biết cách chăm sóc có thể giữ đến 1 năm

– Uốn lạnh có tuổi thọ thấp hơn, cao nhất là 6 tháng

Nên lựa chọn uốn tóc lạnh hay nóng?

Uốn nóng hay uốn lạnh sẽ tốt hơn? Việc lựa chọn phương pháp uốn tóc còn phụ thuộc vào tình trạng tóc của cũng như nhu cầu sử dụng của bạn

Trường hợp bạn chỉ muốn sử dụng tóc uốn trong khoản thời gian ngắn để xem thử mình có thật sự phù hợp với tóc uốn hay không? Thì nên sử dụng phương pháp uốn lạnh.

Còn trường hợp bạn có mái tóc dài và biết được rằng mình phù hợp với kiểu tóc uốn. Thì có thể cân nhắc phương pháp uốn nóng. Uốn nóng sẽ giúp cho bạn giữ được nếp tóc lâu hơn.

Vậy có thể đưa ra kết luận uốn nóng hay uốn lạnh sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của bạn. Uốn lạnh sẽ giúp tóc đỡ hư tổn và khô xơ hơn nhưng lại không thể giữ được nếp tóc lâu. Trong khi đó uốn nóng vì sự tác động của nhiệt sẽ khiến tóc bạn khô ráp và dễ gãy rụng. Nếu bạn có một mái tóc yếu và thường xuyên gãy rụng thì không nên uốn nóng.

Kết lại uốn tóc là gì?

Uốn tóc là kỹ thuật dùng hóa chất làm cho tóc trở nên mềm mại từ đó hình thành kiểu dáng theo yêu cầu khách hàng. Trong đó, có 2 kỹ thuật chính là uốn lạnh và uốn nóng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Uốn nóng sử dụng hóa chất chứa axit, ở nhiệt độ cao, uốn từ thân trở đi, giữ nếp 6-12 tháng; uốn lạnh sử dụng hóa chất chứa kiềm ở nhiệt độ thấp, uốn được sát chân tóc, giữ nếp 3-6 tháng.

Xem thêm:

  • Bảng giá uốn tóc nam.
  • Bảng giá uốn tóc nữ.

Video liên quan

Chủ Đề