Thuốc Tylenol có dùng được cho bà bầu

  • 04:00 26/04/2022
  • Xếp hạng 4.85/5 với 20262 phiếu bầu

Acetaminophen [paracetamol] là thuốc hạ sốt nhanh chóng cho bà bầu, được sử dụng rất phổ biến và có thể mua dễ dàng mà không cần đến đơn thuốc bác sĩ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng acetaminophen có nguy cơ dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng cho thai nhi.

Sốt và đau là 2 hai trong số những biểu hiện cho thấy cơ thể đang gặp phải vấn đề nào đó. Trong khi đó, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho bà bầu lại có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ lâu dài ở trẻ em sau sinh.

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc hạ sốt và giảm đau, nhưng chỉ có một số ít được coi là an toàn cho thai kỳ. Từ năm 1893, acetaminophen đã trở thành thuốc đầu tiên và được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay để giảm đau và hạ sốt. Acetaminophen là một loại thuốc không kê đơn [OTC] và được bán dưới những tên thương mại khác nhau, một mình hoặc phối hợp cùng các hoạt chất khác.

Paracetamol được xem là loại thuốc an toàn nhất để hạ sốt cho bà bầu và trẻ nhỏ ở liều điều trị, không có tác động gây nghiện như opioid, cũng không gây ức chế đông máu và không có tác dụng phụ cho dạ dày như aspirin. Hiện chưa có thuốc nào có thể thay thế acetaminophen.

Paracetamol được xem là loại thuốc an toàn nhất để hạ sốt cho bà bầu và trẻ nhỏ ở liều điều trị, không có tác động gây nghiện

Acetaminophen [hay paracetamol] được xem là thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhất cho phụ nữ mang thai và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho rằng sử dụng acetaminophen để hạ sốt cho bà bầu có liên quan đến việc làm tăng khả năng trẻ mắc bệnh hen suyễn, chỉ số thông minh [IQ] thấp, giảm khả năng tình dục và chức năng sinh sản, rối loạn tự kỷ, chậm phát triển thần kinh [vận động và giao tiếp], rối loạn tăng động thiếu chú ý, giảm khả năng tập trung và các vấn đề về hành vi. Sử dụng paracetamol trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, có nguy cơ dẫn đến giảm số lượng tế bào gốc tạo máu và cân nặng em bé sau khi sinh.


Vì có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ khác nên acetaminophen nên được sử dụng thận trọng, khởi đầu bằng liều thấp nhất có hiệu quả và điều trị trong thời gian ngắn nhất. Paracetamol có thể vượt qua nhau thai một cách tự do và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, chỉ nên sử dụng acetaminophen trong thai kỳ khi thật sự cần thiết và không có lựa chọn nào an toàn hơn để giảm đau hoặc hạ sốt nhanh chóng cho bà bầu.

Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu riêng biệt đối với 2 nhóm phụ nữ mang thai:

  1. Nhóm 1 không dùng thuốc giảm đau trong suốt thai kỳ.
  2. Nhóm 2 có dùng paracetamol ít nhất một lần trong quá trình mang thai.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm dùng paracetamol có tỷ lệ mắc bệnh nội khoa và dị ứng cao hơn so với những thai phụ không dùng thuốc giảm đau. Ngoài ra, tỷ lệ xảy ra biến chứng thai kỳ cũng cao hơn.

Mặt khác, có một tỷ lệ thai phụ dùng ibuprofen hoặc một thuốc thứ hai để hạ sốt và giảm đau, ngoài paracetamol. Việc dùng thuốc kết hợp vô tình làm tăng thêm nồng độ thuốc giảm đau trong cơ thể, và do đó nguy cơ xảy ra tác dụng phụ cũng cao hơn. Đặc biệt, nguy cơ tăng cao hơn đối với những thai phụ sinh con lần thứ hai hoặc dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải để hạ thân nhiệt

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất nhạy cảm đối với vấn đề bệnh lý. Mặt khác, việc sử dụng thuốc cần phải thật thận trọng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Khi bị sốt, thai phụ nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Để cải thiện triệu chứng, có thể dùng acetaminophen. Tránh dùng aspirin hay ibuprofen trong thai kỳ, trừ trường hợp có chỉ định đặc biệt đối với các thuốc này. Ngoài ra, sản phụ có thể áp dụng những cách sau đây để hỗ trợ hạ sốt nhanh chóng hơn:

  • Tắm nước ấm hoặc đắp khăn ấm;
  • Uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải để hạ thân nhiệt, ngăn ngừa mất nước và mất cân bằng điện giải;
  • Mặc quần áo rộng nhẹ và tránh nóng [ví dụ, tránh ra ngoài khi trời nắng gắt];
  • Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh và tiêm phòng cúm để hạn chế nguy cơ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm;
  • Thực hiện các biện pháp để tránh muỗi đốt, nhằm hạn chế khả năng bị sốt xuất huyết.

Bà bầu bị cảm cúm hay sốt xuất huyết không chỉ gây ra sốt mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, việc điều trị hạ sốt cho bà bầu thường không đạt hiệu quả. Tình trạng bệnh nhân không thuyên giảm khi sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường.

Nếu không chắc về việc dùng thuốc hạ sốt nào để vừa có tác dụng chữa bệnh cho mẹ vừa không ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với những bác sĩ, chuyên gia về thai sản giỏi nhất sẽ trực tiếp chẩn đoán, xác định tình trạng sức khỏe của thai phụ và đưa ra các tư vấn chuyên môn cần thiết về việc dùng thuốc hạ sốt thế nào tốt nhất cho mẹ và bé.

Để được tư vấn chi tiết về vấn đề dùng thuốc trong thời kỳ mang thai cũng như quy trình khám chữa bệnh tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: nih.gov; whattoexpect.com

XEM THÊM:

1. Về thuốc acetaminophen

Thuốc acetaminophen là loại thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xem acetaminophen [Tylenol] là một trong những loại thuốc an toàn nhất để giảm đau và hạ sốt khi mang thai. Loại thuốc này đã được sử dụng hàng thập kỷ và các nghiên cứu mở rộng cho thấy nó an toàn khi dùng trong thai kỳ.

Thuốc acetaminophen - thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến. Ảnh Internet

2. Thuốc acetaminophen và sức khỏe thai kỳ

Thực tế, không có loại thuốc nào an toàn 100%. Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu về khả năng dùng acetaminophen có thể dẫn tới một số hậu quả như:

  • Các vấn đề về hành vi : Một vài nghiên cứu cho thấy việc dùng acetaminophen khi mang thai, đặc biệt là với liều lượng lớn ở cuối thai kỳ có thể có liên quan đến một số vấn đề về rối loạn hành vi ở trẻ như “ rối loạn tăng động giảm chú ý ” và “rối loạn tăng động”. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để có thể kết luận chính xác các kết quả trên.
  • Bệnh hen suyễn: Nghiên cứu cho thấy việc dùng acetaminophen trong thai kì có thể liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ em. Tuy nhiên một lần nữa, cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra liệu có phải do tác dụng của acetaminophen hay do các yếu tố khác, chẳng hạn như tình trạng hoặc bệnh lý của người mẹ đã được điều trị bởi acetaminophen. Một nghiên cứu trong đó theo dõi trẻ tới 6 năm sau khi sinh đã không tìm được mối liên hệ nào giữa hen suyễn và việc các bà mẹ dùng acetaminophen trong thai kỳ, tuy nhiên thời gian nghiên cứu này có thể quá ngắn để đi đến kết luận trên.
Dùng acetaminophen trong thai kì có thể liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ em. Ảnh Internet
  • Tình trạng ẩn tinh hoàn: Trong trường hợp này, 1 hoặc cả 2 tinh hoàn bị ẩn, và một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với acetaminophen đặc biệt trong 2 tam cá nguyệt đầu tiên và trong thời gian hơn 4 tuần có khả năng làm cho bé trai sinh ra bị chứng ẩn tinh hoàn . Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không cho thấy mối liên hệ như vậy.

3. Các chuyên gia khuyên gì?

Các chuyên gia không tin rằng những khả năng rủi ro trên nên là nguyên nhân mà bạn không dùng acetaminophen, nếu bạn cần giảm đau trong thai kỳ , tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến nhà cung cấp dịch vụ về sức khỏe của bạn, đặc biệt nếu bạn cần dùng thuốc thường xuyên.

Khi bạn mang thai, bạn nên uống càng ít thuốc càng tốt, vì vậy hãy thận trọng không dùng nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo cũng như tổng liều lượng thuốc hàng ngày. Việc dùng quá nhiều acetaminophen sẽ ảnh hưởng đến gan của bạn và sau này là gan của em bé.

Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn, trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị đa triệu chứng nào ví dụ như Tylenol + cảm cúm. Các công thức điều trị đa triệu chứng có chứa các loại thuốc khác ngoài acetaminophen, và các loại thuốc mua không theo đơn có thể không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

Mẹ bầu hãy tham khảo chuyên gia và bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc chống viêm, giảm sốt nào. Ảnh Internet

Cũng nên đảm bảo bạn đã tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng các loại thuốc chống viêm không steroid như:

  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Aspirin
  • Sodium salicylate

Dù tùy thuộc vào việc bạn đang ở tam cá nguyệt nào thì có thể dùng thuốc nào theo đơn của bác sỹ, tuy nhiên những loại thuốc trên hẳn nhiên đều không phải là lựa chọn tốt nhất để giảm đau trong thai kỳ.

Lưu ý : Nếu bạn bị viêm gan A, B hoặc C, các chuyên gia sức khỏe sẽ khuyến cáo bạn không nên dùng quá 2g [4 viên 500mg] acetaminophen một ngày – và chỉ dùng trong vài ngày mà thôi. Bạn cũng không nên dùng acetaminophen nếu có tiền sử bị xơ gan.

Theo Baby Center

Lily Nguyễn lược dịch

Video liên quan

Chủ Đề