Thuốc vocfor là thuốc gì

    Khi sử dụng thuốc Vocfor 4 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn [ADR].

    Thường gặp, ADR > 1/100

    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

    Không có tần suất

    • Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, tăng tiết mồ hôi, giảm cân, phù nề, dị ứng, suy nhược, tăng cân.

    • Hệ thống thần kinh trung ương: Trầm cảm, mất ngủ. 

    • Mắt: Viêm kết mạc, rối loạn thị lực. 

    • Dạ dày - ruột : Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó nuốt, táo bón, viêm dạ dày, khô miệng, viêm miệng, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng có hoặc không có xuất huyết, chảy máu trực tràng hoặc haemorrhoidal. 

    • Huyết học: Thiếu máu, bầm máu, thời gian chảy máu kéo dài, giảm tiểu cầu. 

    • Gan: Tăng transaminase. 

    • Cơ - xương: Chuột rút ở chân, đau cơ. 

    • Thần kinh: Đau nửa đầu, dị cảm, lạt miệng, ù tai và run. 

    • Hô hấp: Khó thở, các triệu chứng của dị ứng ở đường hô hấp trên. 

    • Da: Phản ứng da dị ứng như viêm da, đỏ bừng và ngứa, rụng tóc. 

    • Tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện. 

    • Mạch: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, thay đổi huyết áp.

    Hướng dẫn cách xử trí ADR

    Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Vocfor thuộc nhóm thuốc NSAIDs giảm đau mạnh, điều trị gout và các bệnh xương khớp mãn tính. Thành phần chính của thuốc là Lornoxicam hàm lượng 4mg haowjc 8mg. Trong bài viết này, Thuốc Đặc Trị 247 giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Vocfor được mọi người tin dùng.

Thông tin thuốc

  • Qui cách đóng gói: Hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thành phần: Lornoxicam 4mg, 8mg
  • Nhóm: Thuốc giảm đau, kháng viêm
  • Nhà sản xuất: Medisun [Việt Nam]
  • Sản xuất tại Việt Nam

Công thức [1 viên nén bao phim]

  • Lornoxicam: 4mg hoặc 8mg
  • Tá dược: vừa đủ 1 viên. [Povidon K30, magnesi stearat, lactose monohydrat, cellulose vi tinh thể 101, natri croscarmellose, HPMC 615, PEG 6000, màu vàng oxit sắt lake, Titan dioxyd, talc, Ethanol 96%, nước tinh khiết].

Tác dụng phụ Vocfor

  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, tăng tiết mồ hôi, giảm cân, phù nề, dị ứng, suy nhược, tăng cân.
  • Hệ thống thần kinh trung ương: Trầm cảm, mất ngủ.
  • Mắt: Viêm kết mạc, rối loạn thị lực.
  • Dạ dày-ruột: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó nuốt, táo bón, viêm dạ dày, khô miệng, viêm miệng, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng có hoặc không có xuất huyết, chảy máu trực tràng hoặc haemorrhoidal.
  • Huyết học: Thiếu máu, bầm máu, thời gian chảy máu kéo dài, giảm tiểu cầu.
  • Gan: Tăng transaminase.
  • Cơ – xương: Chuột rút ở chân, đau cơ.
  • Thần kinh: Đau nửa đầu, dị cảm, lạt miệng, ù tai và run.
  • Hô hấp: Khó thở, các triệu chứng của dị ứng ở đường hô hấp trên.
  • Da: Phản ứng da dị ứng như viêm da, đỏ bừng và ngứa, rụng tóc.
  • Niệu sinh dục: Rối loạn tiểu tiện.
  • Mạch: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, thay đổi huyết áp.

Xem thêm các bài viết liên quan đến khớp: Viêm Khớp

Số đăng ký thuốc Vocfor

  • Thuốc Vocfor 4mg được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-22487-15 vào ngày 26 tháng 05 năm 2015.
  • Vocfor 8mg được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-29002-18 vào ngày 22 tháng 02 năm 2018.

Các dạng hàm lượng trên thị trường

Thuốc Vocfor 4mg

  • Thuốc Vocfor 4mg là dạng thuốc chứa hàm lượng hoạt chất chính Lornoxicam 4mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng gói dạng vỉ 10 viên, một hộp chứa 3 vỉ

Thuốc Vocfor 8mg

  • Thuốc Vocfor 8mg là dạng thuốc chứa hàm lượng hoạt chất chính Lornoxicam 8mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng gói dạng vỉ 10 viên, một hộp chứa 3 vỉ

Cách dùng thuốc Vocfor ra sao?

  • Viên nén bao phim Vocfor nên được uống cả viên với một ly nước đầy, không nên bẻ hay nhai viên để tránh tác dụng bất lợi gây kích ứng dạ dày.
  • Thức ăn có thể làm giảm hấp thu Lornoxicam do đó không nên dùng thuốc cùng bữa ăn

Liều dùng Vocfor

Đối tượng người lớn và thanh thiếu niên trên 18 tuổi
  • Liều dùng cho mục đích điều trị đau là 8 mg đến 16 mg [tương đương với 1-2 viên nén 8mg hoặc 2-4 viên nén 4mg] mỗi ngày, chia thành 2-3 lần dùng/ngày. Liều tối đa hàng ngày không nên vượt quá 16mg. Trong một số trường hợp đau nặng hơn, có thể dùng liều 16mg trong ngày đầu tiên sau đó uống liều 8mg mỗi 12 giờ, các ngày tiếp theo không uống quá 16mg
  • Liều dùng thuốc cho mục đích điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp là 12mg [3 viên nén 4mg] mỗi ngày, ngày uống 2-3 lần. Chú ý liều tối đa không được vượt quá 16 mg mỗi ngày.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi không được khuyến cáo sử dụng Vocfor chưa đủ nghiên cứu đáng tin cậy chứng minh an toàn của thuốc trên đối tượng này.
  • Người già trên 65 tuổi không mắc các bệnh về gan, thận: không cần hiệu chỉnh liều tuy nhiên cần dùng thận trọng hơn và nên được theo dõi quá trình sử dụng do nguy cơ gặp các dụng phụ trên tiêu hóa cao hơn so với người trẻ tuổi.
  • Bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình được khuyến cáo dùng Vocfor liều tối đa là 12mg mỗi ngày và chia thành nhiều lần uống.
  • Bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ đến trung bình được khuyến cáo dùng Vocfor liều tối đa là 12mg mỗi ngày và chia thành nhiều lần uống.
  • Không nên dùng thuốc đối với bệnh nhân suy gan hay suy thận nặng

Khi dùng quá liều thuốc Vocfor?

  • Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Khi dùng quên một liều Vocfor?

  • Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Xem thêm các bài viết liên quan: Thuốc Celebrex [Celecoxib]: Điều trị bệnh về viêm khớp

Chỉ định thuốc vocfor với những ai?

Thuốc Vocfor được chỉ định giảm đau kháng viêm trong những trường hợp sau:

  • Điều trị đau vừa như đau sau phẫu thuật.
  • Điều trị cơn đau cấp liên quan đến thần kinh tọa.
  • Điều trị ngắn hạn triệu chứng đau, và viêm nhẹ đến vừa trong bệnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Chống chỉ định thuốc với những ai?

  • Những người dị ứng với lornoxicam, hoặc bất kỳ tá dược của thuốc.
  • Những người đã bị phản ứng quá mẫn [co thắt phế quản, viêm mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay] với thuốc chống viêm không steroid khác, bao gồm axit acetylic salicylic.
  • Dạ dày – ruột chảy máu, xuất huyết mạch máu não.
  • Rối loạn chảy máu và đông máu.
  • Bệnh nhân loét dạ dày hoặc có tiền sử tái phát loét dạ dày.
  • Bệnh nhân suy gan nặng.
  • Bệnh nhân suy thận nặng [creatinin huyết thanh > 700 µmol/L].
  • Bệnh nhân giảm tiểu cầu.
  • Bệnh nhân suy tim nặng.
  • Bệnh nhân lớn tuổi [> 65 tuổi] và có trọng lượng dưới 50 kg và trải qua phẫu thuật cấp cứu.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Tác dụng phụ Vocfor

  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, tăng tiết mồ hôi, giảm cân, phù nề, dị ứng, suy nhược, tăng cân.
  • Hệ thống thần kinh trung ương: Trầm cảm, mất ngủ.
  • Mắt: Viêm kết mạc, rối loạn thị lực.
  • Dạ dày ruột: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó nuốt, táo bón, viêm dạ dày, khô miệng, viêm miệng, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng có hoặc không có xuất huyết, chảy máu trực tràng hoặc haemorrhoidal.
  • Huyết học: Thiếu máu, bầm máu, thời gian chảy máu kéo dài, giảm tiểu cầu.
  • Gan: tăng transaminase.
  • Cơ-xương: Chuột rút ở chân, đau cơ.
  • Thần kinh: Đau nửa đầu, dị cảm, nhạt miệng, ù tai và run.
  • Hô hấp: Khó thở, các triệu chứng của dị ứng ở đường hô hấp trên.
  • Da: phản ứng da dị ứng như viêm da, đỏ bừng và ngứa, rụng tóc.
  • Niệu sinh dục: rối loạn tiểu tiện.
  • Mạch: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, thay đổi huyết áp.

Tương tác Vocfor với các thuốc khác

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc vocfor
  • Dùng đồng thời Lornoxicam và thuốc chống đông máu hoặc chất ức chế kết tập tiểu cầu: có thể kéo dài thời gian chảy máu.
  • Sulphonylure: có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
  • Thuốc chống viêm không steroid khác và aspirin: tăng nguy cơ phản ứng phụ.
  • Thuổc lợi tiểu: giảm hiệu quả của thuốc lợi tiểu quai, chống lại tác dụng lợi tiểu của furosemid.
  • Ức chế men chuyển [ACE]: giảm hiệu quả của các thuốc ACE và có nguy cơ gây suy thận cấp.
  • Lithium: có thể dẫn đên sự gia tăng nồng độ lithium trong máu và do đó có khả năng tăng tác dụng phụ.
  • Methotrexat : làm tăng nồng độ methotrexat trong máu, tránh sử dụng đồng thời.
  • Digoxin: giảm độ thanh thải thận của digoxin.
  • Cyclosporin: tăng độc tính trên thận.
  • Lornoxicam có tương tác với các thuốc gây cảm ứng và ức chế enzym CYP2C9 như phenytoin, amiodaron, miconazol, tranylcypromin và rifampicin.

Thực phẩm, đồ uống có thể tương tác

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khoẻ nào ảnh hưởng tới thuốc?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

  • Nhiễm trùng;
  • Hen suyễn;
  • Rối loạn chảy máu;
  • Tăng huyết áp;
  • Suy chức năng thận, gan, tim.

 Khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA], thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai  kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tìm hiểu dược lực học thuốc

  • Lornoxicam [chlortenoxicam] là thuốc kháng viêm không steroid mới [NSAID] của nhóm oxicam, tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt.
  • Cơ chế hoạt động một phần dựa trên sự ức chế tổng hợp prostagladin [ức chế enzyme cyclo-oxygenase].

Xem thêm các bài viết liên quan: Thuốc Biragan [Paracetamol] Công dụng và cách dùng

Tìm hiểu dược động học thuốc

  • Lornoxicam được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ tối đa đạt được sau khoảng 1 đến 2 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của lornoxicam là 90-100%.
  • Thời gian bán thải trung bình là 3-4 giờ. Lornoxicam được chuyển hóa hoàn toàn, khoảng 2/3 được đào thải qua gan và 1/3 qua thận dưới dạng chất không hoạt động.
  • Lornoxicam liên kết với protein huyết tương khoảng 99% và không phụ thuộc nồng độ. Dùng đồng thời lornoxicam với thuốc kháng acid không gây ảnh hưởng đến dược động học của thuốc.

Thuốc Vocfor 4mg & 8mg giá bao nhiêu?

  • Trên thị trường thuốc Vocfor  có giá tham khảo như sau: Loại Vocfor 4mg hiện được bán với giá trên thị trường là 290.000VND/ hộp chứa 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên còn loại Vocfor 8mg hiện được bán với giá trên thị trường là 350.000VND/ hộp chứa 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Vocfor mua ở đâu?

  • Hiện nay, Vocfor được bán tại rất nhiều nhà thuốc trên khắp cả nước. Tuy nhiên để mua được thuốc chất lượng cao với giá cả hợp lý, bạn nên tìm đến các nhà thuốc uy tín hoặc bạn có thể nhắn tin trực tiếp với page để biết thêm thông tin chi tiết.

Bảo quản – Hạn dùng thuốc

  • Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30℃.
  • 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

** Chú ý: Thông tin bài viết về thuốc Vocfor được tổng hợp bởi Nguồn uy tín ThuocDacTri247 Health News với mục đích chia sẻ kiến thức mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sỹ chuyên môn.

Võ Mộng Thoa

Tài liệu tham khảo

Last Updated on 06/01/2022 by Võ Mộng Thoa

Bác sĩ Võ Mộng Thoa at Thuốc đặc trị 247

Bác sĩ Võ Mộng Thoa với nhiều năm kinh nghiệm với các căn bệnh ung thư, thuốc ung thư. Tốt nghiệp Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh và tư vấn sức khỏe tại Thuốc Đặc Trị 247.Với tâm huyết chia sẻ kiến thức, thông tin bệnh thư, thuốc ung thư, gửi đến những thông điệp quan trọng về việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh ung thư, giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn trước căn bệnh nguy hiểm này.

Chuyên khoa: Ung thư


Kinh nghiệm: Từ 2011 - 2012: Bác sĩ nội trú khoa ung thư, Bệnh viện HenRi Mondor, Cresteeil, Cộng hòa pháp. Từ 2012 - Nay: Giảng viên bộ môn ung thư Đại Học Y Dược TP.HCM. Có kinh nghiệm 5 năm trong việc chẩn đoán và kê đơn Các kiến thức về bệnh ung thư, thuốc điều trị ung thư hiệu quả. Tư vấn thông tin sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh ung thư. Tư vấn thông tin các dòng thuốc phổ biến, thuốc kê đơn hoặc thuốc đặc trị.

Chứng nhận:

Bác sĩ Đa Khoa, Đại Học Y Dược Tp.HCM

Thạc Sĩ chuyên nghành ung thư - ĐHYD - TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề