Thuốc kháng sinh pha để được bao lâu

Thuốc có nguồn gốc đa dạng (tự nhiên như động vật, thực vật, khoáng vật,… hoặc nhân tạo như tổng hợp hoá học, sinh học,…) do có bản chất khác nhau nên có tính chất lý- hoá học khác nhau và mức độ bền vững với các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, môi trường cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Trong những ngày hè khí hậu nóng nực, nhiệt độ có nơi tăng cao đến 38-40°C, độ ẩm nhiều khi rất cao trên 80%. Vì vậy, nếu bảo quản không tốt, không đúng thuốc rất dễ bị hư hỏng, mất tác dụng gây thiệt hại về sức khoẻ và kinh tế của người sử dụng.

Các yếu tố liên quan đến việc bảo quản thuốc
Ảnh hưởng của độ ẩm đến thuốc: Độ ẩm cao dễ làm hút ẩm với các thuốc là các loại thuốc viên bọc đưởng, viên nang. Nó gây vón cục, ẩm mốc thuốc bột; làm giảm hay loãng một số thuốc có trong siro; phá huỷ các thuốc có bản chất là enzym (men tiêu hoá). Đôi khi làm mất tác dụng của một số loại kháng sinh và thuốc nội tiết; gây ra một số phản ứng hoá học, phản ứng thuỷ phân làm hỏng thuốc. Độ ẩm cao còn có khả năng làm thuốc biến đổi, hình thành chất mới gây nguy hiểm cho người sử dụng (tạo ra acid salicylic trong viên thuốc aspirin). Độ ẩm thấp có thể làm cho một số thuốc có bản chất là muối bị mất nước là ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm cho một số phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, làm thuốc mất hơi nước, kết tinh một số thuốc dạng lỏng (cồn, tinh dầu,…) gây hư hỏng các thuốc như kháng sinh, cao thuốc, cồn thuốc. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm sẽ làm cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn gây hư hỏng thuốc. Nhiệt độ thấp có thể gây hư hỏng một số dạng thuốc ở dạng nhũ tương hoặc kết tủa một số thuốc.

Ảnh hưởng của ánh sáng: Ánh sáng làm thay đổi màu sắc của thuốc; làm phân huỷ nhiều thuốc

Một số lưu ý khi bảo quản thuốc tại nhà:
Mỗi loại thuốc đều có khuyến nghị riêng về bảo quản do đó người sử dụng cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ về mọi hướng dẫn bảo quản cụ thể.

¹ Môi trưởng lưu trữ, bảo quản thuốc:
- Môi trường lý tưởng của phần lớn các thuốc theo khuyến cáo là nơi có nhiệt độ là 15-25°C, độ ẩm <70%, tránh ánh sáng mặt trời.
- Tại nhà các thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô mát (trừ những thuốc bắt buộc phải để trong tủ lạnh, tủ đông) như tủ thuốc riêng, ngăn kéo tủ quần áo,… không để tủ thuốc trong phòng tắm, nhà bếp, tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em, vật nuôi.
- Không để thuốc trong cốp xe, các thuốc cần mang theo sau khi xuống xe thì nên mang theo chứ không để luôn trên xe.

¹ Giữ thuốc trong hộp đựng ban đầu của nhà sản xuất:
- Không nên lấy thuốc ra khỏi bao bì của nhà sản xuất do các bao bì đóng gói đã được nhà sản xuất nghiên cứu phù hợp với điều kiện bảo quản của thuốc (tránh ánh sáng, chống ẩm).
- Người cao tuổi, người bệnh cần sử dụng thuốc hàng ngày thì các thuốc sau khi lấy ra khỏi bao bì đóng gói của nhà sản xuất cũng phải bảo quản tại nơi khô mát.

¹ Bảo quản thuốc khi đi xa:
Trường hợp cần thiết phải mang thuốc khi đi xa, đi du lịch cần lưu ý đóng gói thuốc thuận tiện, giữ nguyên bao bì của nhà sản xuất, mang theo đơn thuốc (với các trường hợp xuất cảnh), chuẩn bị các phương tiện bảo quản thuốc đúng (gói chống ẩm, hộp trữ lạnh).

¹ Bảo quản một số dạng thuốc cụ thể:
- Thuốc viên và viên nang: Để trong hộp kín, tránh ánh sáng, giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất. Không dùng tay ướt/bẩn khi lấy thuốc.
- Thuốc tiêm và vắc-xin: Nhiệt độ bảo quản thông thường là 2-8°C trừ trường hợp đặc biệt, do đó để trong ngăn mát tủ lạnh không bảo quản tại ngăn đá và ngăn rau (ngăn đá có nhiệt độ quá thấp và ngăn rau có nhiệt độ cao hơn gây hỏng thuốc). Không chạm tay vào vắc-xin sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
- Insulin: Khi chưa mở nắp để tại ngăn mát tủ lạnh, sau khi mở nắp bảo quản ở nhiệt độ phòng giúp cho quá trình tiêm thuốc thuận tiện hơn (trừ khi có khuyến cáo đặc biệt của nhà sản xuất).
- Siro thuốc: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, vặn chặt nắp sau khi mở để tránh vi khuẩn xâm nhập. Hầu hết siro thuốc nên được sử dụng trong vòng 1 tuần sau khi mở nắp.
- Các thuốc nhỏ mắt, mũi, tai: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, khi sử dụng nên nhỏ thuốc ở một khoảng cách nhất định tránh để vòi/ống thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, tai làm cho phần thuốc còn lại dễ bị nhiễm bẩn.


Cách pha một số loại kháng sinh uống dạng bột trong chai:

Thông thường có 3 cách pha loại kháng sinh dạng hỗn dịch trong chai cho trẻ em:

Cách 1: Với những kháng sinh nhà sản xuất đã quy định rõ mức vạch để đổ nước bạn chỉ cần đổ nước đun sôi để nguội đến vạch đã được vạch ra trên nhãn hoặc đến ngấn lọ thủy tinh đã được làm rõ nét

Cách 2: Với những kháng sinh dòng Azithromycine cho trẻ em như Zithromax, bạn cần hút 9ml nước đun sôi để nguội cho vào lọ thuốc rồi lắc đều lên sẽ được 15ml thuốc

Cách 3: Với kháng sinh dòng Cefuroxime như zinnat suspension, bạn cần đong 20 ml nước rồi đổ vào bình lắc đều lên.

Thuốc kháng sinh pha để được bao lâu

Thuốc kháng sinh cho trẻ cần theo toa đơn bác sĩ

Lưu ý:

- Lắc kỹ chai thuốc trước mỗi lần dùng thuốc kháng sinh

- uống thuốc theo toa bác sĩ; kết thúc đợt điều trị, lượng thuốc không dùng hết nên bỏ đi.

Nếu bố mẹ cho con uống thuốc dạng gói thì không pha lẫn các gói này trong cùng 1 cốc nước để tránh các thuốc có phản ứng hóa học với nhau làm giảm tác dụng của thuốc.

Cách bảo quản thuốc sau khi pha

Thuốc phải bảo quản như thế nào hay sử dụng trong bao lâu phải tuân theo hướng dẫn riêng của nhà sản xuất. Thường thường sau khi pha nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, chúng ta có thể dùng ít nhất trong 5 ngày. Kết thúc đợt điều trị, lượng thuốc không dùng hết nên bỏ đi.

Thời gian thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Thứ Năm ngày 30/07/2020

  • Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
  • Phổ kháng sinh và kháng sinh phổ rộng là gì?
  • Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh với sức khỏe

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Thuốc kháng sinh có tác dụng trong bao lâu? Hẳn rằng có rất nhiều người có chung một thắc mắc như vậy khi sử dụng thuốc kháng sinh. Hãy tìm câu trả lời ngay sau đây.

Có rất nhiều người thắc mắc thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Thời gian nó có tác dụng làbao lâu? Hãy cùng tìm hiểu hành trình của một loại thuốc kháng sinh khi vào trong cơ thể con người để có được câu trả lời chính xác nhất ở bài viết sau đây.

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể như thế nào?

Thuốc có rất nhiều con đường để vào được trong cơ thể dưới nhiều dạng bào chế khác nhau. Thuốc kháng sinh là những thuốc làm kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế, đích cuối cùng của nó chính là xâm nhập vào máu đến các cơ quan đích bị nhiễm trùng và tìm diệt vi khuẩn.

Giai đoạn hòa tan thuốc kháng sinh

Các dạng bào chế khác nhau sẽ khác nhau về quá trình thâm nhập vào máu và cơ quan đích.

  • Đối với các thuốc kháng sinh tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch thuốc sẽ đến ngay được máu và theo dòng máu đến các cơ quan.
  • Các thuốc kháng sinh đường uống như dạng viên nang, viên nén, dạng bột, dạng cốm cần quá trình hòa tan tại đường tiêu hóa.
  • Thuốc kháng sinh dạng lỏng như siro, dung dịch, hỗn dịch không cần hòa tan nhưng vẫn cần đi qua đường tiêu hóa chịu tác động của dịch tiêu hóa.

Thuốc kháng sinh pha để được bao lâu

Thuốc kháng sinh được hòa tan ở dạ dày trước khi có tác dụng.

Giai đoạn hấp thu, phân bố

Thuốc kháng sinh được hấp thu chủ yếu tại ruột non. Giai đoạn phân bố thuốc trong cơ thể là giai đoạn thuốc vào máu, theo dòng máu đi khắp cơ thể. Tại các cơ quan đích, tác dụng dược lý của thuốc phụ thuộc nhiều đặc tính của thuốc và cơ quan. Với các thuốc kháng sinh như cefotaxim có thể vượt qua hàng rào máu não vào ổ nhiễm trùng trong các bệnh lý viêm não. Những thuốc này được lựa chọn đầu tay khi có nhiễm trùng não xảy ra.

Giai đoạn chuyển hóa thải trừ

Thuốc được chuyển hóa tại gan nhờ các enzym thành các chất ít độc tố hơn. Sau đó, các chất chuyển hóa được thải trừ qua thận. Khi các cơ quan này không được toàn vẹn, giảm chức năng thì nồng độ thuốc kháng sinh trong máu cao có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và gây hại.

Thuốc kháng sinh có tác dụng trong bao lâu?

Để có tác dụng, thuốc kháng sinh cần duy trì được nồng độ diệt khuẩn của từng loại kháng sinh trong máu. Điều này khác với việc trong cơ thể còn thuốc kháng sinh hay không.

Thường thì kháng sinh phát huy tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, diệt khuẩn sau khoảng 48 - 72h. Lúc này, cơ thể sẽ giảm bớt các triệu chứng do nhiễm trùng gây ra như: giảm sốt, xét nghiệm bạch cầu giảm…

Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong 5 - 7 ngày đối với hầu hết các nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Đối với nhiễm trùng nặng có thể dùng kháng sinh kéo dài đến hơn 20 ngày.

Đến khi các bằng chứng về sự viêm nhiễm được dập tắt như xét nghiệm bạch cầu tăng, các triệu chứng lâm sàng rầm rộ thì vẫn cần sử dụng kháng sinh. Khi nồng độ kháng sinh còn được duy trì trong máu thì thuốc kháng sinh vẫn còn tác dụng.

Thuốc kháng sinh pha để được bao lâu

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu mà vẫn có tác dụng diệt khuẩn?

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Để đánh giá sự thải trừ của thuốc kháng sinh trong cơ thể, chỉ số thời gian bán thải t1/2 được sử dụng. T1/2 được xem như tốc độ thải trừ của thuốc ra ngoài cơ thể. T1/2 là thời gian mà nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa.

Với những kháng sinh có thời gian bán thải cao, 1 ngày chỉ phải dùng 1 liều duy nhất đủ để đảm bảo duy trì nồng độ diệt khuẩn của kháng sinh trong máu. Thời gian bán thải càng nhỏ số lần dùng kháng sinh trong ngày càng tăng từ 2 - 3 lần.

Như vậy, thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu được đánh giá bằng thời gian bán thải của thuốc.

Ví dụ: thuốc kháng sinh Azithromycin rất hay được chỉ định trong các nhiễm khuẩn họng có thời gian bán thải rất cao lên đến 70h. Tức là sau 70h khoảng gần 3 ngày 50% thuốc mới được thải trử ra khỏi cơ thể. Vì thế, Azithromycin có chỉ định mỗi ngày chỉ dùng 1 lần và sử dụng chỉ trong 3 ngày trong mỗi đợt điều trị là đủ duy trì nồng độ thuốc trong máu. Azithromycin tồn tại trong cơ thể khá lâu mới được thải trừ hết.

Ngược lại, Spiramycin cùng nhóm kháng sinh macrorid có thời gian bán thải ngắn chỉkhoảng 6 - 8h. Sau 6 - 8 h đã có 50% thuốc được thải trừ. Vì thế, cần uống 2 - 3 lần 1 ngày kháng sinh spiramycin để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng.

Thuốc kháng sinh pha để được bao lâu

Thận là cơ quan thuốc kháng sinh được thanh lọc thải trử ra khỏi cơ thể.

Sử dụng kháng sinh như thế nào cho đúng?

Hiểu biết về thời gian thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể để tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Khi tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụngthuốc kháng sinh mới đem lại hiệu quả điều trị và không bị nhờn thuốc.

  • Lặp lại liều kháng sinh vào đúng thời gian vào ngày hôm sau. Tức là hôm nay bạn uống 1 liều kháng sinh thứ nhất vào 9h sáng thì 9h sáng hôm sau bạn cần lặp lại liều thứ 2. Điều này giúp duy trì nồng độ kháng sinh luôn ổn định trong máu để diệt khuẩn.
  • Không bỏ liều kháng sinh nào trong quá trình điều trị. Uống ngay lập tức liều tiếp theo nếu bị quên liều trước đó.
  • Tuân thủ thời gian điều trị kháng sinh. Không tự ý dừng thuốc khi thấy đỡ triệu chứng.
  • Uống đủ liều lượng kháng sinh. Liều kháng sinh có thể được cân đối lại theo cân nặng, độ tuổi hay chức năng gan, thận.

Thuốc kháng sinh rất thường được sử dụng trong cộng đồng. Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Có tác dụng trong bao lâu? Hy vọng với những thông tin trong bài viết, quý bạn đọc đã hiểu biết thêm về cách sử dụng kháng sinh như thế nào cho đúng.

Lâm Khuê

Nguồn tham khảo: BV 108, báo Sức Khỏe Đời Sống

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • vi khuẩn
  • virus
  • vi sinh
  • đề kháng
  • nhiễm trùng
  • sức đề kháng