Thực trạng dạy thêm, học thêm hiện nay

Thực tế cho thấy, học thêm và dạy thêm là nhu cầu có thật của học sinh, giáo viên, vì thế nhiều ý kiến cho rằng, không nên cấm mà tìm giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động này, để học thêm, dạy thêm trở về với đúng nghĩa là bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho những học sinh có nhu cầu.

Ảnh minh họa.

Học thêm ở các lớp học bên ngoài hay học thêm tại trường với chính giáo viên đang dạy, là nhu cầu của rất nhiều phụ huynh học sinh hiện nay:"Gia đình tôi có cháu đang học lớp 5. Tuy nhiên, bố mẹ đều bận đi làm, không có nhiều thời gian để kèm cặp cho con nên tôi cũng có đăng ký để học thêm một số các môn chính để con được rèn luyện kỹ nhuần nhuyễn hơn các kiến thức của mình".

"Tôi cảm thấy học online gần như chất lượng không đảm bảo. Thật sự muốn nhà trường xem xét có thể bố trí được cho các cháu bổ trợ, dạy thêm cho các cháu mấy môn chính vào các buổi chiều trong tuần".

" Không cứ gì thời gian này học online đâu mà kể cả thời gian trước đây học trực tiếp, cũng muốn cho con đi học thêm để con được củng cố thêm kiến thức".

 “Có cung, ắt có cầu”, các lớp học thêm được tổ chức trong trường học hay bên ngoài nhà trường vẫn đang diễn dù có nhiều quy định về việc cấm dạy thêm. Giáo viên đi dạy thêm vừa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, vừa để kiếm thêm thu nhập cũng là nhu cầu chính đáng. Thế nhưng, vì sao việc dạy thêm, học thêm đang gây ra nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.

Anh Nguyễn Văn Tùng, phụ huynh học sinh và cô giáo Trịnh Thu Tuyết ở Hà Nội nêu ý kiến: "Thực tế khi tôi kiểm tra bài tôi mới thấy rằng có một tình trạng đó là ở lớp cô giáo không dạy hết chương trình và chỉ dạy qua thôi. Nhưng chừng ấy kiến thức con không thể làm nổi và muốn làm được bài đấy buộc phải đi học cô".

"Bây giờ nó có sự biến tướng nhiều lắm. Ví dụ như các thầy cô giáo tổ chức các lớp học thêm nhưng không trực tiếp đứng ra mà thông qua ban phụ huynh. Ban phụ huynh tổ chức các lớp ấy và yêu cầu từng phụ huynh là phải làm đơn tự nguyện, hoặc đơn xin đề nghị cho con học, nhưng cái đơn ấy bản chất của nó là tự nguyện hay không thì chúng ta đều biết, học trò cũng biết".

Dạy thêm, học thêm là quy luật cung- cầu, nhưng sau nhiều năm tồn tại với những biểu hiện tiêu cực len lỏi, đã khiến cơn sóng phản ứng dữ dội từ dư luận dâng cao. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15 vừa qua, vấn đề này tiếp tục làm nóng nghị trường Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn các nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục- đào tạo. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, cấm dạy thêm không phải là giải pháp “trị tận gốc” việc dạy thêm biến tướng gây bức xúc trong xã hội thời gian vừa qua, mà cần có các giải pháp đồng bộ khác nhau. Bởi lẽ, nhu cầu học thêm, dạy thêm có gốc rễ sâu xa đến từ việc áp lực thi cử, áp lực thành tích của giáo dục Việt Nam.

Thầy Hồ Như Hiển, giáo viên Trường THCS-THPT Đông Bắc Ga, tỉnh Thanh Hóa cho rằng: "Để quản lý việc dạy thêm học thêm có lẽ trước hết là giảm chương trình học, tức là giảm tải nội dung cơ bản để cho giáo viên có thể chuyển tải hết nội dung kiến thức cơ bản trên lớp học sinh. Thứ hai giảm tải bớt những chương trình thi cử. Thi cử  nên tập trung vào những nội dung quan trọng. Thứ ba nữa, Bộ hoặc Quốc hội có Luật, những chế tài, nghị định liên quan đến vấn đề dạy thêm để giáo viên có cơ sở pháp lý và thực tiễn để thực hiện".

Cùng chung quan điểm này, Tiến sỹ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục khẳng định, khi chưa giải quyết được những bất cập cốt lõi của nền giáo dục thì việc dạy thêm, học thêm vẫn tiếp tục là một thách thức, rất khó chấn chỉnh bằng những mệnh lệnh hành chính: "Tôi nghĩ ngay từ ban đầu nên thay đổi từ câu chuyện là đánh giá giáo viên. Nếu như chúng ta đánh giá giáo viên bằng thành tích của học sinh bắt buộc những câu chuyện này sẽ bị biến tướng. Nhưng nếu như chúng ta đánh giá giáo viên bằng chính sự tiến bộ của học sinh, lúc đó câu chuyện sẽ hoàn toàn khác. Một đứa trẻ mà lúc mới vào học học rất là kém nhưng càng ngày càng khá hơn với sự trợ giúp của cô giáo bằng những kỹ năng và kiến thức của cô lúc đó những cố gắng của cô nên được đền đáp và lúc đó việc dạy thêm học thêm thể trở lại đúng tính chất của nó".

Một số ý kiến cũng cho rằng, vấn đề dạy thêm xuất phát từ thực trạng lương của giáo viên quá thấp, rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như kế mưu sinh. Tuy nhiên, cơ quan quản lý chưa nhìn thẳng vào vấn đề này để giải quyết thấu đáo. Trong khi đó, phụ huynh học sinh muốn trẻ em học thêm để ứng thí hơn là chú ý đến phát triển các kỹ năng mềm, vui chơi, giải trí.

Thực tế cho thấy, xuất phát điểm của việc dạy thêm - học thêm là để bồi dưỡng kiến thức cho hoc, rèn luyện kỹ năng nảy sinh từ chính nhu cầu của người học. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý cần giải quyết dứt điểm những bất cập cốt lõi của ngành giáo dục, những bất ổn trong tâm lý phụ huynh để tìm lối ra cho vấn đề này. Dạy thêm - học thêm không hẳn là xấu nếu người học có nhu cầu và động lực học tập chính đáng, còn người dạy giàu nhiệt tâm và công tâm trong dạy và học./.

Theo tôi, cần cấm triệt để việc dạy và học thêm thay vì cứ tìm cách, hiến kế quản lý hoạt động này. Điều này cho thấy giáo dục Việt Nam vẫn cứ lẽo đẽo đi sau thế giới. Hãy nhìn sang Trung Quốc, họ đã cấm hoàn toàn việc dạy thêm ở trường, cấm luôn các trung tâm dạy thêm ở ngoài, cấm cả dạy thêm online, trá hình dạy phụ đạo ở quán cà phê...

Tại sao Trung Quốc làm mạnh tay như vậy? Đó là vì họ đi theo mô hình giáo dục của các nước phát triển, đó là giảm tải tối đa lượng kiến thức lý thuyết suông [99% học sinh học xong là sẽ quên ngay]; tăng cường lồng ghép hoạt động thể chất vào giáo dục. Họ cũng đầu tư mạnh vào các trường dạy nghề, hướng đến mục tiêu 50% học sinh THPT tốt nghiệp sẽ không thi đại học mà thi vào trường nghề kỹ thuật cao. Chỉ có làm như vậy thì giáo dục mới thực chất, đất nước mới có thể cất cánh được.

Việc dạy thêm, học thêm, theo tôi chỉ dành để bổ trợ kiến thức cho các học sinh yếu kém. Có nhiều người lấy lý do vì giáo viên yêu nghề nên mới dạy thêm để nâng cao kiến thức cho học trò. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động dạy thêm chủ yếu diễn ra ở một số môn chính như: Toán, Văn, Ngoại ngữ, cuối cấp THPT có thêm môn Vật lý, Hóa học. Vậy chẳng lẽ giáo viên các môn phụ như Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử... không dạy thêm nghĩa là họ không yêu nghề?

>> Dạy thêm tràn lan vì học quá nặng

Chúng ta đừng ngụy biện và cổ súy cho tình trạng dạy thêm tràn lan này. Nó không chỉ làm thui chột thể lực các em học sinh, mà còn gây khó khăn, áp lực cho chính các bậc phụ huynh. Ngày nay, các học sinh thông minh, giỏi, xuất sắc, được nhà trường chọn đi thi học sinh giỏi, sẽ có các thầy, cô ôn luyện riêng để thi đấu rồi, thế nên chúng ta không phải lo các em sẽ không có điều kiện phát huy hết tố chất nếu không đi học thêm. Còn lại, đại đa số các em học sinh ở mức học trung bình, khá... dù có cố ép học thêm, ôn luyện đến đâu cũng sẽ chỉ dừng ở mức học vẹt, học tủ. Đâu phải cứ ai học thêm nhiều là thành được vĩ nhân.

Nghề nào cũng vậy, đã yêu thích công việc giảng dạy thì người ta mới chọn sư phạm, chứ không ai ép bạn phải làm giáo viên. Bây giờ, nhiều người cứ lấy lý do là lương giáo viên thấp nên bày đủ chiêu trò để ép học sinh đi học thêm, mong kiếm thêm thu nhập. Có một sự thật rằng đa số các bộ môn có thể dạy thêm như Toán, Văn, Lý, Hoá, Ngoại ngữ... các thầy cô dạy trên lớp rất hời hợt để học sinh phải đi học thêm. Đề kiểm tra 15 phút hay 45 phút đôi khi giống y hệt kiến thức học thêm bên ngoài, nên học sinh nào cũng phải đi học thêm để không bị điểm kém? Điều đó thật sự quá lãng phí thời gian quý báu trên lớp của các con.

Thực tế, sinh viên sư phạm [chính quy] hiện nay thất nghiệp rất nhiều, một phần do không "chạy" được vào biên chế. Đó cũng là căn nguyên khiến nhiều giáo viên sau khi tìm được công việc đã lập tức lao vào dạy thêm để "gỡ vốn". Theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên làm quyết liệt vấn đề này để chấm dứt hẳn hoạt động dạy thêm. Hãy nhìn vào mô hình giáo dục của Đức mà Trung Quốc cũng đang đi theo, đó là đẩy mạnh phát triển các trường nghề, hạn chế sinh viên thi đại học đại trà. Đừng để giáo dục Việt Nam cứ mãi loay hoay với vấn đề muôn thuở - quản lý dạy thêm.

Phạm Bích Thủy

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

Dạy thêm, học thêm nhu cầu hay vấn nạn – Bài 3: Giáo dục không phải là 'món hàng'

Nguyễn Hoài

16:07 19/11/2021

Người đứng đầu Bộ GDĐT nhìn nhận rằng, nhồi nhét kiến thức chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm, học thêm. Vậy đâu là giải pháp để chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay?

Theo các chuyên gia, việc cấm tuyệt đối dạy thêm học thêm là rất khó, bởi nhu cầu dạy thêm và học thêm là một thực tế cả với lý do chính đáng và không chính đáng.Để chấn chỉnh tình trạng này, thay vì không quản được thì cấm, ngành giáo dục cần nhìn thẳng và giải quyết nguyên căn, gốc rễ của vấn đề.

Không thể cấm tuyệt đối

Dạy thêm, học thêm vốn không xấu nhưng sau bao năm tồn tại hoạt động này ngày càng nảy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực. Ở thời điểm hiện tại, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm rằng, dạy thêm, học thêm là việc mà ngành ngăn chặn, nghiêm cấm. Nhất là trong giai đoạn học sinh đang phải học trực tuyến kéo dài thì việc dạy thêm giờ, thêm nội dung càng cần phải lên án.

Nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, cô giáo Lê Thị Hồng Hạnh, Tổ trưởng Tổ Ngữ Văn, Trường THPT Phan Huy Chú [quận Đống Đa, Hà Nội] chia sẻ rằng, không phải giáo viên nào cũng muốn dạy thêm. Nhưng thực tế là thu nhập từ nghề giáo quá thấp so với đời sống hiện nay. Bên cạnh đó, chương trình học nặng, kéo theo bệnh thành tích, chạy theo điểm số.

Người đứng đầu Bộ GDĐT cũng nhìn nhận rằng, nhồi nhét kiến thức chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm, học thêm.

Theo cô Hạnh, có 3 vấn đề cần giải quyết để giảm hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan. Về phía phụ huynh, nên giảm áp lực, đừng ép con em mình phải theo ngành này, ngành kia hay phải học thật giỏi. Thay vào đó, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy giáo dục con lòng ham học, sự ham hiểu biết và khát vọng vươn lên, khát vọng khẳng định mình bằng tài năng thật sự của mình.

Về phía ngành GDĐT, cô Hạnh cho rằng, cần thay đổi mô hình giáo dục. Nếu còn tồn tại mô hình trường chuyên, lớp chọn thì nhất định chuyện dạy thêm, học thêm vẫn không có hồi kết.

Đặc biệt là phương thức thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học, cao đẳng. Hiện nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức dưới hình thức thi chung tuy đã giảm tải được các lò luyện thi nhưng vẫn còn dạy thêm ở các nhà trường, nhất là ở các thành phố lớn. Vì vậy, cô Hạnh nêu quan điểm, nếu thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sẽ kích thích khả năng tự học và ham học của học sinh, thay vì phải đi học thêm như hiện nay.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, chuyện cấm dạy thêm học thêm đã được ngành giáo dục nói đến từ nhiều năm nay, tuy nhiên để cấm tuyệt đối dạy thêm học thêm là rất khó, bởi thực tế nhiều phụ huynh, học sinh vẫn có nhu cầu.

Để hạn chế tiêu cực, theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, về công tác quản lý cần phân biệt rõ việc giáo viên dạy thêm những kiến thức đáng ra học sinh đã được học trong hệ thống giáo dục quốc dân và việc học thêm dựa trên mong muốn thực sự của từng em. Đặc biệt, cũng cần xác định rõ để không bị đánh tráo giữa 2 khái niệm trên khiến các em phải học thêm dưới mác tự nguyện một cách vô tội vạ và không được hưởng những gì đáng ra được học trong nhà trường.

Có nên đưa dạy thêm thành nghề kinh doanh có điều kiện?

Bên cạnh những chính sách vĩ mô, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp [Bộ GDĐT] cho rằng, Bộ GDĐT nên tìm hiểu nguyên nhân dạy thêm và học thêm ở mỗi địa phương để có chính sách chỉ đạo địa phương.

Bên cạnh việc cải thiện đời sống giáo viên, TS Vinh cho rằng, cần bồi dưỡng kỹ năng dạy học, sa thải những giáo viên quá yếu kém về chuyên môn và đạo đức để họ thực hiện tốt hơn sứ mệnh của người thầy. Đặc biệt vẫn phải xem xét đánh giá tải trọng chương trình giáo dục phổ thông chính khóa, và yêu cầu thi kiểm tra đánh giá. Nghiêm cấm hành vi vì bệnh thành tích để ép học sinh học thêm, cũng như cấm giáo viên "làm tiền" bằng cách ép buộc cha mẹ học sinh và học sinh phải học thêm mới cho điểm cao.

Đồng tình với đề nghị của Bộ GDĐT đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, việc làm này không chỉ giúp cho công tác quản lý mà còn tạo ra việc làm cho những cử nhân sư phạm, nhà giáo đã về hưu và giúp bồi dưỡng kiến thức cho học sinh có học lực còn yếu.

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, nếu lương giáo viên cao hơn so với thu nhập làm thêm bên ngoài thì chắc chắn giáo viên sẽ tâm huyết với nghề và không phải tính toán kiếm thêm thu nhập từ việc dạy thêm.

Tuy nhiên, về vấn đề này, PGS. TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, giáo dục không phải là món hàng kinh doanh. Nếu đưadạy thêmvào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, tai hại và nảy sinh nhiều tiêu cực.

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, bản chất việc học thêm là phi lợi nhuận, là đầu tư cho tương lai chứ không phải nặng về mục đích kinh doanh. Vấn đề cốt lõi ở đây là mức thu nhập của giáo viên chưa tương xứng, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống nên họ buộc phải mở lớp dạy thêm, kiếm thêm thu nhập và tích lũy cho tương lai.

Để giải quyết tình trạng dạy thêm học thêm, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, Nhà nước cần xem xét, cân đối lại mức lương cho giáo viên. Nếu lương trả cao hơn so với thu nhập làm thêm bên ngoài thì chắc chắn giáo viên sẽ dạy tử tế, tâm huyết với nghề và không phải tính toán kiếm thêm thu nhập từ việc dạy thêm.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc dạy thêm học thêm cần có những giải pháp chuyên môn và cả giải pháp về tinh thần, thái độ xã hội.

Về chuyên môn, Bộ GDĐT đang thực hiện các giải pháp, trong đó có việc đổi mới giảng dạy của một số môn cũng nhằm tăng cường năng lực tự học, sáng tạo của học sinh. Thời gian sắp tới, trong các phương án đổi mới kiểm tra vào các giai đoạn 2025, Bộ GDĐT cũng tính đến điều chỉnh phương án thi trung học phổ thông và kiểm tra đánh giá thường xuyên để làm sao từ góc độ kiểm tra, đánh giá có thể hạn chế được việc này.

Về mặt tâm lý xã hội, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận, trên thực tế, các phụ huynh cũng có tâm lý muốn con em học để ứng thí hơn là chú ý đến việc các con em của mình học để phát triển bản thân. Đây cũng còn là một vấn đề tâm lý xã hội cần phải điều chỉnh và giải pháp mang tính tổng thể.

Chủ đề: Giáo viên Bộ GDĐT dạy thêm học thê giáo dục không phải là món hàng dạy thêm là ngành nghề kinh doanh vấn nạ dạy thêm

Video liên quan

Chủ Đề