Việc cho tôm ăn có phải là nghiên cứu khoa học không

Câu 1.1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
  • B. Các quy luật tự nhiên.
  • C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.
  • D. Tất cả các ý trên.

Trả lời:

Chọn đáp án D

Câu 1.2. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
  • B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
  • C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
  • D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 1.3. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời [hình dưới] thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

  • A. Chăm sóc sức khoẻ con người.
  • B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
  • C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
  • D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 1.4. Một lần, bạn An lấy một ít xi măng trộn với cát rồi tự xây một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Khánh đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi đá bóng. Theo em, việc mà bạn An đang làm có được coi là nghiên cứu khoa học không?

Trả lời:

Việc bạn An xây một mô hình ngói nhà giống với ngôi nhà của mình chỉ là hoạt động làm theo, rèn luyện kĩ năng chứ không phải là nghiên cứu khoa học.

Câu 1.5. Bạn Vy cùng bạn Khang chơi thả diều.

a] Hoạt động chơi thả diều có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

b] Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tao ra con diều trong trò chơi?

Trả lời:

a] Hoạt động thả diều chỉ là một hoạt động vui chơi, thể thao bình thường; không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học.

b] Người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết về quá trình bay lượn của chim và sức đẩy của gió để sáng tạo nên trò chơi thả diều.

Câu 1.6. Để nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp đặt hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm.

a] Người nông dân lắp máy quạt nước cho đầm tôm để làm gì?

b] Việc lắp đặt hệ thống quạt nước cho đầm tôm có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không?

c] Việc cho tôm ăn có phải là nghiên cứu khoa học không?

d] Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển có phải là nghiên cứu khoa học không?

Trả lời:

a] Nông dân lắp máy quạt nước cho đắm tôm để đảo nước liên tục nhằm làm tăng khả năng hoà tan của khí oxygen vào nước, cung cấp đủ oxygen cho tôm.

b] Việc lắp hệ thống quạt nước cho tôm không phải là nghiên cứu khoa học mà đó chỉ là sự vận dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào nuôi trồng thuỷ sản.

c] Việc cho tôm ăn cũng không phải là nghiên cứu khoa học. Đó là công việc bình thường, được người dân thực hiện lặp đi lặp lại hằng ngày.

d] Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển là hoạt động nghiên cứu khoa học vì người ta đã phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm để xem xét nhu cẩu dinh dưỡng của tôm; nghiên cứu để xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng phát triển tốt nhất.

Đề bài

Để người nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp đặt hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm.

Bạn đang xem bài: Giải bài 1.6 trang 7 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

a] Người nông dân lắp đặt máy quạt nước cho đầm nuôi tôm để làm gì?

b] Việc lắp đặt hệ thống quạt nước cho đầm tôm có phải hoạt động nghiên cứu khoa học không?

c] Việc cho tôm ăn có phải là nghiên cứu khoa học không?

d] Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển có phải là nghiên cứu khoa học không?

Phương pháp giải – Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Tìm hiểu về quy trình nuôi tôm trên sách, báo, internet,…

Lời giải chi tiết

a] Nông dân lắp máy quạt nước cho đầm tôm để đảo nước liên tục, làm tăng khả năng hòa tan Oxygen vào nước, cung cấp đủ Oxygen cho tôm.

b] Việc lắp hệ thống quạt nước cho tôm không phải là nghiên cứu khoa học, đó là ứng dụng của nghiên cứu khoa học vào quá trình sản xuất nuôi trồng thủy sản.

c] Việc cho tôm ăn không phải là nghiên cứu khoa học. 

d] Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển có phải là nghiên cứu khoa học vì người ta phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm để xem xetsnhu cầu dinh dưỡng của tôm; nghiêm cứu xây dựng công thức,thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng có thể phát triển và cho sản lượng cao.

THPT Thu Xà

Có ý kiến cho rằng quy trình nuôi tôm ở nước ta nhìn chung còn lạc hậu, chưa ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học. Ông có nghĩ như vậy?

Hiện nay ở phía Nam, đa số là trang trại rộng từ 10 đến 500 ha hoặc lớn hơn; người nuôi tôm không những áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước mà còn tự ra nước ngoài học hỏi. Có phần nào đó, nghiên cứu khoa học cùng tiến bộ kỹ thuật của ta chưa theo kịp yêu cầu sản xuất, chưa đáp được yêu cầu thực tiễn hiện nay. Môi trường nuôi đang bị ô nhiễm và có sự khác biệt nhiều giữa các vùng, khiến nông dân phải tự tìm cách đối phó. Để nuôi tôm cho hiệu quả không dễ, các nước xung quanh ta cũng vậy. Song không phải trình độ nuôi tôm của ta lạc hậu. Người nuôi tôm Việt Nam luôn gắng tìm cái mới để áp dụng; đến các trang trại lớn sẽ thấy rõ điều này.

Cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về nuôi tôm tại Việt Nam – Ảnh: Phan Thanh Cường

Qua thực tế sản xuất, thấy nhiều nông dân thường bị phụ thuộc vào sự hướng dẫn cũng như quy trình kỹ thuật của các công ty cung cấp giống, thức ăn và công ty thuốc thú y…?

Các tỉnh đều có khuyến ngư. Các công ty đến địa phương nào tập huấn cũng được phép của Sở NN&PTNT; trao đổi kỹ thuật nuôi là việc trong qui trình chung, sao cho sản phẩm được nông dân dùng nhiều. Theo tôi biết, hầu hết nông dân hiện nay, khi đầu tư tiền bạc vào nuôi tôm nghĩa là trước đó họ đã tìm hiểu nhiều về kỹ thuật nuôi. Chỉ số ít nông dân có diện tích nhỏ, nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến hay bán thâm canh bậc thấp mới ít quan tâm kỹ thuật nuôi. Hiện nay, do môi trường nuôi bị ô nhiễm, xuống cấp, nuôi tôm phải có kỹ thuật cao hơn trước mới hiệu quả [từ chọn thời điểm nuôi, chọn giống, cải tạo ao, đến sử dụng đúng sản phẩm, kỹ thuật quản lý môi trường ao…].

Thời gian vừa qua, khi xảy ra dịch bệnh tôm, người nuôi lúng túng, trong khi các công ty cung ứng thuốc, con giống… chậm đưa ra phương án xử lý. Phải chăng chúng ta đang quá lệ thuộc các công ty giống, thức ăn thủy sản?

Áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm là cần thiết – Ảnh: Thanh Nhã                    

Vấn đề dịch bệnh, Nhà nước [cụ thể Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, các Viện Nghiên cứu thủy sản] đã vào cuộc, nhưng ngặt nỗi chưa tìm ra nguyên nhân chính để khắc phục. Các công ty thì khó đề xuất được phương án xử lý hiệu quả cao. Việc bán giống, thức ăn, người dân bị phụ thuộc là tất nhiên, do quan hệ cung – cầu trên thị trường. Theo tôi, do quản lý nhà nước chưa đủ mạnh nên chưa thể kìm hãm tăng giá, đồng thời chưa quản lý tốt chất lượng.

Theo ông, để có quy trình nuôi tôm phù hợp tình hình Việt Nam hiện nay, cần lưu ý thêm điều gì?

Xây dựng quy trình chung phù hợp tình hình Việt Nam hiện nay là khó, vì bờ biển nước ta dài [hơn 3.000 km]. Không thể có quy trình nào thích ứng mọi vùng sinh thái. Do vậy, phải tùy theo đặc điểm từng vùng sinh thái mà đưa ra quy trình cho vùng đó áp dụng mới có hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề