Thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất

[TN&MT] - Cử tri tỉnh Gia Lai hỏi: Theo Khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013: “Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 2 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất”.

Tuy nhiên, hiện nay, chưa có quy định cụ thể việc xác định giá để giao đất, cho thuê đất trong trường hợp Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo Khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 như thế nào, có được sử dụng giá khởi điểm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giao đất, cho thuê đất hay không?

Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Bộ TN&MT trả lời như sau:

Việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 49, 114 Luật Đất đai năm 2013; Điều 52, 59 Luật Đấu giá tài sản. Cụ thể:

*Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 quy định, việc đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá chỉ được tiến hành sau khi đã tổ chức cuộc đấu giá lần đầu nhưng không thành và được thực hiện như sau:

Trường hợp đấu giá tài sản theo phương thức trả giá lên, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá, hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá, hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản;

Trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá và chấp nhận giá khởi điểm hoặc chấp nhận mức giá sau khi đã giảm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản.

Việc đấu giá tài sản theo quy định trên chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá.

*Điều 52 Luật Đấu giá tài sản quy định, các trường hợp đấu giá không thành bao gồm: Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá; Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá; Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên; người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này; Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà không có người trả giá tiếp; Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này; đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cuộc đấu giá không thành, tổ chức đấu giá tài sản trả lại tài sản, giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Việc xử lý tài sản đấu giá không thành được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc đấu giá lại theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản.

Điều 59 Luật Đấu giá tài sản quy định, việc đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá quy định tại Điều 49 của Luật này không áp dụng đối với các tài sản sau đây: Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Tài sản khác mà pháp luật quy định không đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá.

*Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: Giá đất cụ thể được sử dụng trong trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Căn cứ quy định nêu trên đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 2 lần nhưng không thành thì được xem là đấu giá không thành. Do đó, khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với diện tích đất 5 nêu trên không được sử dụng giá khởi điểm đã xác định trong cuộc đấu giá không thành trước đó mà phải định giá đất cụ thể theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Pháp luật đất đai đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất.

Giao đất, cho thuê đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai là tiền đề cho việc khai thác,sử dụng đất phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Người xin giao đất, thuê đất lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất; thực hiện nghĩa vụ tài chính.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

– Người được giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất, người được thuê đất nộp tiền thuê đất.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được giao đất, cho thuê đất.

– Cơ quan có thẩm quyền cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

– Hộ gia, đình cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.

  1. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01 ;

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất [Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất].

– Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận trước khi Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Thời hạn giải quyết:

+ Không quá 20 ngày [không kể thời gian giải phóng mặt bằng; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất].

+ Không quá 30 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

  1. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan thực hiện thủ tục: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định giao đất [đối với trường hợp giao đất].

– Quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất [đối với trường hợp thuê đất].

– Giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được giao đất, cho thuê đất.

  1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

–  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

– Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Xem thêm:

  • Fanpage: Văn phòng Luật sư Hùng Phúc

luathungphuc.vn

Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các cá nhân, hộ gia đình khi có nhu cầu hoặc trong những trường hợp nhất định mà pháp luật quy định với nhiều hình thức khác nhau.Vậy, trường hợp giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá thì thực hiện thủ tục thuê đất thế nào?

Câu hỏi: Tôi là giáo viên biên chế sắp chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan. Tôi được biết trường hợp của tôi sẽ được Nhà nước giao đất nhưng không qua hình thức đấu giá.Vậy cho tôi hỏi thủ tục xin thuê đất không thông qua đấu giá thế nào?

Trường hợp nào được giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá?

Theo khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp sau đây khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì không thông qua đấu giá:

- Giao đất không thu tiền sử dụng đất;

- Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

- Các trường hợp sử dụng đất được quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai 2013;

- Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;

- Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ;

- Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền;

- Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;

- Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở…

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp bạn sử dụng đất được Nhà nước giao khi chuyển công tác theo quyết định điều động của cơ quan thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất không thông qua đấu giá.

Thủ tục xin giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá thế nào? [Ảnh minh họa]


Thủ tục xin giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá thế nào?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người xin giao đất, thuê đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

- Đơn xin giao đất, cho thuê đất;

- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất.

Theo khoản 3 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục xin giao đất, thuê đất thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn không quá 03 ngày, thông báo người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ tỏng trường hợp hồ sơ còn thiếu.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Lưu ý: Người có đơn xin giao đất thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ và đúng hạn, nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Bước 4: Trả kết quả

- Quyết định giao đất [trường hợp giao đất]

- Hợp đồng cho thuê đất [trường hợp thuê đất];

Thời hạn giải quyết:

- Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ [không kể thời gian giải phóng mặt bằng, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất].

- Không quá 30 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Trên đây là giải đáp về Thủ tục xin giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá thế nào? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề