Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng

Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng về chủ đề cho vay tiêu dùng, tin rằng các bạn sinh viên sẽ rất cần tài liệu tham khảo này. Bài viết này chia sẻ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại. 

Các bạn tham khảo viết phân tích cho vay tiêu dùng tại ngân hàng trong bài báo cáo thực tập. 

Để đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, nên kết hợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối; theo dõi tình hình biến động của chỉ tiêu phân tích qua các năm ; khi đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại một đơn vị, chi nhánh có thể so sánh từng chỉ tiêu với mức chỉ tiêu bình quân tương ứng trong cùng hệ thống ngân hàng. Nếu có điều kiện khi đánh giá hiệu quả cho vay tại một ngân hàng thương mại, có thể so sánh các chỉ tiêu của ngân hàng đang nghiên cứu với các chỉ tiêu tương ứng bình quân của các ngành ngân hàng còn lại và chỉ tiêu tương ứng của từng ngành.

1.3.1. Nhóm chỉ tiêu dư nợ cho vay:

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay. Tốc độ tăng doanh số cho vay được tính theo công thức:

Tốc độ tăng doanh số =[[Doanh số cho vay kỳ này]/[Doanh số cho vay kỳ trước]-1]×100

Doanh số cho vay phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động cho vay của ngân hàng. Tốc độ tăng doanh số phản ánh khả năng mở rộng cho vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay và tốc độ cho vay phản ánh khả năng mở rộng tín dụng nhưng chưa đủ khẳng định hiệu quả cho vay của NHTM.

Doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ phản ánh số vốn khách hàng hoàn trả ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ phản ánh hai khả năng: một, khách hàng hoàn trả vốn vay ngân hàng đúng hạn. Hai là, ngân hàng tăng thu nợ quá hạn, thu hồi nợ sớm do có dấu hiệu không lành mạnh trong tình hình tài chính của khách hàng.

Dư nợ cho vay và tốc độ tăng dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tốc độ dư nợ cho vay qua các năm được tính như sau:

Tốc độ tăng dư nợ =[ [Dư nợ cho vay kỳ này]/[Dư nợ cho vay kỳ trước] ]×100

Ngoài đề tài về cho vay tiêu dùng, các bạn sinh viên có thể chọn các Đề tài báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng như: Thanh toán quốc tế, Huy động vốn, Thẻ tín dụng, Rủi ro tín dụng,… Những chủ đề này có Đề cương chi tiết tham khảo được Admin chia sẻ tại Website: baocaothuctap.net các bạn có thểm truy cập để xem thêm

1.3.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ bình quân: là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn [hoặc tính cả tiền lãi quá hạn] trên tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn = [Nợ gốc quá hạn]/[Tổng dư nợ]

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện độ an toàn tín dụng tại ngân hàng cao và ngược lại. NHTM có nhiều khoản nợ quá hạn có nguy cơ mất vốn cao, làm hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thấp.

Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản cho vay, cho biết tỷ lệ dư nợ có nguy cơ mất vốn một phần hoặc toàn bộ trên tổng dư nợ. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7 % là yếu kém. Nếu chỉ số này dưới mức 5 % , ngân hàng được đánh giá có nghiệp vụ tín dụng, chất lượng cho vay cao.

Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ quá hạn phản ánh rủi ro nhiều khi không chính xác.Sự gia tăng các khoản cho vay nhanh chóng có thể che dấu vấn đề nợ quá hạn do tổng số dư nợ cho vay gia tăng, trong khi số dư nợ quá hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả.

Xem thêm: 

Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn, ngân hàng thường gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho họ có thể thu xếp để trả được nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ đã quá một kỳ hạn gia hạn nợ. Việc sử dụng tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn cho biết tỷ lệ phần trăm tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi. Việc sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn độ an toàn tín dụng.

1.3.3. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay:

Tỷ trọng thu nhập = [ [Thu nhập từ hoạt động cho vay]/[ Tổng thu nhập của ngân hàng ] ]×100
Đây là chi tiêu để so sánh thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng thu nhập của NHTM

Admin ngoài chia sẻ tài liệu tham khảo báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng, thì hiện tại có nhận viết thuê báo cáo tốt nghiệp. Bạn nào cần hỗ trợ hãy inb ngay Zalo: 09 09 23 26 20 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại mà bạn cần biết sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. 

Đánh giá thông qua Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ = doanh số thu nợ/doanh số cho vay

  • Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng
  • Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng thu về bao nhiêu đồng vốn

Đánh giá thông qua Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động

  • Chỉ tiêu phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hang
  • Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh già khả năng huy động vốn chưa tốt
  • Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt, một mặt phản ánh tình hình huy động vốn tốt

Lưu ý:

Số liệu dư nợ lớn hơn huy động là bình thường đối với chi nhánh vì chi nhánh còn huy động tiền từ hội sở chuyển xuống; hoặc các chi nhánh khác chuyển sang.

Vì vậy đánh giá chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động của chi nhánh chỉ đúng ở mức độ tương đối. Về lý thuyết thì chỉ tiêu này không được lớn hơn 1, vì còn phải trích lập dự phòng; nhưng nếu phân tích ở 1 chi nhánh thì chỉ tiêu này đôi khi lớn hơn 1. Nếu bạn phân tích trên toàn hệ thống thì chính xác hơn.

Tuy nhiên bạn có thể giữ nguyên như vậy; và giải thích chi nhánh làm việc hiệu quả; giải ngân được nhiều nên phải huy động từ các chi nhánh khách chuyển sang.

Đánh giá thông qua Vòng quay vốn tín dụng [vòng]

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân

[Trong đó dư nợ bình quân trong kì = [dư nợ đầu kì + dư nợ cuối kì]/2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Lưu ý:

Đối với những năm nào nhà nước đưa ra gói cứu trợ hoặc hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn [2009] thì năm đó vòng quay vốn tín dụng có thể cao hơn các năm khác [cần phải nhận định rõ].

Đánh giá thông qua Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

  • Đây là chỉ tiêu đánh già rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém; và ngược lại. Theo quy định của NHNN hiện nay, chỉ tiêu này không được vượt quá 3%.
  • Cho thấy khả năng thu thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoảng vay.

Đánh giá thông qua Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ/ Tổng tài sản có

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn; nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 03 nhóm:

  • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
  • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
  • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Trên đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại bạn cần biết. UB Academy hi vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn vê vấn đề này. Đừng quên theo dõi Chuyên mục điểm tin UB Academy, Diễn đàn U&Bank và Chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm tại LearnID để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành.

Video liên quan

Chủ Đề