Theo em quan niệm sống đó tích cực hay tiêu cực vì sao

Theo em quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm tích cực hay tiêu cực Vì sao

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Theo em quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm tích cực hay tiêu cực. Vì sao?

Trả lời:

Quảng cáo

Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì đây là một quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm, sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Trang trước Trang sau

Theo em quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm tích cực hay tiêu cực. Vì sao

❮ Bài trước Bài sau ❯

Bài 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

THPT Sóc Trăng Send an email

0 4 phút

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 130 sách giáo khoaNgữ văn 10 tập 1phần soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêmchi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Bài viết gần đây

  • Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích bài Bạch Đằng giang phú [Phú sông Bạch Đằng] – Trương Hán Siêu

  • Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

Bạn đang xem: Bài 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Không vất vả, cực nhọc

– Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.

– Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

– Hòa hợp với thiên nhiên

Quan niệm sống đó là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?

Gợi ý trả lời bài 5trang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là trốn tránh sự vất vả để tận hưởng sự nhàn rỗi, cũng không phải là thái độ lánh đời, không quan tâm tới xã hội. Cần hiểu chữ “nhàn” thái độ lánh đời, không quan tâm tới xã hội. Cần hiểu chữ “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói là thái độ không đua chen trong vòng danh lợi để giữ cốt cách thanh cao, nhàn là về với ruộng vườn để hòa hợp với thiên nhiên, vui thú cùng cây cỏ. Nhàn là làm một lão nông “Một mai, một cuốc, một cần câu” và “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”, nuôi dưỡng tinh thần trong sự khoáng đạt của tự nhiên. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Nên hiểu, dẫu ẩn cư ở ruộng vườn nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước. Một người bộc trực, thẳng tính, vì lo lắng cho xã tắc đã từng dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần không thể nào trở thành một người vô ưu trước những tình cảnh của dân của nước được. Đặt trong hoàn cảnh chế độ phong kiến đang trên đà khủng hoảng, những giá trị đạo đức đang có biểu hiện suy vi, người hiền không có đất dụng thi quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một quan niệm sống tích cực.

Cách trình bày 2

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: không màng phú quý. Ông xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ. Đó là lối sống không vướng bận, không bon chen.

=> Quan niệm sống tích cực vì trong hoàn cảnh rối ren, nhiều bon chen, phụ bạc tác giả muốn giữ gìn nhân cách, sự thanh thản, tĩnh tại cho mình.

Cách trình bày 3

– Quan niệm nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là tìm đến sự nhà nhã để chẳng phải vất vả, cực nhọc. Nhàn cũng không phải để thỏa thú nhàn tản của bản thân, thây kệ cuộc đời, không bận tâm đến xã hội.

– Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên; nhàn là xa rời phương danh lợi, quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

– Bản chất chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhà thơ tìm đến “say” nhưng là để tỉnh: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

=> Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng nhiều yếu tố tích cực khác với lối sống “độc thiện kì thân” [tốt cho riêng mình].

Cách trình bày 4

Quan niệm sống Nhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm] không phải rũ bỏ thế sự để nhàn tản, không phải sự nhàn tản của bản thân mà phó mặc dân chúng

+ Ông sống hòa hợp với tự nhiên, thuận tự nhiên, rời bỏ danh lợi để giữ cốt cách thanh cao

+ Ông vẫn lo cho vận nước sức dân, nhà thơ tìm đến “say” nhưng để “tỉnh” nhận ra phú quý chỉ là phù du, phù phiếm

+ Ông luôn bộc trực, không thờ ơ trước tình cảnh của dân chúng [ ông dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần]

→ Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng yếu tố tích cực khác với lối sống “độc thiện kì thân”.

Cách trình bày 5

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao ,hòa hợp với tự nhiên.

Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy h thì đấy là một quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm , sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

Tham khảo thêm

:
Cảm nhận bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trên đây làgợi ýtrả lời câu hỏi bài 5trang 130 SGK ngữ văn 10 tập 1được Học Tốtbiên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêmtrong chương trình soạn văn 10tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags

Ngữ Văn lớp 10

THPT Sóc Trăng Send an email

0 4 phút

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ hôm nay

  • Quan niệm sống nhàn của giới trẻ hiện nay
  • Qua chữ nhàn bàn về quan niệm sống nhàn - Mẫu 1
  • Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ - Mẫu 2
  • Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ - Mẫu 3

Đề bài: Từ chữ nhàn trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh/ chị hãy bàn về quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ hôm nay.

Qua chữ nhàn bàn về quan niệm sống nhàn - Mẫu 1

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ triết lí - đạo lí của dân tộc. Phần lớn các tác phẩm của ông đều thể hiện những quan niệm sống sâu sắc. “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện những triết lý sống rất giàu tính nhân văn.

Trước hết ta phải hiểu sống “Nhàn” là sống như thế nào? Có thể hiểu sống “nhàn” là sống nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận. Lối sống “nhàn” ấy đã đi vào thơ văn thời trung đại và trở thành một chủ đề phổ biến. “Nhàn” là một nét tư tưởng văn hóa sâu sắc của người xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Sống “nhàn” hợp với tự nhiên, hợp với nhân cách, có điều kiện dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp nối truyền thống “nhàn”, thể hiện một quan điểm sống đẹp. Trong bài thơ “Nhàn” [Nguyễn Bỉnh Khiêm] đã đưa “nhàn”lên thành một triết lý sống. Vẻ đẹp của quan niệm sống “nhàn” trước hết là sống hòa mình vào với thiên nhiên – nhịp sống con người cần hài hòa với nhịp điệu, thiên nhiên. Hơn thế, sống “nhàn” còn là sống thuận theo tự nhiên, xem thường công danh phú quý, không bị cuốn vào vòng hấp dẫn của tiền tài.

Sống “nhàn” phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, “nhàn” là một quan niệm sống tích cực. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều tối nát, rối ren. Ông đã có nhiều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Tuy về ở ẩn. không làm quan nhưng ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho thế lực phong kiến đương thời.

Còn trong bối cảnh xã hội hiện nay, quan niệm sống nhàn vừa có những nét tích cực vừa còn những điểm chưa phù hợp, hạn chế. Trước hết, lối sống “nhàn” có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Chúng ta phải sống hòa mình vào với thiên nhiên. Đặc biệt, khi hiện nay, vấn đề tài nguyên và môi trường đang là vấn đề nóng của toàn cầu. Phần lớn, chúng ta đang xa rời thiên nhiên, coi tài nguyên thiên nhiên là một thứ phương tiện để để kiếm lợi hiệu quả mà không nghĩ tới hậu quả khôn lường phía trước.

Bởi vậy chúng ta hãy cùng sống với thiên nhiên, hòa nhịp điệu của tự nhiên. Có như vậy cuộc sống con người sẽ thật tươi đẹp.

Vẻ đẹp của quan niệm sống “nhàn’ còn là sự không quá coi trọng vật chất. Trong thời buổi kinh tế hiện nay, hầu hết mọi người chỉ chạy theo vấn đề vật chất, chạy theo công danh, đi tìm địa vị trong xã hội mới quên mất rằng giá trị tinh thần còn quan trọng hơn. Đây là vấn đề phổ biến đáng được quan tâm bởi ‘không có gì nguy hại cho nhân loại hơn sự nguy hại chạy theo vật chất mà lãng quên tinh thần” [Nghiêm Thục]. Vì vậy, chúng ta đừng để đồng tiền làm mờ mắt, làm mất đi giá trị đích thực con người. Đồng tiền quả là một thứ phương tiện thiết yếu đối với mỗi con người nhưng không phải có tiền là có tất cả. Như một ý kiến đã khẳng định: “Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc”. Trong cuộc sống, còn có nhiều thứ quan trọng hơn danh lợi, tiền tài nên chúng ta đừng để bị cuốn vào vòng hấp dẫn của nó, đừng để bản thân mình trở thành nô lệ cho phú quý.

Sống “nhàn” phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh còn giúp cho chúng ta giữ được một tâm hồn thanh cao. Tâm hồn chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, thoải mái thì không bị vướng bận vào điều gì.

Bên cạnh đó, cũng cần phê phán những biểu hiện thái quá của lối sống “nhàn”. Đó là một số người luôn thờ ơ trước cuộc sống, không quan tâm đến mọi người xung quanh. Họ có lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình, rồi sống hưởng thụ, không để ý tới người khác, sống an phận. Đặc biệt, trong tình hình đất nước hiện nay khi đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế và vấn đề chủ quyền…. Vậy liệu chúng ta có nên sống an nhàn mà hưởng thụ hay không? Trong hoàn cảnh đất nước đang sóng gió như vậy, hơn bao giờ hết, mỗi người hãy tránh xa lối sống hưởng thụ. Sống “nhàn’ là lối sống tốt, đem lại cho con người nhiều điều tốt đẹp, nhưng sống “nhàn” phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.

Chúng ta không thể không phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay có lối sống hưởng thụ. Họ chỉ biết ăn chơi, đua đòi rồi bị cuốn vào những thú vui vô bổ mà không hề quan tâm đến gia đình, người thân, bạn bè….. Đó còn là một số thanh niên lơ là, không quan tâm đến những vấn đề của đất nước. Như vậy, họ đang sống một cuộc “Đời thừa”.

Là thế hệ học sinh đang bước vào mùa xuân của cuộc đời, chúng ta hãy nhận thức đúng đắn về quan niệm sống “nhàn”, có thái độ trân trọng với nét tư tưởng văn hóa cổ truyền của cha ông. Để việc học tập có hiệu quả thì chúng ta cũng phải kết hợp với vui chơi, giải trí. Hơn thế, chúng ta phải biết quan tâm tới mọi người xung quanh, tới những vấn đề của xã hội, đất nước.

Sống “nhàn” là nét đẹp văn hóa của dân tộc, bởi vậy chúng ta đặc biệt là lớp trẻ hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp đó. Thế hệ thanh niên hãy có những suy nghĩ, nhận thức và thái độ đúng đắn trước lối sống đó để có những việc làm phù hợp, xứng đáng như lời Bác Hồ từng nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Phân tích quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Dàn ý quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Mẫu 1
  • Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Mẫu 2
  • Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Mẫu 3

Dàn ý quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. Mở bài

- Giới thuyết về quan niệm sống “nhàn” trong văn học trung đại: Nhàn là triết lí sống, là phạm trù tư tưởng khá phổ biến của con người trung đại, mỗi người lại có cách thể hiện riêng.

- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và quan niệm sống Nhàn của ông: Sống thuận theo lẽ tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, cuộc sống bình dị, lánh đục về trong, xem nhẹ vinh hoa phú quý, sống trong sạch.

II. Thân bài

1. Nhan đề.

- “Nhàn” có nghĩa là nhàn hạ, rỗi rãi, thảnh thơi. Đây là trạng thái khi con người có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải suy nghĩ.

- “Nhàn: được biểu hiện ở hai phương diện: Nhàn thân – sự rảnh rỗi chân tay, thể xác và nhàn tâm – sự thư thái, thảnh thơi trong tâm hồn.

→ Chữ “nhàn” trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn tâm, chứ không phải nhàn thân. Khác với Nguyễn Trãi [trong bài Cảnh ngày hè] nhàn thân chứ không nhàn tâm.

2. Nhàn là sự thảnh thơi, ung dung trong lòng với thú điền viên

- Những hình ảnh bình dị, thân thuộc: mai, quốc, cần câu: Chỉ nhữung công việc lao động cụ thể của người nông dân quê đào đất, vụ xới, câu cá

- Số từ “một” được lặp lại kết hợp với phép liệt kê: Thể hiện công việc lao động bận rộn, vất vả thường xuyên

→ Câu thơ đầu cho ta biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những công việc nặng nhọc, vất vả lấm láp

- “Thơ thẩn”: Dáng vẻ ung dung, tự tại

- Cụn từ “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui đời thường mà người đời ganh nhau theo đuổi.

→ Tâm thế của tác giả: Vui vẻ, xem những công việc nặng nhọc ấy là thú vui điền viên.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Dù thân bận rộn, cực nhọc nhưng tâm hồn luôn ung dung, tự tại, thư thái.

3. Nhàn là quan niệm sống

- Phép đối: Ta – người, dại – khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao: Nhấn mạnh quan niệm và triết lí sống của tác giả.

- Phép ẩn dụ:

  • Nơi vắng vẻ: Chốn làng quê yên bình, tĩnh tại, chốn bình yên của tâm hồn
  • Chốn lao xao: Chốn quan trường bon chen, ngổn ngang tranh giành, đấu đá.

- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: Cái dại của một nhân cách thanh cao và cái khôn của những con người vụ lợi

→ Cách nói hóm hỉnh pha chút mỉa mai, vừa để răn mình vừa để dạy đời.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Xa lánh chốn quan trường với những bon chen danh lợi, trở về với cuộc sống thôn dã giản dị, bình yên.

4. Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên

- Xuất hiện bức tranh 4 mùa: Xuân – hạ - thu – đông: Gợi về thiên nhiên làng quê Bắc bộ.

- Thức ăn: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá: Thức ăn đơn sơ, giản dị, có sẵn trong tự nhiên, mùa nào thức đấy

- Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao: Sinh hoạt theo sự thay đổi của thiên nhiên, sống hòa vào cùng thiên nhiên, thanh cao, giản dị.

- Cách ngắt nhịp 4/3 rất nhịp nhàng, cùng giọng điệu vui tươi thoải mái: Gợi nhịp sống thong dong, ung dung.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Sống thuận theo tự nhiên, hưởng thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên, không mưu cầu, bon chen.

5. Triết lí sống nhàn.

- Sử dụng điển tích điển cố Thuần Vu Phần: Nhận ra phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao không có thật.

- Động từ “nhìn xem”: Tâm thế ngẩng cao đầu, đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Quan niệm sống nhàn: Coi vinh hoa phú quý chỉ là giấc mộng phù du, cái tồn tại duy nhất nhân cách, tâm hồn của con người.

Đưa ra bài học cho con người: Đừng đua chen theo vòng danh lợi mà hãy tìm đến cuộc sống thành thơi, thanh thản.

III. Kết bài

- Khái quát triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Liên hệ, mở rộng: Ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết lí sống Nhàn còn thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ,..

Video liên quan

Chủ Đề