Tệ nạn quan liêu, tham nhũng là gì

Kết luận số 05-KL/TW, ngày 03/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của BộChính trị Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Ban Bí thư đã giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất bổ sung nộidung phòng, chống tiêu cực vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNđể chỉ đạo PCTN và tiêu cực. Đây là một chủ trương mang tầm chiến lược quan trọng, gắn PCTN vớiphòng, chống tiêu cực trong cán bộ, đảng viên nhằm đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giảipháp của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước tình hình tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ tiếp tục diễn biến phức tạp.

1. Tiêu cực trong cán bộ, đảng viên là nguyên nhân, điều kiện làm gia tăng nguy cơ tham nhũng

Bàn về tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, nhà khoa học tại cuộc Hội thảo khoa học Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Vấn đề lý luận và thực tiễn do Ban Nội chính Trung ương tổ chức tháng 7/2021 đều cho rằng đây là một khái niệm có nội hàm rộng, bao gồm lời nói, hành động, việc làm vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trái với các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 27 biểu hiện suythoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] đã chỉ ra là những tiêu cực nổi lên mà Đảng ta xác định cần phải tăng cường đấu tranh phòng, chống. Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] trong mấy năm qua cho thấy 27 biểu hiện suy thoái nêu trên cần phải được tiếp tục cụ thể hóa thành quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để làm căn cứ phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hiệu quả, nhưng rõ ràng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên hiện nay đang xảy ra cả trong tư tưởng chính trị và trong đạo đức, lối sống mà biểu hiện nghiêm trọng nhất là tự diễn biến, tự chuyển hóa dẫn đến người cán bộ, đảng viên dần tự đánh mất phẩm chất, lý tưởng Cộng sản.

Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Cái lợi ích kinh tế nó thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống. Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN ngày 18/3/2021.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Do vậy, phòng, chống tiêu cực trong cán bộ, đảng viên là cuộc đấu tranh có phạm vi bao quát toàn diện, trong đó, PCTN là một bộ phận quan trọng mà Đảng ta đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để ngăn chặn, đẩy lùi một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Như vậy, có thể hiểu PCTN gắn với phòng, chống tiêu cực là hàm ý mở rộng phạm vi đấu tranh phòng, chống những hành vi, biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, đảng viên làm phương hại đến uy tín, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, lợi ích của Nhà nước, quốc gia, dân tộc và của nhân dân. Trong số các biểu hiện, hành vi tiêu cực đó có nhiều nhân tố là nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tham nhũng, như buông lỏng quản lý, vi phạm quy định về quản lý kinh tế - xã hội, suy thoái về đạo đức, lối sống...

Các đánh giá về tình hình tiêu cực của cán bộ, đảng viên trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội gần đây thể hiện tình trạng này diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài: Văn kiện Đại hội IX đánh giá: Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng; Đại hội X tiếp tục đánh giá: Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; đến Đại hội XI: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp; Đại hội XII tiếp tục thẳng thắn thừa nhận: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi; có mặt còn diễn biến phức tạp hơn; trong đánh giá của Văn kiện Đại hội XIII, một số biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng mới nổi lên được nhận diện, nhấn mạnh: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XII cho thấy trong tổng số hơn 87.000 đảng viên bị kỷ luật thì số đảng viên sai phạm có liên quan tới tham nhũng chiếm tỷ lệ khá lớn: 14% đảng viên thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý; 6,76% đảng viên vi phạm về đạo đức, lối sống; 5,52% đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; 8,54% đảng viên vi phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản Trong số hơn 110 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật có 48% vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; 40% thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý; 14,5% vi phạm về công tác tổ chức cán bộ; 27% vi phạm các quy định pháp luật về đất đai, tài nguyên, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản; 5,4% vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương; 2,7% vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm Trong khi đó, số đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng là hơn 3.200 người [chỉ chiếm 3,7%].

Như vậy, có thể thấy nhữngvi phạm kỷ luật có liên quanhoặc là nguyên nhân, điều kiệncủa tham nhũng xảy ra kháphổ biến, cần phải đẩy mạnhđấu tranh phòng, chống đểnâng cao tính chủ động trongthực hiện mục tiêu ngăn chặn,đẩy lùi tham nhũng trong thờigian tới.

2. Đẩy mạnh phòng, chốngtiêu cực trong cán bộ, đảngviên gắn với phòng, chốngtham nhũng là ngăn ngừa,hạn chế từ sớm, từ xa mầmmống tham nhũng, là chốngtham nhũng cả gốc lẫn ngọn

Tham nhũng có nguồn gốcsâu xa từ bên trong con người,xuất phát từ chủ nghĩa cá nhânvà lề lối làm việc quan liêu, độcđoán, xa rời quần chúng của cánbộ, đảng viên, đúng như Chủtịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra từcách đây hơn nửa thế kỷ, trongđó chủ nghĩa cá nhân là nguyênnhân, lề lối làm việc quan liêu,độc đoán, xa rời quần chúng làđiều kiện. Quá trình dẫn tớihành vi tham nhũng là quá trìnhbiến đổi nhân cách, đạo đức, tácphong, lề lối làm việc và nhucầu hưởng thụ của cá nhân cánbộ, đảng viên từ tích cực sangtiêu cực, chịu sự tác động củađiều kiện thực thi chức vụ,quyền hạn được giao, sự giámsát, kiểm soát quyền lực và sựgiám sát, quản lý tài sản công.Quá trình này có thể diễn ra dàihoặc ngắn, nhưng đều có nhữnghành vi lệch chuẩn biểu hiện rabên ngoài qua lời nói, hànhđộng, việc làm, lối sống, quanhệ của cán bộ, đảng viên, cóthể nhận biết được và nếu tácđộng ngăn ngừa, chấn chỉnh, xửlý kịp thời sẽ không dẫn đếnhành vi tham nhũng. Các hànhvi, biểu hiện tiêu cực là nguyênnhân, điều kiện tham nhũng củacán bộ, đảng viên, công chức,viên chức đã được Đảng, Nhànước ta nhận diện khá rõ trongcác quy định về những điềuđảng viên không được làm, quyđịnh về kỷ luật đảng viên, cácquy định về kỷ luật cán bộ,công chức, viên chức và quyđịnh của pháp luật hành chính,hình sự. Trên thực tế trongnhững năm gần đây, nhất làtrong nhiệm kỳ Đại hội XII vừaqua, Đảng ta đã tăng cườngcông tác kiểm tra, giám sát, pháthiện, xử lý nghiêm các hành vitiêu cực của cán bộ, đảng viên,thực hiện phương châm ngănchặn từ gốc, phát hiện từ sớm,xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạmlớn[1], kết quả đã góp phầnquan trọng xiết chặt kỷ luật, kỷcương trong Đảng và trong bộmáy nhà nước, từ đó có tácdụng ngăn ngừa tham nhũng.

Từ chiều ngược lại, qua côngtác kiểm tra, giám sát, thanh tra,kiểm toán, điều tra, truy tố, xétxử các vụ việc, vụ án thamnhũng, các cơ quan chức năngcũng phát hiện được nhữnghành vi tiêu cực nổi lên, phổbiến, nghiêm trọng của cán bộ,đảng viên ở các tổ chức, cơquan, đơn vị, địa phương trongtừng thời kỳ, giai đoạn nhấtđịnh. Từ đó có những kiến nghị,đề xuất với các cấp ủy, tổ chứcđảng, cơ quan, đơn vị xác địnhđúng trọng tâm và tăng cườngcác biện pháp giáo dục, phòngngừa, ngăn chặn, xử lý. Một sốnguyên nhân xuất phát từ tiêucực của cán bộ, đảng viên dẫntới tham nhũng được chỉ ra như:Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơquan, tổ chức, đơn vị, địaphương, nhất là người đứng đầuchưa thực sự gương mẫu, quyếtliệt, nói chưa đi đôi với làmtrong lãnh đạo, chỉ đạo, thựchiện công tác PCTN; còn có tổchức đảng thiếu bản lĩnh, dĩ hòavi quý, nể nang, né tránh; vẫncòn tình trạng cán bộ, công chứcthờ ơ, ngại đấu tranh với nhữngbiểu hiện tiêu cực, tham nhũngtrong nội bộ; một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức, trong đócó cả cán bộ lãnh đạo, quản lý,cán bộ cấp cao thiếu tu dưỡng,rèn luyện, suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống...;tinh thần, thái độ phục vụ củamột bộ phận cán bộ, công chức,viên chức chưa tốt, nhất là trongnhững khâu, quy trình, thủ tụcliên quan đến người dân, doanhnghiệp; việc bổ nhiệm cán bộlãnh đạo, quản lý có trường hợpchưa thực hiện đúng quy định vềquy trình, thủ tục, thậm chí cótrường hợp bổ nhiệm thần tốc,bổ nhiệm không đủ điều kiện,tiêu chuẩn, thiếu minh bạch...gây phản cảm, hoài nghi trongdư luận...[2].

Trên thực tế, khi người cánbộ, đảng viên suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lốisống thì hành vi tham nhũngvà các hành vi tiêu cực khácxảy ra không có ranh giới,thậm chí trở thành nguyênnhân, điều kiện của nhau, rấtdễ dẫn đến tự chuyển biến,tự chuyển hóa. Rõ ràng,PCTN và phòng, chống cácbiểu hiện, hành vi tiêu cựckhác của cán bộ, đảng viên làhai bộ phận của một cuộc đấutranh trong xây dựng, chỉnhđốn Đảng, cần phải được tiếnhành đồng thời, đồng bộ, có sựkết hợp, gắn bó chặt chẽ vớinhau để phát huy hiệu quả củatừng bộ phận và bảo đảm tínhtoàn diện của nhiệm vụ này.

3. Nhận diện những hànhvi tiêu cực trong cán bộ, đảngviên cần tập trung phòng,chống để nâng cao hiệu quảphòng ngừa tham nhũng

Cụ thể hóa và đồng bộ hóa quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tiêu cực trong cán bộ, đảng viên mà trọng tâm là quy định về các hành vi tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp cần tập trung phòng, chống là yêu cầu cấp thiết để đưa chủ trương gắn PCTN với phòng, chống tiêu cực đi vào cuộc sống. Như đã đề cập, tiêu cực là một phạm trù có nội hàm rộng, vốn là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, dùng để chỉ những biểu hiện, hành vi trái với các chuẩn mực xã hội của một quốc gia, cộng đồng, tập thể. Trong cán bộ, đảng viên thì tiêu cực bao gồm tất cả những gì cán bộ, đảng viên nói và làm trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cần thống nhất nhận thức là để xử lý được tiêu cực của cán bộ, đảng viên phải căn cứ vào các hành vi cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài [lời nói, hành động, việc làm] và phải được quy định trong các văn bản của Đảng, Nhà nước.

Qua rà soát các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hiện hành, có hàng nghìn hành vi tiêu cực của cán bộ, đảng viên đã được thể chế hóa thành các hành vi vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật và phần lớn đã có các chế tài xử lý. Vấn đề đặt ra là cần khoanh vùng, thu hẹp diện tiêu cực để tập trung tăng cường đấu tranh phòng, chống, tránh tràn lan, kém hiệu quả. Một số nghiên cứu đã rà soát các nghị quyết, quy định của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, lựa chọn ra các hành vi cụ thể vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có tính nghiêm trọng, phức tạp hoặc liên quan đến tham nhũng, nhưng khi hợp nhất lại thì thấy cách gọi tên và thuật ngữ sử dụng trong các quy định không có sự thống nhất, đồng bộ với nhau, không ít hành vi chưa có chế tài xử lý. Điển hình như, trong 27 biểu hiện suy thoái nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] có chủ nghĩa cá nhân, bệnh thành tích nhưng khi tham chiếu đến các văn bản quy định những điềuđảng viên không được làm, xửlý kỷ luật đảng viên thì chưarõ thuộc trường hợp nào để xử lý và cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định về chế tài xử lý những biểu hiện tiêu cực này; trong văn bản của Đảng quy định xử lý các hành vi chạy [chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy tội], nhưng đối chiếu với các quy định pháp luật thì cách hiểu và vận dụng chế tài xử lý vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, trong thực tiễn công tác xây dựng Đảng, các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên nổi lên và được nhận diện mang tính thời điểm, lịch sử, như trong nhiệm kỳ Đại hội XII nổi lên các biểu hiện chạy, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ và gần đây là tham nhũng chính sách

Do đó, cần có một quy địnhmang tính nguyên tắc giúp địnhhướng nhận diện các hành vitiêu cực nghiêm trọng, phức tạpliên quan đến tham nhũng đểtạo thuận lợi cho việc thamchiếu, áp dụng các văn bảnchuyên biệt của Đảng, Nhànước trong xử lý và có thể sửađổi, bổ sung, điều chỉnh chophù hợp với những chuyểnbiến, thay đổi của tình hìnhthực tiễn. Một vấn đề cần lưu ýlà hiện nay trong nhiều văn bảnlãnh đạo, chỉ đạo của Đảng dotính chất định hướng, bao trùmnên có sử dụng một số thuậtngữ mang tính ước lệ, có nghĩabóng như các loại chạy, tưduy nhiệm kỳ, lợi íchnhóm, nếu vẫn được sửdụng nguyên văn trong các vănbản quy định cụ thể thì rất khóáp dụng hoặc phải được giảithích. Do đó, cách sử dụngngôn ngữ, thuật ngữ trong cácquy định để áp dụng vào thựctiễn cần phải nhất quán, rõràng, có tính pháp lý cao,không đa nghĩa, nhất là khôngsử dụng các thuật ngữ có nghĩabóng. Vận dụng khoa học pháplý để giải quyết vấn đề này thìthấy có 04 căn cứ để nhận diệncác hành vi tiêu cực nghiêmtrọng, phức tạp của cán bộ,đảng viên: [1] Tính chất quantrọng của khách thể bị xâm hại;[2] Tính chất quan trọng củachủ thể thực hiện; [3] Tính chấtnghiêm trọng, phức tạp củahành vi; [4] Mức độ nghiêmtrọng của hậu quả, tác hại đốivới Đảng, Nhà nước, chế độ vànhân dân. Đồng thời, cách địnhdanh các hành vi phải thốngnhất, phù hợp với các quy địnhkhác của Đảng, Nhà nước, nhấtlà các văn bản được dẫn chiếuđể xử lý vi phạm.

Từ nhận thứctrên, theo quan điểm cá nhânngười viết, các hành vi tiêu cựcnghiêm trọng, phức tạp có liênquan đến tham nhũng của cánbộ, đảng viên có thể tập hợpthành các nhóm sau:

[1] Các hành vi vi phạm cácnguyên tắc của Đảng dẫn đếnsai phạm trong lãnh đạo, chỉđạo, quản lý, điều hành có mụcđích vụ lợi đến mức phải bị xửlý bằng kỷ luật của Đảng, phápluật của Nhà nước [khách thểbị xâm hại quan trọng];

[2] Các hành vi vi phạm kỷluật của Đảng, pháp luật củaNhà nước biểu hiện sự suy thoáivề đạo đức, lối sống hoặc cómục đích vụ lợi của cán bộ,đảng viên diện trung cấp, caocấp hoặc người đứng đầu cấpủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơnvị [chủ thể vi phạm quan trọng];

[3] Các hành vi phạm tội vềkinh tế, chức vụ hoặc các tộikhác có tính chất chiếm đoạt,mục đích vụ lợi hoặc gây thiệthại cho lợi ích của Nhà nước,lợi ích hợp pháp của tập thể, cánhân [hành vi có tính chấtnghiêm trọng];

[4] Các hành vi vi phạm kỷluật của Đảng, pháp luật củaNhà nước có tính tổ chức hoặccó sự tham gia của nhiềungười mà cán bộ, đảng viên làchủ mưu, cầm đầu, gây thiệthại cho lợi ích của Nhà nước,lợi ích hợp pháp của tập thể, cánhân [hành vi có tính chấtphức tạp].

[5] Các hành vi vi phạm kỷluật của Đảng về đạo đức, lốisống; về lề lối, quy chế làm việccó mục đích vụ lợi, bị dư luậnvà nhân dân phản đối, lên án,các thế lực phản động, chốngđối lợi dụng, gây ảnh hưởngxấu đến uy tín của Đảng đếnmức phải bị xử lý kỷ luật bằnghình thức cảnh cáo trở lên [hậuquả nghiêm trọng].

Từ những nhóm hành vi cótính định hướng nêu trên, cáccơ quan tham mưu cần tiếnhành rà soát, sửa đổi, bổ sungquy định của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước về phòng, chốngtiêu cực bảo đảm tính đồng bộ,thống nhất, kịp thời và quyđịnh dẫn chiếu áp dụng từ vănbản quy định chung đến cácvăn bản chuyên biệt để tạothuận lợi cho các cấp ủy, tổchức đảng, các bộ, ngành, địaphương và cơ quan chức năngtriển khai thực hiện.

[1] Phát biểu kết luận Hội nghị PCTN toàn quốc tháng 6/2018 của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo.
[2] Báo cáo tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.

TS. Nguyễn Cảnh Lam
[Ban Nội chính Trung ương]

Video liên quan

Chủ Đề