Tập the dục xong có nên uống nước liên không

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cơ thể có 9 việc không nên làm ngay sau khi tập thể dục.

  • Tập thể dục buổi tối và những điều cần lưu ý

1. Không nên uống quá nhiều nước ngay sau khi tập thể dục

Tập thể dục trong thời gian liên tục khiến bạn ra nhiều mồ hôi, dẫn đến cơ thể bị mất nước nhẹ. Vì thế nhiều người sẽ uống rất nhiều nước ngay sau khi ngừng tập; nhưng thực tế đây là việc làm vô cùng sai lầm.

Bởi vì, sau khi trải qua quá trình vận động liên tục, các mao mạch của toàn bộ cơ thể ở trạng thái giãn nở; khi này việc uống quá nhiều nước sẽ dễ làm cho dạ dày bị giãn nở. Từ đó, sẽ gây ra cảm giác buồn nôn, chướng bụng, đau bụng; cũng như một số triệu chứng khó chịu, có hại cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Tập the dục xong có nên uống nước liên không
Uống quá nhiều nước sẽ làm giảm nồng độ natri trong cơ thể; và làm cạn kiệt chất điện giải tự nhiên, khiến cơ thể mệt mỏi.

Vậy nên, thời gian uống nước lý tưởng nhất là sau khi tập thể dục 30 phút; hoặc tốt nhất bạn nên uống nước trước khi tập để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

2. Không nên tắm ngay sau khi tập thể dục

Nhiều người có thói quen đi tắm ngay sau khi tập luyện; vì cho rằng việc này sẽ khử độc và giảm mệt mỏi cho cơ thể. Song thực tế, đây là việc làm không khoa học. Vì khi bạn vận động, lượng máu đến các cơ tăng lên.

Sau khi bạn ngừng vận động, thì tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn trong một thời gian; lúc này nếu bạn đi tắm ngay, máu sẽ không đủ cung cấp cho các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể, như: tim và não; bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn; đặc biệt còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Tập the dục xong có nên uống nước liên không
Nhất là nếu tắm bằng nước lạnh ngay sau khi tập thể dục, sẽ gây hại nhiều cho sức khỏe. Do quá trình trao đổi chất của cơ thể được tăng cường khi vận động; khiến các mạch máu dưới da giãn ra và tiết nhiều mồ hôi (ảnh: Pexels).

Tắm nước lạnh ngay sau khi tập thể dục sẽ khiến cho lượng nhiệt lớn tỏa ra trong cơ thể không được điều hòa; gây ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài; phá vỡ sự cân bằng sinh học của cơ thể và dễ sinh nhiều bệnh.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn hãy nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau khi tập luyện; đợi mạch ổn định rồi mới đi tắm và nhớ là nên tắm bằng nước ấm nhé.

3. Không ăn quá no ngay sau khi tập thể dục

Ăn sau khi tập luyện sẽ giúp cho cơ thể nhanh phục hồi; nhưng bữa ăn quá no và dư chất ngay sau khi tập lại là điều không tốt. Bởi sau khi tập thể dục, bộ máy tiêu hóa của cơ thể chưa sẵn sàng cho việc tiêu hóa; nếu ăn quá no sẽ gây rối loạn chức năng, thậm chí gây ra nhiều loại bệnh.

Để tốt cho cơ thể, bạn nên ăn sau khi tập luyện 30 phút trở ra; và sử dụng những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe.

4. Không nằm, ngồi xổm nghỉ ngơi ngay sau khi dừng tập

Sau khi tập luyện, lúc này cơ thể sẽ mệt mỏi, các cơ bắp căng cứng; thậm chí có thể bị đau nhức. Vì vậy, ngay sau khi tập nếu bạn nằm, ngồi xổm nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể; dẫn đến lượng lactate sản sinh ra nhiều hơn; dễ dàng làm cơ thể và các cơ bắp mệt mỏi, căng cứng, đau nhức hơn.

Tập the dục xong có nên uống nước liên không
Không nên nằm, hay ngồi xổm nghỉ ngơi ngay sau khi tập thể dục

Thế nên, sau mỗi lần tập, bạn nên thực hiện một số hoạt động như đi bộ chậm, tập một vài động tác thư giãn nhẹ nhàng; hoặc đơn giản là hít thở sâu để thúc đẩy máu từ tứ chi trở về tim; tăng tốc độ phục hồi thể lực và loại bỏ mệt mỏi.

5. Không uống rượu, bia

Sau khi tập luyện liên tục và gắng sức, uống rượu bia lúc này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn; bởi cơ thể sẽ phải tập trung để phân giải cồn. Uống rượu bia ngay sau khi tập luyện thể thao còn dẫn đến tình trạng mất nước; khiến bạn cảm thấy khát và đau đầu sau đó. Lâu ngày, thói quen này còn gây ra nhiều bệnh gây hại cho cơ thể.

6. Không sử dụng điện thoại ngay sau khi tập

Thói quen sử dụng điện thoại ngay sau khi tập luyện thể dục có thể làm giảm hưng phấn mà việc tập luyện mang lại. Sử dụng điện thoại ngay sau khi tập, sẽ khiến bạn có thể sẽ phải đối mặt với công việc phức tạp; hoặc những điều không vui cần phải giải quyết.

Vì vậy, bạn hãy cố gắng để cho bộ não nghỉ ngơi ngay sau khi tập luyện bằng cách thư giãn; giữ đầu óc tránh xa các thiết bị điện tử ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng.

7. Không hút thuốc

Hút thuốc lá ngay sau khi tập luyện thể dục thể thao sẽ khiến phổi của bạn hít phải một lượng lớn khói thuốc; điều này không chỉ làm giảm hàm lượng oxy mà còn khiến cơ thể khó đào thải chất độc hơn bình thường. Khiến cơ thể dễ mệt mỏi, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến phế nang, sự trao đổi khí; dẫn đến tức ngực, khó thở, chóng mặt và mệt mỏi.

8. Không ngồi quạt, điều hòa ngay sau khi tập

Khi tập luyện thể dục thể thao khiến các mạch máu dưới da giãn nở; nhiệt độ cơ thể tăng cao, các lỗ chân lông giãn to hơn, tiết ra mồ hôi nhiều hơn. Nếu ngay sau khi tập mà vào phòng điều hòa; hoặc đứng trước quạt sẽ làm cho các lỗ chân lông trên da co khít lại và mồ hôi không tiết ra được; gây rối loạn chức năng điều tiết nhiệt độ cơ thể; giảm chức năng miễn dịch; dẫn đến cơ thể dễ bị cảm lạnh, đau bụng tiêu chảy, hen suyễn và một số bệnh khác.

Tập the dục xong có nên uống nước liên không
Tốt nhất, chỉ nên ngồi quạt, điều hòa sau khi tập luyện khoảng 30 phút; và nhớ dùng khăn lau khô mồ hôi trên cơ thể hoặc thay đồ tập ra để ngăn ngừa nhiễm bệnh (ảnh: Internet)

9. Không quên thay đồ tập ra ngay

Sau khi tập luyện bạn cần thay đồ tập ướt đẫm mồ hôi ra càng sớm càng tốt. Bởi bộ đồ ướt sũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nó còn có yếu tố gây bệnh.

Không thay đồ tập ra ngay khiến tình trạng vi khuẩn phát triển gây ra ngứa ngáy; và sinh ra mùi hôi cơ thể chỉ trong vòng 30 phút sau đó. Cùng với đó, nếu bạn ngồi quạt hoặc điều hòa với quần áo ướt mồ hôi sẽ rất dễ bị cảm lạnh.

Chỉ một chút lưu ý và thay đổi những thói quen không tốt ngay sau khi tập thể dục bạn sẽ luôn có một thân thể tràn đầy năng lượng.

Tập the dục xong có nên uống nước liên không
Chỉ dẫn uống nước đúng cách khi tập luyện thể dục thể thao

Ai cũng biết nước là một phần sự sống, là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra đồng bộ trong cơ thể, các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể sau đó chuyển hóa vào máu dưới dạng dung dịch nước. Uống nước không đủ sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào, suy giảm chức năng thận, khiến cơ thể không thể phát huy tối đa sức mạnh, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, dễ bị chuột rút hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác...

Người bình thường ít vận động đều nên nạp ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Còn đối với những người tập luyện thể dục thể thao thì cần lượng nước nhiều hơn, tùy thuộc vào tỷ lệ thoát mồ hôi, nhiệt độ, độ ẩm, cường độ, thời gian tập luyện cũng như thể trạng, chỉ số BMI cơ thể...

Để trả lời cho những câu hỏi: Uống nước đúng cách khi tập gym? Uống nước gì khi tập thể hình? Có nên uống nước khi đang tập thể dục? Có nên uống nước dừa sau khi tập thể dục?... hãy tìm hiểu trong infographic dưới đây:

Tập the dục xong có nên uống nước liên không

Muốn cải thiện hiệu suất tập luyện hay thi đấu, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế, dược sỹ... về những sản phẩm thực phẩm chức năng cho người tập thể thao phù hợp với bản thân.

Gợi ý một số thực phẩm chức năng dành cho người chơi thể thao: Whey protein, casein protein, BCAA, glutamine...

02/07/2018

Khi tập luyện thể dục thể thao, phải đảm bảo có lượng nước trước, trong và sau khi tập thể dục. Vậy đâu là Công thức vàng bổ sung nước cho người tập thể thao?

Việc tham gia chơi các môn thể thao không những giúp cơ thể khỏe về thể chất mà còn khỏe về tinh thần. Khi tập luyện thể dục thể thao, phải đảm bảo có lượng nước trước, trong và sau khi tập thể dục. Nước điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp xương và giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng và sức khỏe. Nếu không uống nước đầy đủ, sẽ không thể phát huy tối đa sức mạnh chơi thể thao của mình, và có thể cảm thấy mệt mỏi, bị chuột rút, chóng mặt hoặc các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn. Vậy đâu là Công thức vàng bổ sung nước cho người tập thể thao?

1. Hậu quả của mất nước khi chơi thể thao

Ai cũng biết tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tập luyện quá sức xảy ra do rối loạn hoạt động thần kinh có liên quan đến mệt mỏi quá mức kéo dài. Sự rối loạn trạng thái cơ năng này của hệ thần kinh gây nên sự rối loạn điều hoà và phối hợp của các chức năng và làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể.

Tập luyện quá sức tiến triển nặng hơn sẽ làm rối loạn sự phối hợp tinh vi trong vận động phức tạp. Tập luyện quá sức càng nặng thêm thì các chức năng thực vật cũng bị rối loạn. Những biến đổi về tuần hoàn và hô hấp khi nghỉ: Những rối loạn về hoạt động của tim xảy ra trong trạng thái tập luyện quá sức. 

Những biến đổi về tuần hoàn và hô hấp trong vận động: Khi vận động, người bị tập luyện quá sức rất chóng bị mệt mỏi. Khối lượng vận động không lớn cũng gây ra khó thở, mạch nhanh, loạn nhịp tim do hô hấp và ngoại tâm thu.

Đau nhức khi tập tập thể dục quá sức không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí, mà còn cả đến cơ thể. Một khi bạn vượt qua ranh giới tập quá sức, nó có thể gây hại đến sức khoẻ. Tổn thương cơ, viêm khớp xương, tim và các vấn đề tất cả sẽ 'chờ đợi' để tấn công bạn nếu bạn tiếp tục lạm dụng nó. Cơ thể chúng ta có giới hạn và nếu bạn vượt quá giới hạn đó, bạn sẽ làm hại chính mình.

Trong nghiên cứu của Lincoln, 2 % (n = 227) các cầu thủ bóng đá quốc gia đã tử vong ở độ tuổi trung bình 38 tuổi (khoảng: 23-61). Nguyên nhân chính gây tử vong là bệnh tim (n = 47, 21%), bạo lực (n = 39, 17%) và chấn thương do di chuyển (n = 34, 15%). Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở các cầu thủ chơi có BMI> 35 kg / m2 là cao hơn so với dân số chung và nguy cơ tử vong chung cao hơn so với người chơi có BMI <30 kg / m2 [1].

Nghiên cứu về mối liên quan giữa sự hydrat hóa và hoạt động của cơ thể cho thấy, khi lượng nước trong cơ thể bị giảm xuống tới mức nghiêm trọng có thể làm suy giảm hầu hết chức năng sinh lý, nhưng nếu lượng nước trong cơ thể dao động ở giới hạn bình thường trong suốt 1 ngày thì không ảnh hưởng tới hoạt động thể chất và tinh thần. Trong nhiều tài liệu đã công bố, rất khó tách riêng các ảnh hưởng của việc uống nước có carbohydrate, chất điện phân và các thành phần thức uống khác. Tuy nhiên, có 1 số bằng chứng chứng tỏ rằng uống một lượng nước hợp lý, đặc biệt là nước lạnh có thể tăng cường hoạt động thể dục trong nhiều tình huống khác nhau [3]. 

Việc uống nhiều nước hơn khi cảm thấy khát trong khi tập thể dục không những không mang lại lợi ích mà còn có thể làm hạ natri máu do tập thể dục. Uống khi cảm thấy khát có thể tối ưu hóa hiệu suất và an toàn trong quá trình tập thể dục. Sự xuất hiện cơn khát không phải do mất nước, có thể là tín hiệu sinh học làm giảm hoạt động thể dục ở người uống ít hơn cơn khát của họ trong quá trình tập thể dục [4].

Tập the dục xong có nên uống nước liên không

2. Bổ sung nước sao cho đúng khi chơi thể thao

Không có hướng dẫn cụ thể nào cho việc uống nước trong quá trình luyện tập bởi vì nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Tỷ lệ thoát mồ hôi, nhiệt độ, độ ẩm, cường độ và thời gian tập thể dục là các yếu tố cần được xem xét. 

Trong điều kiện bình thường, trong một ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng, trung bình 2-2,5 lít nước/ngày. Khi lao động, tập luyện thể lực căng thẳng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cơ thể có thể mất nước theo đường mồ hôi tới 30g/kg cân nặng/giờ (người cân nặng 60kg có thể ra 1,8lít mồ hôi/giờ), do đó người ta khuyến cáo, trước khi lao động hay tập luyện thể dục thể thao cơ thể phải ở trạng thái cân bằng nước. Để đạt được điều này thì trong vòng 2 giờ trước khi vận động, uống 400-600ml nước và trong khi lao động phải tiến hành bổ sung nước sớm cho cơ thể mà không chờ có cảm giác khát. Sau mỗi 15-20 phút uống khoảng 150-200ml nước, uống nước có nhiệt độ khoảng 15-20oC sẽ tăng nhanh khả năng tiêu tháo nước qua dạ dày vào ruột và thấm vào máu. Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200ml.

Để biết cụ thể hơn nên uống bao nhiêu nước, bạn có thể đo lượng mồ hôi mất đi bằng cách so sánh trọng lượng của bạn trước và sau khi tập thể dục trong vài ngày rồi lấy trung bình của sự giảm cân sau khi tập. Sự giảm cân sau khi tập thể hiện sự mất nước trong quá trình luyện tập và cần bổ sung lại. 

uống nước khi tập thể dục

Trong quá trình luyện tập, nước lọc là thức uống tốt nhất cho phần đông mọi người và trong đa số trường hợp. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã khảo sát lượng nước uống cần tiêu thụ khi tập luyện thể dục thể thao. Bạn nên lưu ý uống nước lọc đóng chai từ các hãng uy tín hoặc từ máy lọc nước RO đạt chuẩn để đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý: Khi tập thể dục thể thao nhất là trong ngày hè, lượng mồ hôi tiết ra càng lớn hơn để điều hòa thân nhiệt. Mồ hôi ra liên tục làm cơ thể bị mất nước và điện giải, thân nhiệt tăng cao hơn bình thường sẽ dẫn đến nguy cơ chấn thương, say nắng, chuột rút, đau cơ, đau xương khớp... Do đó, việc bổ sung nước trước, trong và sau khi tập luyện thể thao là cần thiết, nhưng phải đủ lượng nước phù hợp với từng môn thể thao và điều kiện môi trường khi chơi thể thao.