Tại sao trẻ đi học hay ốm

Có lẽ đây là nỗi khổ tâm lớn nhất của tất cả các mẹ có con đến tuổi đi nhà trẻ. Cứ đi học được vài ba ngày, con lại ốm. Khi thì sụt sịt sổ mũi, khi lại húng hắng ho. Thậm chí có bé còn sốt cao do viêm họng, bị tiêu chảy kéo dài. Ngay đến chính như nhà em, từ khi bạn Cún đi nhà trẻ, không biết con đã ốm sốt bao nhiêu lần, có lần bạn ấy ốm dai dẳng em tưởng như phải xin nghỉ việc ở nhà trông con nữa! Tại sao trẻ đi học hay bị ốm? Con ở nhà thì khỏe phây phây, mà đi nhà trẻ lại yếu vậy. Tại sao lại thế nhỉ? Có lẽ không phải do lỗi của các cô giáo mầm non đâu, bởi vì tình trạng này xảy ra ở rất nhiều bé, không lẽ cô giáo trường nào cũng trông trẻ đoảng vậy! Thực ra, lí do là thế này đây các mẹ ạ! - Trên thực tế, trẻ nào cũng được mẹ truyền cho hệ miễn dịch ngay từ trong bào thai nhưng cũng chỉ đủ để bảo vệ bé đến khoảng 6 tháng tuổi mà thôi. Giai đoạn từ 6 tháng đến khoảng 3 đến 5 tuổi là lúc bé dễ bệnh nhất và đây cũng chính là độ tuổi đi học của con. Các chuyên gia cho rằng, về cơ bản, con nít đi trẻ sẽ dễ ốm vào những năm đầu đời nhưng khi cơ thể bé xây dựng được hệ miễn dịch ổn, chúng sẽ ít bệnh hơn về sau - đó thường là khi trẻ bắt đầu học lớp 1. - Nhà trẻ, mẫu giáo là một môi trường tập thể, rất lý tưởng cho vi-rút lây lan. Dù hầu hết các nhà trẻ luôn chú ý làm sạch đồ chơi, vật dụng, nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên nhưng nó không thể nào ngăn cản hoàn toàn là vi-rút vẫn sẽ lan truyền từ trẻ này qua trẻ khác. Chính vì thế, các bé đi nhà trẻ thường xuyên mắc các bệnh dễ lây qua đường tiếp xúc như cúm sốt, các dịch bệnh theo mùa. Sau đó, kể cả khi trẻ được điều trị nhưng cũng dễ dàng tái lại nếu tiếp tục đi học và sinh hoạt cung cùng các bạn. - Sự thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt luôn ảnh hưởng lớn tới trẻ em. Khi đang ở nhà mà phải chuyển sang đi học, các bé sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể để thích nghi. Một số bé có thể bị căng thẳng tâm lí, bỏ ăn, thiếu ngủ, quấy khóc...Đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay bị ốm khi đi lớp. Làm sao để trẻ khỏe mạnh hơn khi đến lớp? Khi con đã thay đổi nhịp sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ đừng giữ nề nếp chăm con cũ [như lúc con chưa đi học]. Mẹ hãy linh hoạt hơn để giúp con sớm thích ứng với môi trường mới và có hệ miễn dịch tốt nhất chống lại mọi bệnh tật! - Theo dõi những thông tin về dịch bệnh đang diễn ra để có thể bảo vệ con bằng cách cho nghỉ học hoặc đi khám bệnh khi cần! - Chuẩn bị trang phục cẩn thận cho con khi đi đến lớp, tránh để con bị nhiễm lạnh hoặc thiếu quần áo để thay khi cần. - Một trong những điều bố mẹ cần làm để hạn chế việc con ốm, con bệnh là là giữ gìn vệ sinh cho con, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên con đi trẻ, trong mùa lạnh, dịch cúm. Hãy tận dụng mọi cơ hội để vệ sinh con, rửa tay ngay khi bạn đón con ở trường, thay quần áo khi vừa về đến nhà. - Chú ý cho con ngủ đủ giấc vì cơ thể trẻ sẽ sử dụng thời gian này để chống lại vi-rút mà con đã tiếp xúc trong ngày. - Cho con uống đủ nước, bổ sung cho trẻ các thực phẩm nhiều vitamin, chất chống oxy hóa như rau xanh, hoa quả tươi sẽ làm tăng khả năng chống lại bệnh tật của con. - Hãy giúp con lựa chọn môi trường học tập mà con cảm thấy thích thú nhất để giải tóa vấn đề tâm lý, giúp trẻ tự tin và thích đến lớp hơn. - Mẹ nhớ đón con đúng hẹn, đưa con đi về ăn và đi ngủ cùng nhau. Lúc đó ông bà hoặc bố mẹ phải hỏi con: Trường con có đẹp không? Có đồ chơi gì? Cô giáo xinh không? Có bạn nào xinh giống con không? Con sẽ hào hứng cho buổi đi học tiếp theo. Làm sao để bé đi nhà trẻ ngoan và khỏe mạnh Con sẽ không bao giờ bị bạo hành ở lớp, nếu mẹ nào cũng dùng tuyệt chiêu này Con các mẹ đi nhà trẻ khóc bao nhiêu ngày? Em sung sướng quá khi biết cách giúp con ngủ chỉ trong 1 phút, không phải rong ru gì nữa các mẹ ạ Những hành động khó đỡ của trẻ em khi không có phụ huynh ở nhà

//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/07/XYjCuqeBUf-480x266.jpg

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bé đi nhà trẻ hay ốm là một hiện tượng cực kì phổ biến khiến nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân là gì và làm sao để hạn chế được điều này?

  • Nguyên nhân bé đi nhà trẻ hay ốm
  • Bí quyết để trẻ khoẻ mạnh, không ốm đau khi đi lớp

Nguyên nhân bé đi nhà trẻ hay ốm

Theo các chuyên gia, khi bé được chuyển cho người lạ chăm sóc khi bắt đầu đi nhà trẻ thì hormone cortisol trong cơ thể bé có thể tăng lên gây stress cho bé.

Bên cạnh đó, khi nồng độ hormone này tăng cao đột biến trong thời gian ngắn, sẽ làm giảm đi sức đề kháng chóng lại những mầm bệnh viêm nhiễm hàng ngày. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bé đi nhà trẻ hay bị ổm.

Để bé không bị tổn thương tâm lý mà gây hại cho sức khỏe, khi thay đổi môi trường đột ngộ thì bố mẹ hãy chuẩn bị cho bé làm quen với môi trường nhà trẻ dần dần. Quá trình này có thể kéo dài 1 vài tuần hay đến hơn một tháng, tùy thuộc vào tính cách của bé.

1. Sức đề kháng của bé còn non nớt

Trên thực tế, trẻ nào cũng được mẹ truyền cho hệ miễn dịch ngay từ trong bào thai nhưng cũng chỉ đủ để bảo vệ bé đến khoảng 6 tháng tuổi mà thôi. Giai đoạn từ 6 tháng đến khoảng 3 – 5 tuổi là lúc bé dễ bệnh nhất và đây cũng chính là độ tuổi đi học của con.

2. Thay đổi môi trường

Nhà trẻ là môi trường hoàn toàn mới lạ với các bé. Với toàn trẻ em, khá khép kín và hầu như mọi hoạt động trong ngày bó hẹp trong lớp học. Đây là môi trường lý tưởng để virut, vi khuẩn lây lan dễ dàng. Không chỉ riêng trẻ em ở Việt Nam mà cả các nước khác cũng vậy, trẻ sẽ lây cho nhau dễ dàng và liên tục. Khiến các bé hết khỏi ốm lại tiếp tục bị ốm tiếp.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Việc cách ly và chăm sóc cho các bé ốm tại đây thường khó khăn. Bé có thể nhiễm bệnh từ trẻ khác hoặc do cầm nắm, ngậm đồ chơi bẩn. Trong mùa dịch, các bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sốt virus… cũng có xu hướng lây nhiễm mạnh trong lớp học.

Bạn có thể xem:

10 dấu hiệu của một Nhà trẻ không chất lượng

3. Căng thẳng tâm lý khi bé mới đi học

Căng thẳng tâm lý khiến bé dễ ốm khi bắt đầu đi nhà trẻ. Đa số các bé lần đầu đến môi trường mới đều sợ hãi, khóc nhiều, bám mẹ và phản kháng. Những vấn đề tâm lý này khiến bé không muốn ăn, khóc đến khản đặc họng, tổn thương tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo chuyên gia, việc trẻ được người lạ chăm sóc trong những năm tháng đầu đời có thể làm tăng loại hormone cortisol gây stress. Nồng độ chất cortisol tăng đột biến làm giảm đề kháng của trẻ đối với mầm bệnh viêm nhiễm hàng ngày.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Để bé không bị tổn thương tâm lý mà gây hại sức khỏe, cha mẹ cần có bước chuẩn bị cho trẻ làm quen với môi trường mới. Tùy tính cách bé mạnh dạn hay nhút nhát, quá trình chuẩn bị này kéo dài vài tuần đến một tháng. Nếu cha mẹ không có nhiều thời gian, có thể nhờ ông bà tập cho bé việc tiếp xúc với môi trường tập thể đầy mới lạ và bỡ ngỡ.

4. Con có thể gặp phải các vấn đề khác

Do môi trường nhiều trẻ nên các cô giáo không thể sát sao với tất cả các bé như mẹ ở nhà được. Hay vấn đề về an toàn thực phẩm không được đảm bảo, vệ sinh lớp học không thường xuyên… cũng có thể là nguyên nhân làm bé đi nhà trẻ hay ốm.

Bí quyết để trẻ khoẻ mạnh, không ốm đau khi đi lớp

Mẹ nhớ luôn rửa tay sạch sẽ cho bé

Có thể nhiều mẹ không coi trọng vấn đề này, song đây chính là một trong những lý do khiến bé mắc bệnh. Mẹ hãy nhớ, luôn giữ sạch TAY MẸ – TAY BÉ. Với bàn tay không sạch, trẻ bị mắc một số bệnh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp… là điều khó tránh khỏi. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn có thể xem:

Điều chỉnh nếp sinh hoạt phù hợp với môi trường mới của con

Khi con đã thay đổi nhịp sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ đừng giữ nề nếp chăm con cũ [như lúc con chưa đi học]. Mẹ hãy linh hoạt hơn để giúp con sớm thích ứng với môi trường mới và có hệ miễn dịch tốt nhất chống lại mọi bệnh tật. Chú ý cho con ngủ đủ giấc vì cơ thể trẻ sẽ sử dụng thời gian này để chống lại virus mà con đã tiếp xúc trong ngày.

Chú ý về chế độ dinh dưỡng giúp con khỏe mạnh

Mẹ nên chú trọng thực đơn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho bé. Cho con uống đủ nước, bổ sung cho trẻ các thực phẩm nhiều vitamin, chất chống oxy hóa như rau xanh, hoa quả tươi sẽ làm tăng khả năng chống lại bệnh tật của con. Món ăn chế biến dạng lỏng và chia làm nhiều bữa ăn nhỏ để bé hấp thụ tốt hơn.

Tăng cường hoạt động ngoài trời cho bé có sức đề kháng

Nên cho bé hoạt động thể chất ngoài trời mỗi ngày từ 30 phút đến một giờ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, hoạt động thể chất hàng ngày giúp tăng sinh các tế bào và kháng thể miễn dịch trong cơ thể trẻ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ngoài ra mẹ cần theo dõi những thông tin về dịch bệnh đang diễn ra để có thể bảo vệ con bằng cách cho nghỉ học hoặc đi khám bệnh khi cần. Chuẩn bị trang phục cẩn thận cho con khi đi đến lớp. Tránh để con bị nhiễm lạnh hoặc thiếu quần áo để thay khi cần.

Theo theAsianparent

Nguồn tham khảo: Sai lầm của mẹ khiến bé đi nhà trẻ hay ốm – Vnexpress

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề