Vay mượn là gì

Trường hợp vay tiền, mượn tiền trong quan hệ dân sự. Pháp luật quy định như thế nào là vay tiền? Như thế nào là mượn tiền?

Vay tiền – mượn tiền là hai khái niệm mà nhiều người thường xuyên nhần lẫn. Vậy khi nào là vay tiền, khi nào thì được gọi là mượn tiền?

Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự thì:

“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Như vậy vay tiền chính là vay tài sản, mượn tiền cũng chính là mượn tài sản.

Về quyền sở hữu đối với tài sản, nếu đó là tài sản vay thì bên vay sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Nếu đó là tài sản mượn thì quyền sở hữu tài sản vẫn sẽ thuộc về bên cho mượn, bên mượn chỉ được sử dụng tài sản đó để nhằm đạt được mục đích nhất định của mình.

Về nghĩa vụ của bên vay hay bên mượn, Bộ luật dân sự quy định:

 “Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

“Điều 514. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.”

Theo những quy định trên của pháp luật, nếu là vay tài sản thì quyền sở hữu tài sản đó sẽ bị thay đổi kể từ thời điểm bên vay nhận tài sản đó. Và người vay sẽ có nghĩa vụ trả lại tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay, nếu là tiền thì phải bằng số tiền đã vay và có thể có lãi kèm theo. Nếu là mượn tài sản thì quyền sở hữu tài sản sẽ không bị thay đổi. Người mượn tài sản sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại đúng vật mà mình đã mượn, không được thay thế bằng một vật cùng loại khác nếu không sẽ phải bồi thường thiệt hại.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Như vậy để xác định là vay tiên hay mượn tiền phải căn cứ vào thỏa thuận của các bên. Nếu là vay tiền thì quyền sở hữu đối với khoản tiền đó sẽ thuộc về người vay và khi đến hạn trả, người vay chỉ phải trả một khoản tiền đúng bằng số tiền đã vay [có thể có lãi kèm theo] mà không phải là đúng những tờ tiền đã vay [đúng số sơ-ri, năm sản xuất…]. Nếu là mượn tiền thì quyền sở hữu với số tiền đó sẽ không thay đổi và khi đến hạn trả, người mượn phải trả lại cho người cho mượn đúng những tờ tiền mà mình đã mượn, bao gồm đúng năm sản xuất, số sơ-ri… đúng tình trạng của tài sản.

Việc xác định là vay tài sản hay mượn tài sản, vay tiền hay mượn tiền sẽ xác định được quyền cũng như nghĩa vụ của các bên. Vì thế cần phải phân biệt rõ ràng giữa vay và mượn.

Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. Vui lòng giúp cải thiện bài viết này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận, hoặc tạo bài viết mới sao cho phù hợp.

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài [ngôn ngữ cho] để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.

Bài chi tiết: Từ mượn trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán [từ Hán Việt gốc Trung Quốc và từ Hán-Việt gốc Nhật], tiếng Pháp, tiếng Anh,... Dưới đây liệt kê một số từ mượn trong tiếng Việt:

Từ vay mượn từ tiếng Hán

Bài chi tiết: Từ Hán-Việt và Danh sách từ Hán-Việt gốc Nhật

  • Qua Trung Quốc

陰陽 [âm dương] 八卦 [bát quái] 道德 [đạo đức] 突厥 [Đột Quyết] 氣空 [khí công] 孔子 [Khổng Tử] 五行 [ngũ hành] 儒教 [Nho giáo] 三界 [tam giới] 三教 [tam giáo] 太極 [Thái cực] 吐蕃 [Thổ Phồn] 天下 [thiên hạ] 天子 [thiên tử] 中國 [Trung Quốc] 中原 [Trung Nguyên] 萬歲 [vạn tuế]

  • Các thuật ngữ Phật giáo

佛教 [Phật giáo], 菩提 [Bồ đề], 菩薩 [Bồ Tát] 羅漢 [La Hán], 閰王 [Diêm Vương], 彌勒 [Di Lặc], 婆羅門 [Bà-la-môn], 比丘 [Tì-kheo], 僧團 [Tăng đoàn], 輪迴 [luân hồi], 涅槃 [niết bàn], 阿修羅 [A tu la], 釋迦牟尼 [Thích Ca Mâu Ni], 禪 [thiền], 須弥 [Tu Di]

  • Qua cách đọc tiếng Quảng Đông

臘腸 [lạp xưởng], 利市 [lì xì], 爐 [lẩu], 味精 [mì chính], 馬力 [mã tấu], 蝦餃 [há cảo], 水圓 [sủi dìn], 水餃 [sủi cảo], 雲吞 [vằn thắn], 油 [dầu], 叉燒 [xá xíu], 鼓油 [xì dầu], 酸梅 [xí muội], 長衫 [xường xám], 豆腐 [tào phớ]

  • Qua cách đọc tiếng Phúc Kiến

麵 hay 米 [mì], 豆腐 [tàu hủ], 粉 [bún]

Từ vay mượn từ tiếng Pháp

Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp nên tiếng Pháp có điều kiện du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa và ngôn ngữ đó người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà thường thì trong tiếng Việt không có. Phần lớn các từ đó đã bị thay đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ không biến hình[1]. Các từ mượn tiếng Pháp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:

  • Ăn uống: ba tê [tiếng Pháp: pâté], bánh ga tô [gâteau], bia [bière], bít tết [bifsteck], bơ [beurre], ca cao [cacao], cà phê [café], cà rốt [carotte], giăm bông [jambon], kem [crème], mù tạt [moutarde], pho mát [fromage], sơ ri [cerise], xa lát [salade], xúc xích [saussisse]...
  • Thời trang: áo bờ lu [blouse], áo may ô [maillot], gi lê [gilet], khuy măng sét [manchette], sơ mi [chemise], vét-tông [veston], xi líp [slip], com-lê [complet], đờ-mi [demi]...
  • Y dược: a-xít [acide], coóc-ti-cô-ít [corticoïde], li-pít [lipide], pê-ni-xi-lin [péniciline], vắc xin [vaccine], vi-ta-min [vitamine]...
  • Nhạc họa: ghi-ta [guitare], măng đô lin [mandoline], vi ô lông [violon]...
  • Kỹ thuật: ban công [balcon], bê tông [béton], cờ lê [clé], ê tô [étau], mỏ lết [molette], ô văng [auvent], ống típ [tube], ta luy [talus], tôn [tôle], tuốc-nơ-vít [tournevis]...
  • Quân sự: boong ke [bunker], lô cốt [blockhaus], quy lát [culasse], xe tăng [tank]...
  • Khác: bi đông [bidon], bi da [billard], búp bê [poupée], cải xoong [cresson], chó béc-giê [berger], công te nơ [container], ga [gare], mít tinh [meeting], sạc [charge], tắc xi [taxi], xà phòng [savon], xăng [essence], xì căng đan [scandale], xô viết [soviet], ri-đô ["rideau"], gạc-măng-rê [garde manger], ghi đông [guidon]...

Từ vay mượn từ tiếng Anh

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Vậy nên ở Việt Nam tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông và cũng là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi. Nhờ đó, trong tiếng Việt đã xuất hiện nhiều từ mượn tiếng Anh như: in-tơ-nét [internet], ti vi [TV], xì ke [scag],... Và bản thân tiếng Anh có ảnh hưởng từ Pháp vào năm 1066 nên nhiều từ mượn tiếng Pháp cũng có thể coi là mượn của tiếng Anh như cà rốt, cà phê, boong ke,...

Từ vay mượn từ tiếng Nga

Mặc dù tiếng Nga được dùng trong một số nước nhưng trên thế giới từ mượn này ít xuất hiện.

  1. ^ SỰ ĐỒNG HOÁ CÁC TỪ GỐC PHÁP TRONG TIẾNG VIỆT PGS.TS. Phan Thị Tình khoa Pháp- ĐHNN ĐHQGHN

  • MAI NGOC CHU et al [1997]: Les fondements linguistiques et le vietnamien, Maison d’Édition de l’Éducation Nationale, H, pp213–219 [en vietnamien]
  • MARCELLESI J.B. & Gardin B. [1978]: Introduction à la sociolinguistique; La linguistique sociale, Paris, Larousse.
  • NGUYEN DUC DAN [1999] «Étude sur la phonologie et la graphie des mots vietnamiens d’origine française, HCM, Ed. ville de HCM [en vietnamien].
  • RICHARD-ZAPPELA J. [1990]: « Qu’est-ce qu’un noyau dur ? ou Comment les Sciences sociales et humaines, Hanoi [en vietnamien].
  • VU BA HUNG [2000]: « Visions adéquates à l’égard de la transposition de mots
  • VUONG TOAN [1992: Les mots d’origine française, Hanoi, Ed. des Sciences Sociales [en vietnamien].
  • VUONG TRI NHAN [2001]: « Le désordre du vietnamien à l’époque des contacts de cultures » dans l’hebdomadaire Sports et Cultures, n°100 [14 décembre 2001], Hanoi [en vietnamien]
Tra từ mượn trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
  • World Loanword Database [WOLD]
  • Daghestanian loans database

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Từ_mượn&oldid=68257553”

Video liên quan

Chủ Đề