Tại sao phải bón phân vi lượng cho đất

Cây trồng cũng giống như con người chúng ta nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau từng thời kỳ, chế độ dinh dưỡng phải phù hợp và cân đối. Chẳng hạn như: nếu chúng ta cứ ăn nhiều thịt cũng không tốt, sẽ khiến cơ thể không khỏe mạnh và có cảm giác không muốn ăn vì rất ngán. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bảo cần phải thay đổi khẩu phần giữa thịt, cá, hải sản và rau củ quả....

Nhu cầu của cây trồng cũng vậy, cần được cung cấp tối thiểu từ 16-18 các chất dinh dưỡng: đa lượng [N,P,K], trung lượng [Ca, Mg, S, Si] , vi lượng [Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, B, Cl, Co].

Các thí nghiệm thực hiện trong dung dịch dinh dưỡng được khống chế cẩn thận cho thấy bất kỳ thiếu một chất nào trong số các chất này cũng đều làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng của cây ở mức độ nhiều hay ít. Các chất nói trên đều hiện diện trong tất cả các loại đất với số lượng và tỷ lệ rất khác nhau. Các chất đa lượng do cây dùng nhiều, nên nếu không được bổ sung thì chỉ sau một số vụ chúng sẽ bị cạn kiệt. 

Các chất vi lượng do số lượng dùng ít nên những loại đất phù sa, đất đỏ bazan có thể cung cấp cho cây được nhiều vụ mới trở nên cạn kiệt. Như vậy số lượng cần bón đầy đủ cho cây trước hết là các chất N,P,K. Thứ đến là các chất Ca, Mg và S, Si. Các chất này ta cần bón cho cây trong từng vụ. Còn các chất vi lượng, tùy loại đất và loại cây mà có thể cung cấp từng vụ hay cách một, hai vụ bổ sung một lần cũng được.

Tại sao phải bón cân đối? Do cây trồng cần các chất dinh dưỡng để xây dựng nên cơ thể ở từng thời kỳ rất khác nhau. Số lượng từng chất dinh dưỡng cây lấy vào trong cây theo từng giai đoạn cũng khác nhau và tổng số lượng dinh dưỡng của từng chất cây cần cũng khác nhau.

ầu mùa vụ: cây trồng cần nhiều đạm và lân để phục hồi sau thu hoạch, cây sinh trưởng, phát triển, tăng cường sức đề kháng.

+ Giữa vụ: cần bón đạm [N] và kali [K2O] cao, lân [P2O5] thấp vì giai đoạn này cây mới bắt đầu ra hoa, kết trái, nuôi trái nên cần nhiều lượng đạm để nuôi cây, còn kali để tăng kích thước và phẩm chất trái. Cần bổ sung thêm trung lượng Canxi, Magie giúp cây đậu trái non tối đa, hạn chế rụng trái. 

+ Cuối vụ: cần bón đạm [N] và lân [P2O5] thấp, kali [K2O] cao vì thời điểm này, cây trồng cần nhiều kali để giúp trái to, bón trái, màu sắc đẹp, phẩm chất tốt mang lại năng suất cao cho cây trồng.

 Dưới đây là ví dụ khi cây cà phê ở các tuổi khác nhau thì lượng chất dinh dưỡng cây lấy vào cũng rất khác nhau: 

Tuổi

Chất khô [g]

N[g]

P205 [g]

K20 [g]

Ca0 [g]

Mg0 [g]

S [g]

2

3,010

51,38

6,39

44,87

38,00

29,11

4,31

5

15,517

233,98

26,89

214,85

171,15

122,79

23,08

10

19,135

262,69

27,49

204,25

198,01

122,60

26,52

Vào thời kỳ cây còn non thì cây cần nhiều chất N và P để ra rễ, đâm chồi ra lá thuận lợi. Nhưng tỷ lệ 2 chất này cũng khác nhau. K cũng cần nhưng chỉ cần cung cấp vừa phải vì cây có thể sử dụng kali trong đất dễ hơn chất P.

Khi tuổi cây tăng lên thì chất khô cũng tăng lên và tổng số các chất dinh dưỡng do cây hút cũng thay đổi và cũng rất khác nhau. 

Đó là ý nghĩa của bón phân đầy đủ và cân đối.

Để sản xuất được nông sản đạt chất lượng cao cấp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì phân bón vi lượng không thể thiếu trong suốt quá trình canh tác. Nếu làm phép so sánh thì vải thiều Thanh hà ngon hơn vải thiều Lục ngạn. Bưởi Phúc trạch, bưởi Diễn, cam Xoàn, cam Canh ngon hơn nếu được trồng đúng với địa danh của nó. Vậy có phải quả bưởi, quả vải, quả cam ngon hơn do thổ nhưỡng.

Không những cây ăn trái mà gạo cũng vậy, gạo tám Hải hậu, gạo Điện biên có thương hiệu vì có độ ngon, thơm và dẻo hơn cũng chỉ có thể cắt nghĩa bởi thổ nhưỡng nơi đây và các nguyên tố vi lượng đặc trưng của vùng đất này. Dân gian ta có câu: “Khoai đất lạ, mạ đất quen” câu này cũng chỉ có thể cắt nghĩa bằng thổ nhưỡng. Đó cũng là do vi lượng quyết định.

Phân vi lượng là gì?

Là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tổ vi lượng cho cây. Nhiều khi còn cho thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng.

Tác dụng của phân vi lượng

Phân vi lượng bao gồm rất nhiều các nguyên tố kim loại như: Đồng, kẽm, sắt, mangan,… và các nguyên tố phi kim như bo, selen,… Đối với cây trồng vi lượng tham gia với tư cách là thành phần cấu tạo nên các enzym có lợi cho cây trồng. Enzym là chất xúc tác sinh học đặc biệt của vật thể sống.

Phân bón vi lượng có nhiều chất khác nhau

Trong cơ thể người có khoảng 3000 loại enzym khác nhau còn cây trồng thì ít hơn nhưng cũng nhờ có enzym mà cây trồng mới có thể đơm hoa, kết trái một cách ổn định. Enzym hay chính chất cấu tạo nên chúng là vi lượng giúp cây trồng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Đất thiếu dần vi lượng sẽ làm năng suất và chất lượng thuyên giảm rõ rệt hằng năm.

Trong đất đã có các chất vi lượng tại sao còn cần phải bón?

Tuy trong đất chứa nhiều nguyên tố vi lượng dễ tiêu và có thể cung cấp đủ [có khi thừa] cho nhu cầu của cây, nhưng bón phân vi lượng vẫn có tác dụng vì:

Khi cây  nảy mầm, rễ chưa phát triển, chủ yếu là dựa vào các chất dinh dưỡng trong hạt để nuôi mầm. Ngâm hạt giống với dung dịch phân vi lượng có tác dụng bổ sung thêm nếu trong hạt giống không đủ các nguyên tố vi lượng. Ở các thời kỳ nhất định cây có nhu cầu cao về một nguyên tố nào đó hoặc cần đến một nguyên tố có tác dụng sinh lý đặc biệt, gọi là nguyên tố siêu khủng hoảng. Ví dụ cây cần cho sự ra hoa và đậu quả khi cây sắp ra hoa, kèm cần cho thời kỳ đầu vì ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Các loại phân nào cung cấp các nguyên tổ dinh dưỡng thứ yếu [phân trung lượng]?

Trên thực tế không sản xuất phân trung lượng. Các nguyên tố như Canxi, magiê, lưu huỳnh thường được cung cấp qua thành phân phụ của phân đa lượng và chất cải tạo đất. Canxi được cấp qua bón với và các loại phân như: phân lân nung chày, supe lân. Lưu huỳnh được cung cấp supe lân hoặc suntat amon.

Các phân bón vi lượng giúp cây sinh trưởng tốt hơn

Magiê có nhiều trong phân lân nung chảy và phân kali – magiê. Dể đáp ứng nhu cầu của cây về các nguyên tố thứ yếu phải căn cứ vào cây và phối hợp các loại phân. Ví dụ:  Cần lưu huỳnh, magiê. Bớn 1/2 supe lân, 1/2 lân nung chảy sẽ cho kết quả tốt.

Trong những trường hợp nào thường thiếu nguyên tố trung lượng và vi lượng?

Đất lấy thụt thiếu đồng, đất quá chua thiếu molipden, đất quá kiềm hoặc đất nhẹ chua thiếu kẽm, bo, mangan, sắt. Đất quá nhiều mangan cũng gây hiện tượng thiếu sắt. Đất đỏ bazan thiếu lưu huỳnh. Đất bón nhiều lân thiếu kẽm. Đất bón nhiều kali thiếu magiê, natri.

Đã phát hiện những trường hợp nào thiếu vi lượng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ?

Thiếu đồng trên đất thụt gây hiện tượng trắng và xơ lá lúa. Thiếu magiê ở vùng trồng dứa do bón nhiều kali gây bệnh luộc lá dứa. Thiếu nhôm trên cây chè ở vùng đất không chua. Thiếu lưu huỳnh trên cây cà phê ở Tây Nguyên gây giảm năng suất nghiêm trọng.

Có trường hợp nào phân vi lượng làm chết cây hoặc giảm năng suất không?

Thường gặp nhất là phun nồng độ cao quá gây cháy lá. Phun vi lượng cần theo đúng nồng độ chi dẫn. Nên phun vào chiều mát.

Nếu phun nồng độ cao dẫn đến cây bị cháy lá

Đã thể nghiệm phun vi lượng có hiệu quả trên các loại cây trồng nào?

Đã thử phun molipden cho đậu đỗ, phun bón cho củ cải. cà rốt, bắp cải, phun kẽm cho ngô lạc, phun magiê cho dâu tầm, cà phê.

Có loại phân vi lượng nào chung cho tất cả các loại cây trồng không?

Mỗi loại đất thiếu một chất khác nhau, mỗi loại cây yêu cầu một nguyên tố vi lượng khác nhau. Cho nên việc dùng phân vi lượng cần phải cẩn thận, căn cứ vào lời khuyên của các nhà chuyên môn.

Bón phân vi lượng bằng cách nào?

Có 3 cách thưòng dùng: bón thẳng vào đất [ít sử dụng] hoặc trộn với phân bón, ngâm hạt giống, hồ rẽ và phun lên lá.

Có nên thường xuyên phun phân vi lượng không?

Các nguyên tố vi lượng, trong một số trường hợp có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Vì vậy sau khi bón vi lưọng hoặc phun vi lượng cho cây ăn quả 2 năm liền nên ngừng 1 – 2 năm mới dùng lại. Với cây hàng năm như lúa, ngô, đậu đổ có thể liên tiếp phun nhiều năm cho đến lúc thấy không có.hiệu quả. Cần chú ý rằng có nhiều trường hợp bón quá nhiều vi lượng làm lá héo, cây chết, đặc biệt là cây non.

Cần phun phân bón vi lượng một cách vừa đủ, không quá nhiều

Làm thế nào phát hiện cây thiếu nguyên tố vi lượng?

Nhìn ngoại hình: Cây phát triển chậm, đẻ nhánh, phân cành ít, lá nhỏ hoặc biến dạng [lá không phẳng, nổi gân hoặc xoắn, cuộn tròn lại…]] hoa rụng nhiều, quả không đậu, hình dạng không bình thường, cuống to, trong quá có sạn và búp thổi…

Bón thúc. Dựa trên chẩn đoán ngoại hình, phím tích cây và đất,sẽ nhận định thiếu nguyên tố nào. Dùng phương pháp phun lên lá dung dịch có các nguyên tố đó rồi quan sát các hiện tượng sau 7-10 ngày.

Trên đây là một số thông tin về phân bón vi lượng, mong rằng bà con đã hiểu hơn

Video liên quan

Chủ Đề