Tại sao phải bón phân lót trước khi gieo trồng

Trước khi cây gieo trồng, nếu môi trường đất ở khu vực gieo trồng không được tốt thì người nông dân cần phải tiến hành bón lót trước khi trồng. Bên cạnh bón thúc thì bón lót cũng là một kĩ thuật cơ bản mà mọi nông dân trong lĩnh vực trồng trọt phải biết và sử dụng các loại phân bón thích hợp sẽ đem lại một mùa vụ bội thu, có chất lượng nông sản tốt.

I. Bón lót có tác dụng gì? Tại sao phải bón phân lót?

Tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là quá trình cung cấp nguồn thức ăn cho cây trước khi gieo trồng giúp cho những hợp chất khó phân hủy có đủ thời gian để tan rã, tạo điều kiện cho rễ cây trong quá trình sinh trưởng có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển.

Với từng giống cây trồng sẽ có tần suất bón khác nhau, cụ thể:

  • Cây hàng năm: Chỉ cần thực hiện một lần đầu tiên trước thời điểm gieo giống.
  • Cây lâu năm: Chia ra thành nhiều thời điểm gồm giai đoạn trước khi gieo trồng, giai đoạn cây đã ngừng sinh trưởng trong năm và vào thời điểm sau khi thu hoạch.

II. Các loại phân bón lót và liều lượng bón phân lót

Các loại phân bón và liều lượng bón phân lót

1. Các loại phân bón lót được sử dụng

Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Chủ yếu là phân gia súc [phân chuồng] đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Phân hữu cơ thường dùng để bón lót vì có thể cung cấp chất dinh dưỡng, làm cho đất tơi xốp, tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất. Cần bón sớm hoặc trước kkhi chuẩn bị gieo trồng để phát huy tác dụng.

Vôi hoặc chất cải tạo, điều hòa pH đất: Là loại tốt nhất là đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các loại rau ăn quả lâu năm.

Phân hóa học có chứa hàm lượng đạm thấp, lân cao: – Với những loại cây màu ngắn ngày, cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm thường dùng cả phân kali và phân lân. – Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp. VD: Supe lân, lân nung chảy; DAP 18-46, NPK 5-10-3; NPK 16-16-8; NPK 12-15-5…

2. Liều lượng sử dụng phân bón

Tùy thuộc vào loại phân bón, tính chất đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng mà bổ sung lượng phân bón phù hợp. Có thể bón với lượng lớn hơn đối với đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùi. Còn đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn thì khi dùng phân đạm kali bón lót phải bón lượng nhỏ nếu bón lượng lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi,

Các loại phân bón khuyên dùng là phân xanh, phân chuồng, phân lân, phân rác và cần sử dụng thêm một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

III. Các cách bón lót phổ biến hiện nay

Các cách bón lót phổ biến hiện nay

Phương pháp 1:

  1. Rải đều phân bón trên khu vực đất chuẩn bị gieo giống
  2. Để tạo điều kiện cho phân bón vùi xuống đất bạn nên cày bừa đất đã được rải phân.

Phương pháp 2:

  1. Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng
  2. Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây.

Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên đào hố sâu rồi cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng.

Kỹ thuật bón lót không quá phức tạp nhưng vẫn cần phải nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu biết về các loại phân bón để sử dụng phù hợp cho từng loại đất trồng, giống cây trồng khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa giúp người nông dân có mùa vụ bội thu, chất lượng quả tốt.

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Ví dụ: Đối với cây đậu tương [đậu nành], cây lạc [đậu phộng], rau ...

Trong một số trường hợp, dùng phân bón xử lý hạt giống trước khi gieo cũng được coi là bón lót.

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc bón lót không chỉ dùng các loại phân chậm phân giải, mà cần thiết phải kết hợp với một lượng phân dễ hoà tan ở mức độ phù hợp.

Bón lót phân hữu cơ trước khi gieo trồng

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Thường phân hữu cơ, phân lân được dùng với lượng lớn cho bón lót, trong khi đó phân đạm, phân kali chỉ bón lót một phần.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Ví dụ: Vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta bón lót nhiều hơn so với vụ hè và hè thu.

Các loại cây trồng ngắn ngày cần tập trung bón lót nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút dinh dưỡng.

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân. Tuy nhiên bón lót vẫn sử dụng một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

Xem thêm>

Các loại phân bón lót được sử dụng:

- Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phần lớn là phân gia súc [phân chuồng] đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

- Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

- Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót. 

VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5...

Xem thêm>

3. Bón thúc là gì? Tại sao phải bón thúc?

Là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng [đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả...], nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Thiếu phân bón thúc cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

Tưới phân thúc cho cây ngô

4. Nên dùng loại phân bón thúc gì?

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp. “Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

- Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá... nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

VD: Đạm Urê, Đạm SA, NPK 12.2.10, NPK 12.5.10, NPK 20.20.15, NPK 20.5.6...

- Giai đoạn cây nuôi quả, nuôi củ, tích lũy đường... nên dùng các loại phân có hàm lượng Kali và đạm cao.

VD: Kali Clorua, Kali Sunphat, Kali Nitorat, NK 12.16, NPK 16.8.16, NPK 12.2.12, NPK 17.7.21...

Lưu ý: Tại tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài việc bón phân đa lượng [Đạm, Lân, Kali] cần lưu ý bổ sung các loại trung [Ca, Mg, S, Si], vi lượng [Cu, Fe, Zn, Mo, Bo...] cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối.

Nguồn: camnangcaytrong.com tổng hợp

Tại sao chúng ta cần bón phân lót vào hố trước khi trồng cây ? Những loại phân nào thường được sử dụng khi nãy

Video liên quan

Chủ Đề