Phim trạng quỳnh quay ở đâu

Sau thành công của “Siêu sao siêu ngố” dịp Tết 2018, đạo diễn Đức Thịnh thừa thắng xông lên và bắt tay thực hiện “Trạng Quỳnh”. Song, đây thực tế là tác phẩm rời rạc, nhạt nhẽo.

Trailer bộ phim 'Trạng Quỳnh' Bộ phim chiếu Tết mới của đạo diễn Đức Thịnh sau thành công của "Siêu sao siêu ngố".

Thể loại: Hài hước, lãng mạn, cổ trang
Đạo diễn: Đức Thịnh
Diễn viên chính: Quốc Anh, Nhã Phương, Trấn Thành, Công Dương
Zing.vn đánh giá: 5.5/10

Trạng Quỳnh nằm trong nhóm các bộ phim Việt chiếu Tết Nguyên đán 2019.

Nội dung bộ phim Trạng Quỳnh được phóng tác từ những giai thoại về nhân vật cùng tên trong dân gian Việt Nam. Chuyện phim xoay quanh Quỳnh [Quốc Anh] - một anh chàng thông minh, ma mãnh, rất thích bày trò trêu chọc người dân trong làng.

Quỳnh thầm thương trộm nhớ nàng Điềm [Nhã Phương] - con gái của thầy Đoàn [Tùng Tuki]. Anh cứ thế ra sức tán tỉnh người trong mộng mà chưa thành. Song, cô gái tài sắc vẹn toàn còn sớm lọt vào mắt xanh của Trịnh Bá [Công Dương] - cháu của chúa Trịnh.

Gã dùng âm mưu hãm hại thầy Đoàn để ép Điềm phải làm đám cưới. Không chịu khuất phục, cô cùng Quỳnh và người bạn thân Xẩm [Trấn Thành] khăn gói lên kinh để báo quan.

Tuy nhiên, chuyến hành trình đòi lại công lý thực sự gian nan bởi mọi quyền hành trong vùng đất đều thuộc về chúa Trịnh.

Một câu chuyện nhạt nhẽo

Trạng Quỳnh đi theo lời kể của Xẩm - nhân vật mang tính cách ngờ nghệch. Do đó, đạo diễn Đức Thịnh có thể thoải mái phóng tác “đứa con tinh thần”, thêm thắt vô số tình tiết mới không hề có trong các giai thoại.

Tuy nhiên, sự tự do vô tình biến tác phẩm thành “nồi lẩu thập cẩm”, hiện đại không ra, mà cổ trang cũng chẳng tới. Đặc biệt, Trạng Quỳnh sử dụng rất nhiều câu thoại hoặc yếu tố hài hước của người trẻ hiện đại, không phù hợp với bầu không khí chung. Chưa kể, việc khai thác chi tiết cưỡng hiếp hay đồng tính thiếu tế nhị càng làm câu chuyện trở nên vô duyên, phản cảm.

Nội dung của Trạng Quỳnh tỏ ra cực kỳ chắp vá.

Cốt truyện Trạng Quỳnh cực kỳ chắp vá bởi vô số tình tiết rời rạc. Dường như biên kịch chỉ tìm cách ghép các giai thoại dân gian về nhân vật Trạng Quỳnh rồi chèn thêm những chi tiết gây cười và ngôn tình để cho ra thành phẩm cuối cùng.

Tuy thời lượng chưa tới 2 tiếng, nhưng bộ phim mang đến cảm giác mệt mỏi và lê thê bởi nhịp độ chậm chạp, nhàm chán. Những mâu thuẫn được xây dựng công phu, nhưng đến khi giải quyết lại hời hợt và cẩu thả đến mức khó tin.

Điểm cộng duy nhất của Trạng Quỳnh có lẽ là việc tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà với những cảnh quay tại xứ Huế thơ mộng. Bộ phim tận dụng nhiều góc toàn cảnh hoặc từ trên cao xuống nhằm làm nổi bật hình ảnh non nước hữu tình, hoang sơ.

Cách xây dựng nhân vật thiếu điểm nhấn

Với một cốt truyện rời rạc và phi lý, thật khó để Đức Thịnh xây dựng tâm lý cho các tuyến nhân vật sao cho xuyên suốt. Vốn được miêu tả là người thông minh, lém lỉnh, nhưng Quỳnh trong phim chẳng thể hiện rõ điều đó. Tài năng của anh thực tế chỉ được bộc lộ một cách hời hợt.

Thay vì dùng trí thông minh để trừng trị tham quan, phần lớn thời gian trong phim, Quỳnh chủ yếu chỉ “quay cuồng” trong mối tình với nàng Điềm. Thế rồi, từ một kẻ chơi bời lêu lổng và ghét làm quan, anh bỗng nhiên trở nên thương dân và khát khao công lý chỉ nhờ tình yêu.

Các tuyến nhân vật trong phim đều tỏ ra nhạt nhòa.

Cùng cảnh ngộ là tuyến phản diện Trịnh Bá khi gã đôi lúc có hành xử hoàn toàn trái ngược với tính cách cậy cường quyền, xem mạng người như cỏ rác được lột tả ở đầu phim.

Điềm vốn là nhân vật được phóng tác từ bạn thơ thời trẻ của Trạng Quỳnh là Đoàn Thị Điểm. Nhân vật của Nhã Phương ban đầu hiện lên với tính cách mạnh mẽ, kiêu kỳ. Nhưng bên cạnh một vài cảnh ra câu đối, cô lại sớm quay về phong cách “bánh bèo” quen thuộc trên màn ảnh rộng.

Diễn xuất không để lại nhiều ấn tượng

Trong dàn diễn viên của Trạng Quỳnh, Trấn Thành là người duy nhất để lại ít nhiều ấn tượng nhờ phong cách hài đặc trưng.

Quốc Anh có vai diễn đầu tay quá đỗi nhạt nhòa. Anh quá hiền và thiếu hẳn cái thần thái trào phúng của Trạng Quỳnh trong các giai thoại dân gian Việt Nam. Nam diễn viên trẻ tỏ ra yếu kém trong những phân đoạn đòi hỏi khả năng diễn xuất nội tâm với biểu cảm muôn hình như một.

Không có ai trong dàn diễn viên thực sự nổi trội.

Nhã Phương thì vẫn “giữ phong độ” với những phân cảnh khóc lóc và đau buồn quen thuộc. Xuyên suốt thời lượng bộ phim, diễn xuất của cô không có nhiều sự đột phá. Giữa cô và Quốc Anh cũng không có nhiều cảm xúc để người xem liên tưởng tới một câu chuyện tình vượt qua mọi danh lợi, quyền lực.

Nhìn chung, Trạng Quỳnh chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho lối làm phim hời hợt, chắp vá. Phim đang được trình chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

Trailer “Trạng Quỳnh”.

Trạng Quỳnh là bộ phim điện ảnh chiếu vào dịp Tết Kỉ Hợi của đạo diễn Đức Thịnh và nhà sản xuất Thanh Thuý. Bộ phim lấy chủ đề cổ trang và những giai thoại dân gian xung quanh nhân vật Trạng Quỳnh để khai thác. Nội dung bộ phim xoay quanh việc nhóm bạn Quỳnh [Trần Quốc Anh], Xẩm [Trấn Thành] và Điềm [Nhã Phương] đi khắp nơi tìm quan thanh liêm xử án, minh oan cho cha của Điềm. Với những tình huống hài duyên dáng, nhẹ nhàng, bộ phim là lựa chọn hoàn hảo cho các gia đình giải trí trong dịp Tết vừa qua.

Nhắc đến việc làm phim cổ trang đối với điện ảnh Việt, đây là một câu chuyện tưởng như khó khăn nhưng lại dễ dàng thách thức khả năng sáng tạo của đội ngũ sản xuất. Bên cạnh một số bối cảnh có thể tận dụng những đình đài, cung điện vốn có của nước nhà, đội sản xuất của những bộ phim cổ trang phải phục dựng hầu hết hiện trường có trong các phân đoạn để hoàn thiện bộ phim của mình.

Ngoài cái khó của bối cảnh, các nhóm sản xuất còn phải đối mặt với chướng ngại vật mang tên “tinh thần cổ trang”. Dĩ nhiên, trong một bộ phim cổ trang, các nhân vật không thể chạy xe vù vù ngoài phố. Các nhân vật đi bộ suốt cũng không phải cách hay để làm nên tinh thần cổ trang. Vậy là phương án cưỡi ngựa được sử dụng. Dẫu thế, không phải diễn viên nào cũng có thể cưỡi ngựa thật thuần thục. Trịnh Bá trong Trạng Quỳnh là một trường hợp cụ thể.

Mới đây, nam diễn viên Công Dương, người thủ vai nhân vật phản diện Trịnh Bá của bộ phim, đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình đoạn phim hậu trường tiết lộ cách mà anh “thuần phục” chú ngựa kĩ xảo ra sao. Trên màn ảnh, có rất nhiều phân cảnh Trịnh Bá phi như bay trên yên ngựa khiến không ít khán giả mắt tròn mắt dẹt. Song công sức để hoàn thiện cảnh quay này ngoài Công Dương ra còn có cả những nhân vật thần thánh đến từ đội kĩ xảo hậu kì.

Đoạn phim hậu trường cưỡi ngựa của Trịnh Bá [nguồn: Facebook diễn viên Công Dương].

Trông có vẻ oai hùng đấy chứ…

Cho đến hiện tại, thành công của bộ phim Trạng Quỳnh một phần đến từ nước đi cổ trang mới mẻ nhưng hợp thời. Bởi lẽ thời điểm hiện tại, các khán giả Việt hầu như đều khát phim cổ trang, nhất là sau hai cơn bão mang tên Diên Hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện. Tuy vậy, để một bộ phim cổ trang trở nên sinh động và thu hút, việc phục dựng bối cảnh và xử lí kĩ xảo vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua. Và Trạng Quỳnh đã làm khá tốt việc này.

Trước đó, màn ảnh Hoa ngữ cũng nhiều phen gây cười khi hé lộ hậu trường của những cảnh quay phi chiến mã hoành tráng, nhưng thực ra là ngồi tại chỗ cưỡi ghế gỗ hoặc ngựa mô hình cạnh phông xanh.

Nhớ lại Diên Hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện, hai bộ phim này cũng từng công bố những thước phim hậu trường hoành tráng. Việc phục dựng bối cảnh của họ được thực hiện hàng tháng ròng để có được hình tượng những cung thất bề thế. Không chỉ có vậy, vì để đảm bảo thời tiết trong các cảnh quay như ý muốn, các đoàn phim cổ trang này phải thực hiện hầu hết các cảnh quay của mình tại phim trường phông xanh. Điều đó đồng nghĩa họ phải sử dụng kĩ xảo để hoá phép cho nền xanh hoá nền trời thật trong trẻo và tươi sáng.

[Trailer HD][Vietsub by page] Bản đẹp đã chính thức được ra mắt.Chúng ta có thể nhìn rõ các nương nương và hiểu rõ các chi tiết

Chủ Đề