Tại sao nói du lịch là tiềm năng phát triển của Bắc Trung Bộ

Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?

Bài 2 trang 89 SGK Địa lí 9

Đề bài

Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Lời giải chi tiết

- Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng: gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: nhiều bãi biển, hang động vườn quốc gia đẹp và nổi tiếng

Bãi biển: Sầm Sơn [Thanh Hóa], Cửa Lò [Hà Tĩnh], Nhật Lệ [ Quảng Bình], Lăng Cô [Huế].

Thắng cảnh, hang động: Phong Nha – Kẻ Bảng, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng [Quảng Bình].

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm các di tích văn hóa -lịch sử, chùa, lễ hội: Ngã ba Đồng Lộc, Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ, quê Bác Hồ, mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ hội Hoa Sen [Nghệ An], ẩm thực Huế, nhã nhạc cung đình Huế….

- Khí hậu: thuận lợi, không quá khắc nghiệt, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.

- Nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm được xây dựng là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển: tuyến đường sắt [Bắc – Nam], các tuyến quốc lộ quan trọng [QL 1A, 7,8,9], sân bay: Vinh, Phú Bài…

- Vị trí trung chuyển của lãnh thổ Việt Nam, hoạt động du lịch diễn ra dễ dàng hơn, thu hút khách du lịch từ phía Bắc và phía Nam lãnh thổ cũng như nước ngoài.

loigiaihay.com

  • » Xem thêm

    » Thu gọn
    Chủ đề:
    • vai trò của du lịch
    • vị trí địa lý
    • tài nguyên du lịch
    • du lịch theo lãnh thổ
    • du lịch tự nhiện
    • du lịch theo nhân văn
    • luận văn báo cáo
    Download
    Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ----- ----- ĐỀ TÀI TIỀM NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: TS. Nguyễn Tưởng Địa lí học Huế tháng 11/2011 MỤC LỤC
  2. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………….3 PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………….4 Chương 1:Một số lí luận chung về du lịch………………………………………..4 I. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH…………………………………4 1. Khái niệm du lịch………………………………………………………..4 2. Vai trò của du lịch………………………………………………………5 3. Các loại hình du lịch…………………………………………………….6 Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ…………………8 I. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ.........8 1. Vị trí địa lý...........................................................................................8 2. Tài nguyên du lịch………………………………………………………8 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên…………………………………………8 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn………………………………………13 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ…..17 1. Hoạt động ngành du lịch………………………………………………17 2. Hoạt động du lịch theo lãnh thổ………………………………………21 3. Sản phẩm du lịch độc đáo – con đường di sản miền Trung…………28 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ…29 PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………….34 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..35 MỞ ĐẦU Du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”. Vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nó tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của họ. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia rất lớn. Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư phát triển du lịch, nhằm thúc đấy kinh tế tiến lên.
  3. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Trong những năm gần đây, ngành du lịch thế giới đã có những bước phát triển nhanh chóng, đem lại những hiệu quả kinh tế đáng kể, nó còn tạo được công ăn việc làm cho người lao động thông qua một số dịch vụ khác của ngành du lịch, gia tăng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nh ỏ. Nước ta cũng đang phấn đấu đưa du lịch lên thành ngành kinh t ế tr ọng đi ểm c ủa đ ất nước. Song thực chất ngành du lịch của nước ta chỉ mới phát triển trên một qui mô nhỏ, chưa đồng bộ và cũng còn nhiều bất cập. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia,… thì sự phát tri ển của ngành du l ịch nước ta chưa thực sự đáng kể. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá c ụ th ể ti ềm năng du lịch của từng vùng, để định hướng cho việc tiến hành phát tri ển du l ịch phù hợp với điều kiện của từng vùng này nhằm nâng cao hiệu quả du lịch, mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Chính vì vậy bản thân tôi lựa chọn đề tài “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ ” làm ti ểu lu ận trong h ọc phần Địa lí du lịch. NỘI DUNG MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH CHƯƠNG I I. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH 1. Khái niệm du lịch Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, thuật ngữ du lịch trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với ý nghĩa là đi một vòng. Thu ật ng ữ này được latinh hoá thành tornus và sau đó thành touriste [ti ếng Pháp], tourism [ti ếng Anh]. Theo Robert Lanquar từ touriste lần đầu tiên xuất hi ện trong ti ếng Anh vào khoảng năm 1800.
  4. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Trong tiếng Việt, thuật ngữ touriste được dịch thông qua tiếng Hán. Du nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi giải trí, nhằm phục hồi nâng cao s ức khoẻ và khả năng lao động của con người, nhưng trước h ết liên quan m ật thi ết với sự chuyển chỗ của họ. Du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích ngh ỉ ngơi, gi ải trí… Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác nh ư là ho ạt đ ộng gắn chặt với những kết quả kinh tế [sản xuất, tiêu thụ] do chính nó tạo ra. Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong th ời gian r ỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh th ần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo vi ệc tiêu th ụ nh ững giá tr ị v ề tự nhiên, kinh tế và văn hoá [I.I Pirogionic - 1985]. 2. Vai trò của du lịch Du lịch là ngành có vai trò to lớn về mọi mặt trong đời sống con người. Xã hội càng phát triển thì vai trò du lịch càng mở rộng và nâng cao. - Thông qua du lịch và nhờ có du lịch, nó đã giữ gìn, ph ục h ồi s ức kho ẻ và tăng cường sức sống cho du khách. Du lịch còn đáp ứng được nhu cầu v ề vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, nâng cao trình đ ộ hi ểu bi ết, kh ả năng học hỏi của con người. Nhiều công trình nghiên cứu Y – Sinh h ọc cho th ấy: nh ờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh về đường tiêu hoá giảm 20% … Đồng thời, du l ịch là c ơ s ở giúp ng ười ta bảo tồn các nền văn hoá, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hoá,
  5. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” phục hồi các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hoá… Qua việc tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, du lịch làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành ph ẩm ch ất đ ạo đức tốt đẹp, góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội. - Mặt khác, khi đi du lịch nảy sinh ra các nhu cầu như ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, học tập, chữa bệnh, làm đẹp, quà lưu niệm… Nhờ đó, ngành kinh tế độc đáo “dịch vụ du lịch” ra đời và phát triển rất mạnh, nó ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Nhiều quốc gia, khu vực thông qua việc thoả mãn thị trường hàng hoá và dịch vụ du lịch đối với du khách đã có cơ hội làm giàu. Vì vậy, du lịch đã kích thích sự phát tri ển của s ản xu ất, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. Các quốc gia càng phát tri ển thì vai trò của ngành du lịch càng lớn, chiếm tỷ trọng càng nhiều trong cơ cấu n ền kinh tế. - Du lịch còn có vai trò rất quan trọng mà các ngành kinh tế khác không thể có đươc, đó là việc góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ sự phát triển của du lịch mà nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn đ ược tái phát hiện, được tôn tạo, được bảo tồn và phát triển, được bi ến thành các giá tr ị kinh tế. Rất nhiều vùng núi, ven biển không thuận lợi cho phát tri ển và phân b ố các ngành công nghiệp hay nông nghệp, nhưng cảnh quan thiên nhiên lại rất độc đáo, môi trường không bị ô nhiễm, đó là những địa điểm lý tưởng cho du lịch. Việc làm quen với các danh thắng và môi trường thiên nhiên bao quanh trong quá trình du lịch còn tạo điều kiện cho du khách hiểu biết sâu s ắc về t ự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên. Như vậy nó đã góp phần giáo dục cho du khách về mặt sinh thái học. - Trong quan hệ quốc tế, du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia. Thông qua việc giao lưu, tìm hiểu về thiên nhiên, xã h ội, các
  6. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” nét đẹp văn hoá… của dân cư ở các vùng, miền khác nhau trên th ế gi ới làm cho con người sống ở các quốc gia, các châu lục khác nhau hiểu biết nhau và xích lại gần nhau hơn. Tóm lại, vai trò của ngành du lịch ngày càng được mở rộng và nâng cao, có sự kết hợp hài hoà giữ tự nhiên - kinh tế - văn hoá. Du l ịch đ ược coi là ngành “công nghiệp không khói”, ít gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên so với các ngành kinh tế khác nhưng có khả năng mang lại giá trị kinh t ế cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Vì vậy, để cho ngành du l ịch ngày càng phát triển, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Vấn đề quy hoạch các điểm, các trung tâm, các vùng, các tuyến du lịch, phối hợp với cơ sở hạ t ầng, sử d ụng h ợp lý tài nguyên du lịch là việc không thể thiếu. 3. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình sau: - Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, du l ịch văn hoá, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao… - Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế… - Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi. - Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. - Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân. - Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, du l ịch xe đ ạp, du l ịch máy bay, du lịch tàu thuỷ…
  7. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” CHƯƠNG II. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ 1. Vị trí địa lý Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Qu ảng Ngãi. Diện tích: 34,7 nghìn km2, chiếm 10,5% diện tích cả n ước. Dân s ố năm 2007 là: 6,2 triệu người, chiếm 7,3% dân số cả nước. Có thể nói Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí địa lý hết sức đặc biệt. Đây chính là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa nước bạn Lào, Cămphuchia với biển Đông rộng lớn. Lại có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua nên vùng
  8. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế nói chung và du l ịch nói riêng. Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển. Đây là lợi th ế mà không ph ải vùng nào cũng có được. 2. Tài nguyên du lịch 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1. Địa hình Có thể coi Bắc Trung Bộ là sự thu nhỏ của địa hình Việt Nam. Địa hình của vùng Bắc Trung Bộ tương đối đa dạng bao gồm cả khu vực núi đồi, đồng bằng, biển và đảo. Sự đa dạng của địa hình, bờ biển dài, đẹp với các dãy núi gần biển tạo cho vùng một tiềm năng du lịch phong phú với các loại hình du l ịch núi, bi ển thích hợp cho việc tham quan nghiên cứu và nghỉ dưỡng. a. Địa hình núi Bao gồm cả Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Chính vì vậy địa hình ở đây khá độc đáo. Nhìn chung địa hình núi ở đây có giá trị trong việc thu hút du khách. Những khu vực có giá trị du lịch hơn cả là Đèo Ngang, Đèo H ải Vân, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn. Bà Nà - Núi Chúa là một dãy núi thuộc huy ện Hòa Vang cách Đà N ẵng 40 km về phía Tây Nam, cao 1.487 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17 dến 20oC. Trong khi nhiệt độ từ tháng 5 đến tháng 8 là những tháng nóng nhất ở ven biển miền Trung thường lên tới 32oC thì ở đây ch ỉ có 17oC đ ến 20oC, cao nh ất từ 22oC - 25oC. Còn ban đêm xuống tới 15 0 C, tương đương với nhiệt độ trung bình về mùa đông ở miền Bắc. Khí hậu ôn hòa suối chảy róc rách, r ừng cây xào xạc làm cho nơi đây có thể sánh với những vùng nghỉ mát như Tam Đảo, Đà
  9. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Lạt... Bà Nà còn có giá trị là khu bảo tồn thiên nhiên với 544 loài th ực vật b ậc cao, 256 loài động vật, trong đó có 6 loài cây và 44 loài đ ộng v ật quí hi ếm đ ược ghi trong sách đỏ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. b. Địa hình biển, đảo Là thế mạnh nổi bật của vùng Bắc Trung Bộ. Tất cả các tỉnh đ ều giáp biển. Tất cả các tỉnh đều có những bãi biển đẹp có sức hấp dẫn du khách. Địa hình bờ biển Bắc Trung Bộ tương đối đơn giản, thường bằng ph ẳng. Có giá tr ị nhất đối với du lịch là các bãi biển. Từ Bắc vào Nam, nổi ti ếng h ơn c ả là bãi biển Đá Nhảy, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê - Đà Nẵng, Cù Lao Chàm, Mỹ Khê - Quảng Ngãi, Sa Huỳnh v.v. Trên thực tế, nhiều bãi biển đã thu hút đông đảo du khách và trở thành điểm du lịch đầy hấp dẫn. Tiêu biểu là bãi biển Đà Nẵng, được lọt vào danh sách các bãi bi ển đ ẹp nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn. c. Địa hình karst Mặc dù diện tích loại địa hình này ở Bắc Trung Bộ không nhi ều nh ưng v ẻ đẹp và giá trị hấp dẫn của nó thì không vùng nào có thể sánh kịp. Ở đây có động Phong Nha - một kỳ quan của tạo hóa. Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch". Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh th ắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất: 1. Hang nước dài nhất
  10. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” 2. Cửa hang cao và rộng nhất 3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất 4. Hồ ngầm đẹp nhất 5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất 6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam [13.969 m] 7. Hang khô rộng và đẹp nhất. 2.1.2. Khí hậu Về cơ bản khí hậu của vùng thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Khí hậu ở phần phía Nam có nhiều thuận lợi hơn, về mùa đông cũng có thể phát triển du lịch biển. Ngoài ra khí hậu ở đây còn có sự phân hóa theo độ cao nên những nơi có địa hình cao khí hậu mát mẽ, tiêu biểu là Bà Nà. Khó khăn là mùa hè có gió Lào nên th ời tiết khô, nóng. Đây cũng là vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai: bão, lũ…Tuy nhiên gió tây khô nông nhi ều khi cũng làm cho lượng khách đến các bãi biển đông hơn. Khí hậu vùng Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình kết hợp với chế độ bức xạ và hoàn lưu chung của khu vực đã tạo nên một chế độ khí hậu rất đặc biệt. Khí hậu Bắc Trung Bộ trước hết là khí hậu nhiệt đới gió mùa, th ể hiện những nét riêng có tính chất chuyển tiếp giữa hai kiểu khí hậu: Khí h ậu mi ền Bắc và khí hậu Đông Trường Sơn. Ở đây, khí hậu phân hoá sâu sắc trên phạm vi lãnh thổ theo vĩ độ, địa hình và khoảng cách so với biển. Sự phân hoá này th ể hiện rõ rệt trong chế độ nhiệt mùa đông, chế độ mưa ẩm, chế độ gió và sự phân bố của một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.
  11. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Ở Bắc Trung Bộ, mùa đông vẫn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhưng đã bị suy yếu nhiều so với đồng bằng Bắc Bộ, thời tiết hầu như không lạnh. Vùng Bắc Trung Bộ có tương đối nhiều hiện tượng th ời ti ết đ ặc bi ệt nh ư bão, lụt, khô nóng, hạn hán, sương muối, mưa phùn, dông và m ưa đá.v.v. Đây là một trong các khu vực có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt mang tính ch ất thiên tai của nước ta và gây ra những khó khăn đáng kể cho hoạt động du lịch. 2.1.3. Nguồn nước - Các dòng sông ở đây mang những đặc điểm cơ bản nh ư: ng ắn, d ốc, th ủy chế theo mùa. Tiềm năng du lịch cũng khá lớn. Tiêu biểu là sông Hương, sông Hàn, sông Thu Bồn… - Nhiều dòng sông vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá tr ị v ề du l ịch: sông B ến Hải, sông Gianh… - Trong vùng có nhiều hồ, đầm phá: phá Tam Giang… - Vùng còn có nhiều điểm nước khoáng, nước nóng có giá trị trong du lịch nghĩ dưỡng và chữa bệnh. Tiêu biểu là: Bang, Mỹ An, Bàn Th ạch - Quảng Nam… Bắc Trung Bộ có nguồn nước dưới đất tương đối phong phú. Theo tài liệu điều tra [liên đoàn 2 địa chất - thuỷ văn], trữ lượng của tầng chứa nước Q 3IV là 677,5 x 106m3, của tầng chứa nước Q I-III là 1050,3 x 106m3. Nước khoáng và nước nóng ở Bắc Trung Bộ tương đối đa dạng. Cho đến nay đã phát hiện hàng chục nguồn lộ thiên và lỗ khoan gặp nước khoáng - nước nóng: Bang [Lệ Thuỷ, Quảng Bình], Troóc [Bố Trạch, Quảng Bình], động Nghèn [Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình], Nô Bồ [Ngư Hoá, Quảng
  12. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Trạch, Quảng Bình], Tân Lâm [Quảng Trị], Kim Cương [Quảng Trị], Hương Hoá [Quảng Trị], Thanh Tân [Phong sơn, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế , Hương Bình [Hương Phú, Thừa Thiên – Huế, Lỗ khoáng 314 – Mĩ An [ Hương Phú, Thừa Thiên - Huế] 2.1.4. Sinh vật Điển hình là các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên. Trong vùng có nhiều VQG, vừa có giái trị về bảo tồn, vừa có giá trị về du lịch như: Phong Nha - K ẻ Bàng, Bạch Mã. Ngoài ra còn có các khu bảo tồn như Cù Lao Chàm, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Bắc Hướng Hóa, Ngọc Linh… Thành phần loài động th ực vật h ết sức phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Mặc dù chỉ chi ếm 10% di ện tích đất liền nhưng chiếm tới 50% số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Bảng: Các tài nguyên du lịch nhân văn Lịch Kiến Văn Bảo tàng Điểm sử hoá trúc Khả du Khả Khả Khả Giá Giá Giá Giá năn lịch trị trị trị trị năng năng năng g - Quảng Trị Thấp - Cao - - - - Huế Cao Vừa Cao Vừa Vừa Vừa Cao Cao Tháp Chàm - Vừa Cao Vừa Cao - - - Mĩ Sơn Khu phố cổ Cao Vừa Vừa Vừa Cao Cao - - Hội An - Di tích Mĩ Sơn Vừa V ừa - Cao - - -
  13. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Đường - Cao - Cao Cao - - - Trường Sơn Bảo tàng Chàm Cao Cao - - - - Cao Cao 2.2.1. Dân cư, dân tộc Bảng: Diện tích, dân số và mật độ dân số của các t ỉnh B ắc Trung B ộ năm 2007. số Dân trung Diện Mật độ dân số tích bình [Người/km2] [Km2] [Nghìn người] 854,9 8065,2 106 Quảng Bình 626,3 4760,1 132 Quảng Trị 1150,9 5065,3 227 Thừa Thiên - Huế 805,4 1257,3 641 Đà Nẵng 1484,3 10438,3 142 Quảng Nam 1288,9 5152,7 250 Quảng Ngãi Bắc Trung Bộ cũng là nơi cư trú của một số tộc người thiểu số với nhi ều phong tục, tập quán có sức thu hút khách du lịch. Đó là người Pakô, Vân Kiều, Gié Triêng, Xơ Đăng, Tà Ôi, Kà Tu… sinh sống chủ y ếu ở vùng núi phía c ủa các tỉnh. Trong số này, một số tộc người như người Chứt [Tây Quảng Bình] đang là đối tượng thu hút sự chú ý nghiên cứu của các nhà dân tộc học. 2.2.2. Di tích văn hóa - lịch sử Đây là vùng có các di tích lịch sử vào loại dày đặc nh ất ở n ước ta. M ật đ ộ trung bình vào khoảng 2 di tích trên một cây s ố vuông. Tuy nhiên m ật đ ộ di tích và chất lượng di tích cũng khác nhau. Thừa Thiên Huế là nơi có số lượng và mật
  14. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” độ di tích lớn nhất và chất lượng cũng cao nh ất. Các t ỉnh còn l ại m ật đ ộ di tích thấp hơn và chất lượng cũng không cao bằng. Đây cũng là vùng có nhiều di sản được UNESCO công nhận nhất [4/5 di sản vật thể và 1/2 di sản phi vật thể]. Tiêu biểu là quần th ể ki ến trúc C ố đô Huế, Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn. Ở đây có rất nhiều di tích gắn với lịch sử của các cuộc chi ến tranh: Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, Khe Xanh, c ầu Hi ền Lương… Khu vực tập trung nhiều di tích nhất và có ý nghĩa nhất đối với du l ịch là cố đô Huế. Trong kho tàng di sản văn hoá của đất nước, Huế là nơi duy nh ất còn bảo tồn được một tổng thể kiến trúc của một kinh đô lịch sử, mặc dù nó đã phải trải qua những biến động thăng trầm theo thời gian. Huế hiện nay có th ể được coi là một kho tàng sử liệu đồ sộ, một di sản văn hoá đ ộc đáo v ới đ ầy đ ủ hệ thống thành quách, cung điện, đền miếu, lăng tẩm chùa chiền. Trong số hơn 200 di tích của cả tỉnh, ngoài 5 di tích thuộc quần th ể di tích Huế được công nhận là di sản thế giới hiện có 25 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Có giá trị nhất là quần thể di tích Huế [còn lại 397 công trình trên t ổng s ố 754 công trình]. 2.2.3. Lễ hội Các lễ hội ở đây khá nhiều và diễn ra hầu như quanh năm. Có một số lễ hội mặc dù ở các địa phương khác nhau nhưng lại khá giống nhau như lễ cầu ngư. Các lễ hội tiêu biểu là lễ cầu ngư - Huế, lễ tế Nam Giao… Có m ột l ễ h ội khá đặc biệt và mới lạ là lễ hội pháo hoa quốc tế ở Đà Nẵng [tháng 3- 2008, thu hút 30 nghìn khách]. Các lễ hội ở đây thường có quy mô nhỏ, th ời gian diễn ra ngắn
  15. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Các lễ hội truyền thống ở hầu hết các địa phương thường tập trung vào tháng 12 đến tháng 1 âm lịch năm sau. Ngoài 10 lễ hội trên quan đến tết nguyên đán, lễ Trùng Thập [10 - 10] và lễ Hạ Nguyên [lễ cơm mới từ 10 - 15/10] là những lễ hội chung cho cả nước, các lễ hội truyền thống của các địa phương t ập trung nhi ều ở Thừa Thiên - Huế. 2.2.4. Các tài nguyên nhân văn khác - Các làng ngề thủ công truyền thống Trong số các tài nguyên nhân văn khác cần phải kể đến các làng nghề với các sản phẩm thủ công truyền thống, âm nhạc, ca múa, các món ăn đ ộc đáo c ủa mỗi địa phương. Có thể nói vùng Bắc Trung Bộ tập trung nhiều làng nghề cổ truyền, trong đó đáng lưu ý nhất là cố đô Huế. [Phường Đúc, ngh ề s ơn son Tiên Nộn, dệt...]. Các làng nghề ở đây rất có giá trị trong việc thu hút du khách và th ường được du khách mua rất nhiều. Điển hình là nón Huế, điêu khắc đá ở Ngũ Hành Sơn, đúc đồng ở Quảng Nam…
  16. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” - Dân ca, âm nhạc, ẩm thực: Đây là những vùng quê rất nổi tiếng với những điệu hò câu ví sâu đắm lòng người. Tiêu biểu là các làn điệu dân ca x ứ Huế. Trong vùng có Nhã nhạc cung đình Huế - di sản phi vật thể của nhân loại. - Các món ăn dân tộc cũng tạo cho du khách những hứng thú riêng. Món ăn Huế rất phong phú, mang bản sắc độc đáo, vừa sang trọng v ừa gi ản d ị đ ầy s ức hấp dẫn. Trong vùng có nhiều món ăn độc đáo nh ư n ước m ắm Nam Ô, y ến sào Cù Lao Chàm, tôm chua…Các món ăn mang nhiều hương vị của vùng nắng gió - Các bảo tàng và các công trình lao động sáng t ạo: Các bảo tàng có giá trị hấp dẫn du khách hơn cả là bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, các bảo tàng ở Hu ế, bảo tàng Sa Huỳnh. Cầu Tràng Tiền, cầu sông Hàn, khu kinh t ế Dung Qu ất, khu kinh tế mở Chu Lai… cũng có sức hấp dẫn du khách. - Du lịch cửa khẩu gắn với mua sắm: Điển hình là ở cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ 1. Hoạt động ngành du lịch 1.1. Thị trường khách du lịch Trong bối cảnh chung của cả nước, những năm gần đây, ngành du lịch của các tỉnh, thành phố vùng du lịch Bắc Trung Bộ tăng trưởng nhanh, đặc bi ệt là tốc độ tăng trưởng khách du lịch. Thời kỳ 2000 - 2007 tốc độ gia tăng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ trung bình đạt 17%/năm, riêng khách du lịch quốc tế đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 28%/năm. Khách du lịch quốc tế 1.1.1. Khách du lịch quốc tế đến vùng du lịch Bắc Trung B ộ phân bố không đ ều theo lãnh thổ. Phần lớn khách đến Huế và Đà Nẵng, đây là nh ững đô th ị l ớn trong vùng và tương đối tập trung các tài nguyên du lịch, đồng th ời có c ơ s ở h ạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt. Cho đến nay, số khách quốc tế
  17. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” đến Thừa Thiên - Huế và đến Quảng Nam - Đà Nẵng vẫn chiếm xấp x ỉ 90% khách quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ. Thị trường khách du lịch quốc tế đến vùng du lịch B ắc Trung Bộ cũng hoàn toàn thay đổi. Nếu như trước đây, thị trường khách du lịch chính c ủa vùng Bắc Trung Bộ là khách từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, thì ngày nay khách đến từ các thị trường này là không đáng kể. Thay vào đó là khách du l ịch đ ến t ừ các nước Tây Âu như Pháp, Đức,...; các nước Bắc Mỹ; các nước châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, và các nước ASIAN. Mục đích của khách du l ịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ cũng rất đa dạng, nhưng chủ y ếu là tham quan du lịch thuần túy, khách du lịch có mục đích th ương mại và các m ục đích khác là không đáng kể. Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ mỗi năm đón trung bình khoảng 1 triệu lượt khách quốc tế. 1.1.2. Khách du lịch nội địa Khách du lịch nội địa đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong thời gian qua cũng tăng nhanh đáng kể, thời kỳ 2000 - 2007 trung bình đạt kho ảng 12 - 13%/năm. Tuy nhiên so với 2 vùng còn lại thì tốc độ tăng trưởng khách n ội địa đến vùng Bắc Trung Bộ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng nhanh của khách du lịch nội địa chứng tỏ đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. Nhu c ầu ngh ỉ ng ơi - vui chơi giải trí, nhu cầu nâng cao dân trí, tìm đến cái mới, cái l ạ c ủa ng ười dân là một nhu cầu khách quan. Mục đích đi du lịch của khách nội địa cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là thăm quan các di tích triều Nguy ễn ở cố đô Hu ế, thăm đô thị cổ Hội An, bảo tàng Chàm Đà Nẵng, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha... Ngoài ra khách du lịch nội địa còn có mục đích lễ hội - tín ngưỡng, tắm biển, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch công vụ... 1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch
  18. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch bao gồm hệ thống các cơ s ở phục vụ lưu trú, ăn uống [nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, bar, quán cà phê...], các khu vui chơi giải trí, các cơ sở thương mại phục vụ nhu cầu c ủa du khách [các cửa hàng bán đồ lưu niệm...], các cơ sở thể thao, khu an dưỡng, trị li ệu, các công trình thông tin văn hóa, quảng bá du lịch, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác. 1.2.1. Cơ sở lưu trú Các cơ sở lưu trú của vùng tập trung chủ yếu ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Hiện nay, toàn vùng có 5/28 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 17/87 khách sạn 4 sao, 25/170 khách sạn 3 sao so với cả nước. Còn lại, nhìn chung quy mô các khách sạn ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ còn nhỏ. Số khách sạn có quy mô trên 100 phòng chưa nhiều và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, là hạt nhân của vùng. 1.2.2. Cơ sở ăn uống Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng nh ư các cơ s ở l ưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở các tỉnh trong vùng cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn, quầy bar..., không ch ỉ ph ục vụ cho khách du lịch mà còn phục vụ người dân địa phương và khách viếng thăm. Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong các khách sạn, nhà ngh ỉ, các c ơ s ở ăn uống bên ngoài cũng phát triển mạnh, hầu hết các thành ph ần kinh t ế đ ều tham gia vào dịch vụ này. Chủng loại đồ ăn, thức uống ở đây cũng tương đối phong phú, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau. 1.2.3. Các cơ sở vui chơi giải trí, các dịch vụ phụ khác Các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ phụ hiện nay là khâu yếu kém của vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Ở các tỉnh, thành ph ố trong vùng, k ể c ả Hu ế và Đà Nẵng hầu như chưa có một khu vui chơi giải trí nào đáng kể đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch cũng như người dân địa phương. Ở các điểm du lịch
  19. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” chính, hình thức vui chơi giải trí còn đơn điệu, quy mô nhỏ, chủ yếu chỉ có ở các khách sạn lớn. Chính điều này làm hạn chế thời gian lưu trú của khách cũng như hiệu quả kinh doanh du lịch. Khách du lịch đến vùng Bắc Trung Bộ, ngoài tắm biển, tham quan ra còn nhiều thời gian nhàn rỗi nhưng khó có thể tìm thấy điểm vui chơi, giải trí. Các vũ trường - sàn nhảy tuy có phát triển ở nhiều nơi, song giá cả còn cao và chỉ đáp ứng được cho một phần thanh thiếu niên và khách du lịch trẻ tuổi. Các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính ch ất qu ần chúng h ầu như không có. Các cơ sở dịch vụ như phòng luyện tập thể thao, vật lý trị liệu, xông hơi, xoa bóp... gần đây tuy có phát triển ở một số nơi, nh ưng ph ần l ớn chất lượng còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí tổng hợp là một đòi hỏi cấp bách của du l ịch ở các đ ịa ph ương trong vùng để có thể phát triển và cạnh tranh được với các trung tâm du l ịch khác của cả nước. 1.3. Lao động ngành du lịch Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch vùng Bắc Trung Bộ ch ưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống. Theo th ống kê g ần đây, khoảng 70% lao động gián tiếp ngành du lịch của vùng chưa qua đào tạo. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh trong du l ịch. Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch, lực lượng lao động ph ục v ụ trong ngành du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ cũng gia tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm, hiện nay lao động trong vùng chiếm khoảng 8% lao động du lịch của cả nước. 1.4. Doanh thu ngành du lịch Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú và ăn uống, t ừ d ịch vụ mua bán hàng lưu niệm, từ việc vận chuyển khách du lịch, từ các dịch v ụ tham quan, vui chơi giải trí và các dịch vụ phụ khác.
  20. Tiểu luận: “ Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh về khách du lịch, doanh thu du lịch của vùng cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Tuy vậy, tỷ lệ của toàn vùng du lịch Bắc Trung Bộ chiếm không tới 7% doanh thu từ du lịch của cả nước. Do hệ thống dịch vụ còn nghèo nàn, các mặt hàng đơn điệu, chưa phong phú nên khoản chi tiêu của du khách ch ủ y ếu t ập trung vào vi ệc l ưu trú và ăn uống [chiếm khoảng trên 60%]. 2. Hoạt động du lịch theo lãnh thổ 2.1. Các tiểu vùng du lịch Căn cứ vào tiêu chí phân vùng du lịch, vùng du lịch B ắc Trung Bộ đ ược chia thành 2 tiểu vùng: * Tiểu vùng du lịch phía Bắc: gồm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Th ừa Thiên Huế. - Trung tâm của tiểu vùng là thành phố Huế, đồng thời là trung tâm đồng vị của vùng du lịch Bắc Trung Bộ. *Tiểu vùng du lịch phía Nam: gồm Tp. Đà Nẵng và hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. - Trung tâm của tiểu vùng là Tp. Đà Nẵng, đồng th ời là trung tâm đ ồng v ị của vùng BTB. 2.2. Trung tâm du lịch của vùng Vùng BTB có hai thành phố lớn với các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật ngành... Là Tp. Hu ế và Tp. Đà Nẵng. Hai thành phố này là trung tâm đồng vị của vùng, có vai trò và vị trí quan trọng, bổ sung cho nhau trong việc hình thành và phát triển hoạt động du lịch của vùng. 2.3. Các điểm, tuyến vùng du lịch Bắc Trung Bộ 2.3.1. Điểm du lịch

TẠI SAO NÓI DU LỊCH LÀ THẾ MẠNH KINH TẾ CỦA BẮC TRUNG BỘ

admin- 12/06/2021 57

Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ? Tài nguyên du lịch ở đây đa dạng như thế nào. Hãy cùng pgdtxhoangmai.edu.vn tìm hiểu!


Bắc Trung Bộ là một trong những vùng du lịch nổi tiếng của nước ta. Vậy tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ? Những điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ ở đâu? Mời quý độc giả cùng khám phá qua bài viết sau đây của pgdtxhoangmai.edu.vn!


Video liên quan

Chủ Đề