Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1 1

1. Di truyền liên kết giới tính

1.1. Nhiễm sắc thểkhácgiới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể

NST giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính. Ngoài các gen quy định tính đực, cái thì trên NST giới tính còn có các gen quy định tính trạng khác.

Cặp nhiễm sắc thể XY ở người.

- Trong cặp NST giới tính, ví dụ cặp XY ở người ,có những vùng được gọi là vùng tương đồng và vùng không tương đồng:

-Vùng tương đồng :chứa các lôcut gen giống nhau nên các gen ở đoạn này tồn tại thành cặp alen.

-Vùng không tương đồng :chứa các gen đặc trưng cho từng NST, nên gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X thì không có alen tương ứng trên NST Y và ngược lại .

-Trong kỳ đầu của giảm phân I, cặp NST XY tiếp hợp với nhau tại các vùng tương đồng.

Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:

-Trong các tế bào lưỡng bội [2n] ở các loài phân tính, bên cạnh các NST thường còn có một cặp NST giới tính. Ví dụ trong tế bào lưỡng bội ở người có 22 cặp NST thường và một cặp NST giới tính :XX ở nữ hoặc XY ở nam.

-Giới tính của một cá thể tuỳ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính trong tế bào. Xét về cặp NST giới tính, nếu giới nào chỉ cho 1 loại giao tử thì được gọi là giới đồng giao tử, còn cho 2 loại giao tử được gọi là giới dị giao tử.

Một số ví dụ kiểu NST giới tính:

Ở ong, kiến thì sự xác định giới tính phụ thuộc vào bộ NST. Ví dụ:Ong đực mang bộ đơn bội [n] còn ong cái mang bộ lưỡng bội [2n].

1.2. Di truyền liên kết với giới tính

Di truyền liên kết với giới tính là sự di truyền các tính trạng do gen trên NST giới tính quy định.

Gen trên NST X

Thí nghiệm:Trong khi làm thí nghiệm ở ruồi giấm, Morgan tình cờ phát hiện thấy một số ruồi đực mắt trắng. Để tìm hiểu quy luật di truyền của tính trạng này, ông đã làm thí nghiệm như sau:

Nhận xét:

-Tính trạng mắt đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng mắt trắng.

-Kết quả lai thuận khác lai nghịch và khác kết quả phép lai của Menđen.

-Tính trạng màu mắt có ở cả 2 giới nhưng biểu hiện không đồng đều [trong phép lai thuận, F2 chỉ có con đực mắt trắng hay trong phép lai nghịch, F1 mắt đỏ toàn con cái và mắt trắng toàn con đực].

Giải thích:Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y. Vì vậy, cá thể đực [XY] chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình.

Quy ước gen: A – : mắt đỏ [red eye]; a : mắt trắng [white eye]

Sơ đồ lai:

Đặc điểm di truyền của gen trên vùng không tương đồng của NST X:

-Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.

-Tính trạng được biểu hiện không đồng đều ở hai giới: giới dị giao tử [XY] chỉ cần 1 alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình nên dễ biểu hiện kiểu hình lặn hơn so với giới đồng giao tử [XX].

-Tính trạng do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X tuân theo quy luật di truyền chéo [bố truyền gen lặn cho con gái và biểu hiện ở cháu trai]: gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ.

-Một số bệnh ở người di truyền liên kết với NST X: mù màu đỏ - lục, máu khó đông…

Gen trên NST Y:

Thường NST Y ở các loài chứa ít gen. Ví dụ ở người, NST Y có 78 gen trong đó có các gen quy định giới tính nam và các gen quy định tính trạng thường.

Gen trên vùng không tương đồng của NST Y [không có gen tương ứng trên NST X] chỉ truyền trực tiếp cho giới dị giao tử [XY] [di truyền thẳng]. Vì vậy nếu những loài cặp XY là giống đực thì di truyền theo dòng bố, còn cặp XY là giống cái thì di truyền theo dòng mẹ.

Ví dụ: Ở người, gen quy định tật dính ngón tay số 2 và 3, gen quy định túm lông trên vành tai nằm trên vùng không tương đồng của NST Y nên chỉ biểu hiện ở nam giới.

Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính:

Dựa vào một số tính trạng thường di truyền liên kết với giới tính có thể giúp nhà chọn giống sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái tuỳ thuộc mục tiêu sản xuất.

Ví dụ : nuôi tằm cần tằm đực vì cho nhiều tơ hơn tằm cái, nuôi gà đẻ trứng cần gà mái…

Tại sao ở những loài giao phối [động vật có vú và người], tỉ lệ đực : cái xấp xỉ

06/11/2020 55

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Tại sao ở những loài giao phối [động vật có vú và người], tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1
A. Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X B. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau C. Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái D. Cả B và C
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh 9 bài 12 : Cơ chế xác định giới tính
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: A
Tỷ lệ đực:cái xấp xỉ 1:1 vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Soạn Sinh 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

  • Lý thuyết Cơ chế xác định giới tính
    • I. Nhiễm sắc thể giới tính
    • II. Cơ chế xác định giới tính
    • III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
  • Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 12 trang 41
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
    • Câu 4
    • Câu 5

Lý thuyết Cơ chế xác định giới tính

I. Nhiễm sắc thể giới tính

- Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại 2 loại NST là: NST thường và NST giới tính.

- NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác

II. Cơ chế xác định giới tính

- Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, vì dụ như: ở người.

- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

- Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng: mang NST 22A + X và 3 thể cực → giới đồng giao tử

- Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y → giới dị giao tử

- Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử [X và Y] của bố tạo ra hợp tử: XX [con gái] và XY [con trai] với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.

→ Tỉ lệ này nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nghiên cứu trên người cho thấy tỉ lệ trai: gái khác nhau ở các giai đoạn: bào thai [1,14], 10 tuổi [1,01], tuổi già [0,91].

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

Sự phân hóa giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài:

+ Nhân tố bên trong: hoocmon sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính...

+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.

- Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực: cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

VD: Ở loài rùa: trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực; trên 320C sẽ nở thành con cái.

Mục lục

Vi khuẩn và vi khuẩn cổSửa đổi

Ba quá trình riêng biệt ở sinh vật nhân sơ mà được xem như là tương tự với nguồn gốc và chức năng của giảm phân: 1] Sự chuyển đổi của vi khuẩn có liên quan đến sự kết hợp DNA ở ngoài vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn, 2] Sự kết hợp của vi khuẩn là sự chuyển giao plasmid của DNA giữa các vi khuẩn, nhưng plasmid hiếm khi kết hợp vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn, 3] Chuyển gen và trao đổi di truyền giữa các vi khuẩn cổ.

Sự chuyển đổi của vi khuẩn có liên quan đến sự tái tổ hợp vật chất di truyền và chức năng của nó chủ yếu là kết hợp với việc sửa đổi DNA. Sự chuyển đổi của vi khuẩn là một quá trình phức tạp được mã hóa bởi rất nhiều gen của vi khuẩn, và là sự thích nghi của vi khuẩn cho việc chuyển giao DNA.[3][6] Quá trình này xảy ra tự nhiên ở ít nhất 40 chủng loài vi khuẩn.[8] Với một vi khuẩn, để ràng buộc, kết hợp, và tái tổ hợp DNA ngoại sinh vào nhiễm sắc thể của nó, nó phải tiến vào một trạng thái sinh lý đặc biệt gọi là tải nạp [competence] [xem Tải nạp tự nhiên. Sinh sản hữu tính ở những sinh vật nhân chuẩn đơn bào đầu tiên có thể đã tiến hóa từ sự chuyển đổi của vi khuẩn,[9] Hay từ quá trình tương tự ở vi khuẩn cổ [xem bên dưới].

Trái lại, sự kết hợp của vi khuẩn là một hình thức chuyển giao trực tiếp DNA giữa hai vi khuẩn thông qua một cơ quan phụ là lông kết hợp.[10] Sự kết hợp của vi khuẩn được điều khiển bởi những gen plasmid, đã thích ứng với việc phát tán những bản sao của plasmid giữa các vi khuẩn. Sự sáp nhập không thường xuyên của một plasmid vào một nhiễm sắc thể của vi khuẩn chủ, và sự chuyển giao một phần của nhiễm sắc thể của vi khuẩn chủ ngay sau đó có vẻ như không phải là sự thích nghi của vi khuẩn.[3][11]

Sự tiếp xúc của những chủng loài vi khuẩn dạng cổ ưa nhiệt độ cao thuộc chi Sulfolobus với các điều kiện làm tổn thương DNA gây ra sự tập hợp tế bào, được kèm theo bởi sự trao đổi dấu hiệu di truyền ở tần suất cao.[12][13] Ajon et al.[13] đưa ra giả thiết rằng sự tập hợp tế bào này giúp tăng cường khả năng sửa chữa DNA tùy theo chủng loài cụ thể bằng sự tái tổ hợp tương đồng. Sự chuyển giao DNA ở chi Sulfolobus có thể là một hình thức tương tác hữu tính ban đầu tương tự như sự chuyển đổi hệ thống ở vi khuẩn mà đã được nghiên cứu kỹ, và cũng có liên quan đến sự chuyển giao DNA tùy theo chủng loài cụ thể, dẫn đến sự tái tổ hợp tương đồng để sửa chữa các thương tổn DNA.

Video liên quan

Chủ Đề