Tại sao phải chuẩn bị hành trang vào the kỉ mới


[Vũ Khoan]

Vài nét về tác giả Vũ Khoan:

  • Sinh ngày 7 tháng 10 năm 1937, quê ở huyện Phú Xuyên, Hà Tây [nay thuộc thành phố Hà Nội].
  • Là một chính trị gia và là nhà ngoại giao Việt Nam.
  • Từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng phụ trách Kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006.
  • Được nhiều người cho là có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] của Việt Nam.

Tác phẩm

Xuất xứ

  • Bài viết "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" đăng trên tạp chí "Tia sáng" năm 2001 và được in vào tập "Một góc nhìn của trí thức", NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.
  • Nhan đề bài viết của tác giả là "Chuẩn bị hành trang"; khi đưa vào sách giáo khoa, người biên soạn có bổ sung một số chữ vào nhan đề cho cụ thể hơn và lược bớt một câu ở phần đầu.

Thể loại

Nghị luận xã hội

Cụ thể: Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Nhan đề

     - "Thế kỷ mới" là thế kỷ XXI

     - "Tết năm nay" là tết 2001, năm mở đầu của thế kỷ XXI

Luận đề

Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong thời hội nhập.

Bố cục

Bài viết "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" có thể chia làm bốn phần:

  • Phần 1 [từ đầu đến "...nổi trội"]: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người
  • Phần 2: [tiếp đến "...của nó"]: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
  • Phần 3 [tiếp đến "...và hội nhập"]: Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
  • Phần 4 [còn lại]: Kết luận

NỘI DUNG [edit]

1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người

  • Hành trang là những trang thiết bị cần thiết khi đi xa. Còn ở đây là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen để đi vào thế kỷ mới.

Thế kỷ mới là một bước ngoặt mở ra những vận hội mới, thách thức mới, vì vậy để bước vào thế kỷ mới cần phải chuẩn bị hành trang mới, cần thiết, phù hợp, phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu mới có thể hội nhập và phát triển.

  • Chuẩn bị con người là quan trọng nhất vì:

        - Từ cổ chí kim, con người là động lực phát triển của lịch sử: Con người có khả năng và trí tuệ của mình chính là người đã khám phá và cải tạo thế giới.

        - Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển, vai trò của con người lại càng nổi trội.

=> Đây là luận cứ quan trọng, mở đầu cả hệ thống luận cứ của bài, nó có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra hướng lập luận toàn bài viết.

2. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước

  • Bối cảnh của thế giới hiện nay:

        - Khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão

        - Kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ

        - Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng

  • Nhiệm vụ của nước ta và thế hệ trẻ:

        - Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.

        - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

        - Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức

=> Từ thực tế như vậy đòi hỏi chúng ta phải phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam

        - Người viết không tách riêng những điểm mạnh, điểm yếu mà trong cái mạnh có cái yếu. Cách nhìn như vậy là thấu đáo và hợp lí.

        - Điểm mạnh và điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chứ không phải chỉ nhìn trong lịch sử. Cách lập luận này sát và chặt chẽ.

  • Những điểm mạnh và điểm yếu

        - Thông minh, nhạy bén với cái mới có thể đáp ứng được thực tế nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản, kiến thức thực hành. Giải pháp đặt ra: học chuyên sâu, học đi đôi với hành.

        - Cần cù, sáng tạo rất hữu ích với nền kinh tế nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương. Nguyên nhân của vấn đề này là do hành động theo phương châm "nước đến chân mới nhảy", "liệu cơm gắp mắm",...

        - Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhưng đồng thời lại cũng thường đố kị nhau trong công việc.

        - Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, quen bao cấp, rất sùng ngoại nhưng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, khôn vặt, ít giữ chữ “tín”.

  • Thái độ của tác giả khi nhận xét:

        - Việc nêu những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả đã tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch một phía. Tác giả khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không sa vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc.

=> Đó là thái độ chân thành, tâm huyết và đầy trách nhiệm; thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.

4. Kết luận

Bước vào thế kỉ mới, mỗi người Việt nam, đặc biệt là lớp trẻ phải phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ việc nhỏ nhất mới có thể xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Bố cục chặt chẽ, lập luận hợp lí, thuyết phục: Từ phân tích bối cảnh đến nêu nhiệm vụ của đất nước; sau đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trước yêu cầu của thời kì mới; và cuối cùng là nêu yêu cầu đối với thế hệ trẻ.
  • Ngôn ngữ báo chí, giản dị, nói trực tiếp, dễ hiểu.
  • Văn bản cũng sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ giúp bài viết thêm phần sinh động, ngắn gọn mà ý vị, sâu sắc: "Nước đến chân mới nhảy", "Liệu cơm gắp mắm", "Bóc ngắn cắn dài",...

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề