Tại sao Hồng Kông lại phát triển

Cờ Trung Quốc được kéo lên vào 0h ngày 1/7/1997, kết thúc 156 năm cai trị của người Anh tại Hong Kong. [Nguồn: AFP]

Hong Kong được coi là sự kết hợp độc đáo giữa nét cổ kính đậm chất Á Đông và sự hiện đại, năng động đầy sức sống của phương Tây.

Hong Kong nổi tiếng ở nhiều mặt. Đối với các thương gia, Hong Kong là một trong những nơi tốt nhất để làm ăn và là trung tâm tài chính-kinh tế lớn trên thế giới. Đối với các nghệ sĩ, nhà văn và nhà làm phim, lịch sử đầy màu sắc và vẻ đẹp ấn tượng của thành phố đã khơi gợi nguồn cảm hứng và bối cảnh sống động cho các bộ môn nghệ thuật khác nhau. Đối với khách du lịch, đây là thiên đường của những người yêu thích mua sắm, trải nghiệm nền văn hóa độc đáo cùng những nhà hàng lớn và cảnh đẹp rực rỡ mê hồn ở nơi được mệnh danh là “Viên ngọc phương Đông”.

Lịch sử phức tạp

Đầu thế kỷ XIX, Hong Kong chỉ là một hòn đảo dưới sự cai trị của nhà Thanh, với một cộng đồng ngư dân nhỏ sinh sống. Các thương nhân người Anh đến buôn bán thuốc phiện nhập lậu từ Ấn Độ để đổi lấy các mặt hàng Trung Hoa như trà, lụa và đồ sứ, từ đó tạo tiền đề cho những cuộc tranh chấp thương mại không hồi kết. Thuốc phiện trở thành vấn đề nghiệm trọng đối với Trung Quốc. Đến năm 1839, Trung Quốc có khoảng 10 triệu người hút thuốc phiện và hơn 2 triệu người nghiện.

Năm 1839, triều đình Mãn Thanh tìm cách ngăn chặn việc buôn bán thuốc phiện của Anh bằng cách đốt cháy những kho thuốc phiện, bắt giữ và trừng phạt kẻ buôn lậu. Anh đáp trả bằng cách đưa ra tối hậu thư. Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất nổ ra và nhà Thanh thất bại toàn diện. Ngày 1/1/1842, hai bên ký kết Hiệp ước Nam Kinh và Trung Quốc nhượng lại đảo Hong Kong cho Anh vĩnh viễn.

Trong giai đoạn 1856-1860, Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai giữa Vương quốc Anh, Đế quốc Pháp và Trung Quốc nổ ra. Nhà Thanh một lần nữa thất bại, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Hiệp ước Bắc Kinh.

Theo các điều khoản của Hiệp ước Mở rộng chỉ giới Hong Kong ký kết năm 1898, nước Anh được quyền thuê miễn phí trong 99 năm đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc, các khu vực này được gọi chung là “Tân Giới”. Điều đó cũng có nghĩa, Trung Quốc mong muốn Anh sẽ bàn giao lại Hong Kong sau từng ấy thời gian. Kể từ đó, Hong Kong trở thành một cảng tự do, một trung tâm xuất nhập khẩu của Đế quốc Anh.

Trong những năm giữa thế kỷ XX, Hong Kong chủ yếu phát triển công nghiệp và tập trung xuất khẩu. Về sau, nền kinh tế của thành phố dần chuyển từ ngành dệt may và chế tạo sang các ngành dịch vụ, khi lĩnh vực tài chính và ngân hàng ngày càng chiếm ưu thế.

Trong Thế chiến II, Đế quốc Nhật Bản đã chiếm đóng Hong Kong trong thời gian ngắn, cắt đứt sự kiểm soát của Anh. Thời gian chiếm đóng kéo dài trong ba năm tám tháng cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào cuối Thế chiến II, Anh trở lại cai trị Hong Kong, một trong những lãnh thổ thuộc địa lớn cuối cùng của nước này.

Ngày 1/7, Đặc khu hành chính Hong Kong kỷ niệm 25 năm ngày chính thức được trao trả lại cho Trung Quốc từ Vương quốc Anh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự lễ kỷ niệm này. Đây sẽ là chuyến công tác đầu tiên của ông Tập Cận Bình ra khỏi chính quyền Trung Quốc kể từ tháng 1/2020, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Ông cũng sẽ dự lễ nhậm chức của chính quyền mới tại Hong Kong. Ông Lý Gia Siêu [John Lee] sẽ nắm quyền lãnh đạo Hong Kong từ ngày 1/7, thay thế bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga [Carrie Lam].

Thời khắc trở về

Những năm 1970, Hong Kong nổi lên như một “con hổ châu Á”, một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu thế giới. Khi thập niên 1990 cận kề, người Anh biết rằng họ sẽ phải tính toán về tương lai Hong Kong.

Như số phận của phần lớn thuộc địa nước Anh, tương lai của Hong Kong không bao gồm việc được độc lập. Sau khi gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1971, Trung Quốc đã vận động thành công để đẩy Hong Kong khỏi danh sách “Các vùng lãnh thổ chưa tự trị”. Đây là nhóm đối tượng mà Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố sẽ “thúc đẩy các biện pháp nhằm mang lại tự do và độc lập hoàn toàn”.

Do Hiệp ước năm 1898 không áp dụng cho đảo Hong Kong và bán đảo Cửu Long, Anh có thể cố gắng thương lượng để giữ lại những vùng lãnh thổ này, nhưng rốt cuộc thì không. Theo một số chuyên gia, nguyên nhân là khi đó, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher không nghĩ rằng hai đảo này có thể tự tồn tại được.

Tháng 4/1982, tại Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có cuộc gặp với cựu Thủ tướng Anh Edward Heath và ông đã đề xuất ý tưởng “Một quốc gia, hai chế độ”, cho phép Hong Kong giữ lại nền kinh tế “tư bản” và các quyền tự do trong khi chủ quyền được trao trả về Bắc Kinh.

Tháng 9/1982, Thủ tướng Thatcher có mặt tại Bắc Kinh, trở thành Thủ tướng Anh đầu tiên đến thăm Trung Quốc và chính thức bắt đầu quá trình đàm phán về Hong Kong. Ngày 23/9 năm đó, bà gặp Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương tại Đại lễ đường Nhân dân.

Tại cuộc đàm phán, bà Thatcher đã cảnh báo rằng việc đưa Hong Kong về với Trung Quốc, khi ấy là một nền kinh tế vừa bắt đầu mở cửa, sẽ là “thảm họa” đẩy các nhà đầu tư ra xa và khiến trung tâm tài chính Hong Kong sụp đổ.

Ở phía ngược lại, ông Triệu Tử Dương cũng cứng rắn không kém. Ông nói rằng có hai yếu tố cần cân nhắc khi thương thảo về tương lai Hong Kong, một là chủ quyền, hai là sự ổn định và thịnh vượng của thành phố. “Nếu phải chọn một, Trung Quốc sẽ đặt chủ quyền lên trên ổn định và thịnh vượng”, ông Triệu nói.

Quá trình đàm phán tiếp tục sau khi bà Thatcher rời Trung Quốc và kết thúc bằng Tuyên bố chung Anh-Trung năm 1984, theo đó Hong Kong được trả về Trung Quốc dưới quy chế “Một quốc gia, hai chế độ”, và sẽ được quản lý như một đặc khu hành chính, được duy trì các luật lệ cũ với chế độ tự trị trong khoảng thời gian 50 năm sau khi chuyển giao.

Việc chuyển giao chủ quyền Hong Kong đã được thực hiện vào 0h sáng ngày 1/7/1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hong Kong, kết thúc 156 năm thuộc Anh, mở ra giai đoạn lịch sử mới của thành phố này. Cũng trong ngày hôm đó, ông Đổng Kiến Hoa nhậm chức Trưởng Đặc khu hành chính.

Ngày nay, Hong Kong là trung tâm thương mại và tài chính lớn của thế giới. Với tổng diện tích khoảng 1.104 km2, bao gồm đảo Hong Kong, bến cảng, bán đảo Cửu Long và hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Năm 2021, nền kinh tế Hong Kong đạt mức tăng trưởng 2,86 nghìn tỷ HKD [khoảng 364 tỷ USD], tăng từ 1,37 nghìn tỷ HKD năm 1997; tổng sản phẩm quốc nội [GDP] tăng 6,4%.

Còn đó những thách thức

Trong 25 năm qua, Hong Kong đã trải qua không ít thăng trầm, từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng đặc khu này vẫn đứng vững và tiếp tục khẳng định là trung tâm tài chính kinh tế năng động của thế giới, được các tổ chức toàn cầu đánh giá là một trong những nền kinh tế tự do nhất và cạnh tranh nhất với môi trường kinh doanh đẳng cấp thế giới.

Hãng Tân Hoa xã nhận định, với sự ủng hộ vững chắc từ chính quyền Trung Quốc, Hong Kong đã vượt qua mọi rủi ro, thách thức, từ khủng hoảng tài chính châu Á, dịch SARS, khủng hoảng tài chính quốc tế và đại dịch Covid-19. Bất cứ khi nào Hong Kong gặp khó khăn, Trung Quốc luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình và duy trì sự thịnh vượng và ổn định trong suốt thời gian qua. Đây cũng là bằng chứng rõ ràng cho thấy, quy chế “Một quốc gia, hai chế độ” đã đạt được những thành công nhất định, vượt qua thử thách của thực tiễn và thời gian.

Nhớ lại tình hình hỗn loạn năm 2019, ông Kenneth Fok Kai-kong, thành viên Hội đồng Lập pháp Hong Kong cho biết, ông không thể tưởng tượng Hong Kong sẽ ra sao nếu không có sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là với các biện pháp như ban hành luật an ninh quốc gia hay cải thiện hệ thống bầu cử... cũng như hỗ trợ đặc khu vượt qua cuộc khủng hoảng toàn diện mà đại dịch Covid-19 gây ra.

Đáng chú ý, Kế hoạch năm năm lần thứ 14 [2021-2025] của Trung Quốc cũng hỗ trợ thúc đẩy Hong Kong phát triển thành trung tâm quốc tế về đổi mới và công nghệ, một trung tâm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để giải quyết tranh chấp và pháp lý quốc tế, và là nơi giao lưu văn hóa nghệ thuật với thế giới.

Ông Lý Gia Siêu, người sẽ nhậm chức Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào ngày 1/7 khẳng định, dù đang phát triển mạnh mẽ, Hong Kong vẫn cần phát huy hết lợi thế của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và hội nhập tốt hơn vào sự phát triển chung của đất nước.

Hồng Kông vừa long trọng kỷ niệm 10 năm được trao trả về Trung Quốc, thực hiện “một nước hai chế độ”.Trải qua nhiều khó khăn, Hồng Kông vẫn giữ vững vai trò là một trung tâm tài chính-kinh tế hàng đầu thế giới, tổng kim ngạch thương mại tăng gấp hơn hai lần so với 10 năm trước; 13 năm liền Hồng Kông được bình chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Trong 10 năm kể từ khi trở về với Trung Quốc sự phát triển của kinh tế Hồng Kông từng đối mặt nhiều thách thức, nhưng chính quyền Hồng Kông và chính quyền trung ương Trung Quốc đã thực thi nhiều biện pháp mạnh, duy trì vị thế và đà tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông.

Nhìn lại chặng đường gian khó

Ngay trong mấy tháng đầu vừa mới trở về với Trung Quốc, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đã khiến Hồng Kông bị tổn thất nghiêm trọng, thị trường cổ phiếu và thị trường nhà ở sa sút dữ dội, kinh tế xuất hiện tình hình tăng trưởng âm. Chính quyền Đặc khu Hồng Kông đã phải áp dụng hàng loạt biện pháp kiềm chế sự xuống dốc của kinh tế. Huy động Quỹ ngoại tệ trị giá hơn 110 tỷ Đôla Hồng Kông để thu mua một số cổ phiếu địa phương, với mục đích là bảo hộ thị trường cổ phiếu cũng như giữ gìn sự ổn định tỷ giá hối đoái của Đôla Hồng Kông. Nhờ thế, từ quý hai năm 1999, kinh tế Hồng Kông đã được hồi phục dần, năm 2000, GDP của Hồng Kông đã tăng trưởng 10,2%. Song sau đó, Hồng Kông lại đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, do bị tác động tiêu cực của sự kiện “11/9”, năm 2000. Thời điểm này, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu bắt đầu chậm lại, kinh tế Hồng Kông lại một lần nữa bị xuống dốc, bên cạnh đó, dịch SARS bùng phát vào năm 2003 cũng gây tác động mạnh tới các ngành du lịch, giao thông vận tải,... của Hồng Kông. Chỉ riêng ba năm qua, kinh tế Hồng Kông trung bình mỗi năm tăng 7,6%. Năm 2003, tỷ lệ thất nghiệp với kỷ lục cao nhất trong lịch sử là 8,6%, gần đây đã giảm xuống còn 4,3%, là tỷ lệ thấp nhất trong 5 năm qua, nhờ đó sự phát triển mọi mặt của Hồng Kông đều có bước tiến khả quan. Dự trữ ngoại tệ năm 2006 xếp thứ bảy, kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu xếp thứ chín thế giới. Hồng Kông còn là cảng hàng không lớn của quốc tế và khu vực, mỗi tuần có khoảng 4.900 chuyến bay chở khách cùng 700 chuyến bay chở hàng định kỳ từ Hồng Kông đi 139 thành phố trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay kinh tế của Hồng Kông trên đà phát triển tốt nhất trong 20 năm qua.

Xác định hướng đi cho tương lai

Về sự phát triển kinh tế trong tương lai, Hồng Kông sẽ tận dụng đầy đủ điều kiện của mình, trong đó kể cả kiện toàn chế độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, môi trường huy động vốn tốt đẹp, quan hệ quốc tế rộng rãi v.v, để phục vụ cho các mặt như: nghiên cứu và phát triển dự án ứng dụng, chuyển đổi khoa học công nghệ, giao dịch về quyền sở hữu trí tuệ... Tại buổi mít tinh chào mừng Hồng Kông trở về với Trung Quốc tròn 10 năm hôm 1/7, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đánh giá: 10 năm qua, Hồng Kông đã thu được bốn kinh nghiệm [bốn “kiên trì”] quan trọng như sau: một là kiên trì lý giải và quán triệt thực thi một cách toàn diện và chính xác phương châm "Một nước hai chế độ"; hai là kiên trì làm việc theo Luật cơ bản một cách nghiêm khắc; ba là kiên trì dồn sức vào phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh; bốn là kiên trì giữ gìn sự hài hòa và ổn định của xã hội. Ông Hồ cũng cam kết, Chính phủ trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục quán triệt và thực thi phương châm "Một nước hai chế độ, người Hồng Kông quản lý Hồng Kông" và tự trị cao độ một cách bất di bất dịch, nghiêm khắc thực thi Luật cơ bản Đặc khu hành chính Hồng Kông. Đồng thời, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác giữa đại lục với Hồng Kông. Năm 2003, Trung Quốc đại lục và Đặc khu Hồng Kông đã ký Bản thỏa thuận hợp tác kinh tế thân thiện nhằm dỡ bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan với các sản phẩm của Hồng Kông khi đưa vào Trung Quốc đại lục. Nếu như tháng 6/1997 mới chỉ có 83 doanh nghiệp của Trung Quốc đại lục có mặt tại thị trường chứng khoán Hồng Kông thì đến tháng 5/2007 có 373 công ty lên sàn giao dịch Hồng Kông.

Các công ty của Trung Quốc cũng là động lực giúp Hồng Kông trở thành thị trường lớn nhất thế giới phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng [IPO], lần đầu tiên đánh bại hai đối thủ là Anh và Mỹ.

Video liên quan

Chủ Đề