Tư tưởng đất nước của nhân dân là gì

Trả lời:

a. Giải thích khái niệm “Tư tưởng Đất Nước của nhân dân”

So với văn học trung đại thì Văn học trung đại thường lấy hình ảnh Đất nước để biểu tượng cho quyền lực của vua chúa “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Đất Nước ấy trong quan niệm là của vua. Thời đại Nguyễn Khoa Điềm người ta nhìn thấy sức mạnh của nhân dân, đóng góp to lớn của nhân dân nên hình thành Đất Nước của nhân dân vì do chính nhân dân dựng nên.
b. Biểu hiện cụ thể trong đoạn trích:
- Đất nước trong chương thơ đã được nhìn ở tầm gần. Nó hiện lên với vẻ dung dị, gần gũi. Đó là văn hóa người Việt với phong tục tập quán, truyền thống từ ngàn đời nay gắn bó với con người, gần gũi bình dị như cái kèo cái cột thành tên, tóc mẹ thì búi sau đầu, như miếng trầu bà ăn, câu chuyện bà kể… truyền thống nông nghiệp lúa nước, truyền thống đánh giặc.
- Khi nói về lịch sử và địa lý của đất nước, tác giả chú ý đến đóng góp của những con người vô danh. Nhân dân là những con người vô danh, họ “Sống giản dị/ Chết bình tâm/ Nhưng họ đã làm ra đất nước”. Họ góp thân mình cho núi vọng phu, hòn trống mái; họ làm nên “Tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”.
- Đất Nước trên bình diện không gian địa lý: gắn bó thân thuộc với mỗi con người Việt Nam như con đường tới trường, dòng sông, nơi ta hò hẹn là Trường Sơn, là biển Đông hùng vĩ , bao la rộng lớn “Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/ con cá ngư ông móng nước biển khơi”. Những danh lam thắng cảnh như: núi vọng phu, hòn trống mái, vịnh Hạ Long… Đất Nước là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt “Đất là nơi dân mình đoàn tụ”.
- Đất nước của ca dao thần thoại là đất nước gần gũi, tươi đẹp, mặn mà.

Mục lục

  • Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của trường ca Mặt Đường Khát Vọng của Nguyễn Khoa Điềm
  • Mở bài Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
  • Thân bài Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
  • Kết luận Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của trường ca Mặt Đường Khát Vọng của Nguyễn Khoa Điềm

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của trường ca Mặt Đường Khát Vọng của Nguyễn Khoa Điềm.

Mở bài Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước là một chủ đề được quan tâm hàng đầu đối với lịch sử văn học nước ta. Mỗi thời đại có một cách hiểu, cách quan niệm riêng về đất nước. Thời trung đại người ta thường quan niệm đất nước gắn liền với công lao của các triều đại, do các triều đại kế tiếp nhau gây dựng lên. Còn ở thời hiện đại, khi người ta nhìn thấy rõ sức mạnh to lớn của nhân dân, người ta mới thấy rằng đất nước là của nhân dân. Điều này tất nhiên càng được các nhà văn Việt Nam ý thức sâu sắc hơn ai hết khi dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại chống Mỹ cứu nước. Tư tưởng xuyên suốt chương thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm chính là tư tưởng đất nước của nhân dân.

Thân bài Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Thành công đầu tiên khi thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân là Nguyễn Khoa Điềm đã lựa chọn cho mình chất liệu văn hóa rất phù hợp đó là chất liệu văn hóa dân gian. Vẫn biết rằng chất liệu thuộc hình thức nghệ thuật của một bài thơ mà nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ còn trái tim là nghệ sĩ. Tuy nhiên việc thể hiện tiếng nói của trái tim là rất quan trọng. Văn hóa dân gian trong bài thơ là những câu tục ngữ ca dao, những làn điệu dân ca, những câu hò sông nước, những câu chuyện cổ tích, những phong tục tập quán mà Nguyễn Khoa Điềm đã gói gọn trong câu thơ: “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.

Nguyễn Khoa Điềm đi tìm đất nước ở cái ngày xửa ngày xưa trong câu chuyện cổ tích. Vì vậy nhà thơ mở đầu khúc ca đất nước bằng những câu thơ:

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tập trung khắc họa trong đoạn 3 của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

……………………………….

Đất nước có từ ngày đó”

Trở về với cái “ ngày xửa ngày xưa” ấy, nhà thơ đã phát hiện ra hai nguyên tố gốc, nguyên tố cơ bản làm ra đất nước đó là “đất” và “nước”.Trong quá trình hình thành thực thể đất nước cũng như phát triển đất nước “đất” và “nước” là hai tế bào đầu tiên. Nguyễn Khoa Điềm biến hóa, nhân đôi, sinh sôi nảy nở để trở thành cơ thể đất nước hoàn chỉnh. Tất cả những điều đó làm toát lên vẻ đẹp của nền văn minh lúa nước lâu đời. Cái hay của Nguyễn Khoa Điềm ở đây là ông không bê y nguyên câu tục ngữ ca dao nào thành thơ của mình mà dường như văn hóa dân gian thấm sâu vào tâm hồn ông ngay từ tấm bé qua câu hát điệu ru của bà của mẹ để bây giờ khi viết về đất nước, ông đã chưng cất nó, chắt lọc nó, xử lí nó qua lăng kính tâm hồn của mình. Thế là mỗi câu thơ dưới ngoi bút Nguyễn Khoa Điềm phảng phất theo làn điệu dân ca, phỏng theo những điệu hát ca dao, phỏng theo câu truyện cổ tích.

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm”

Dùng thuyết âm dương, nhà thơ đã nhập đất vào với nước để tìm ra khái niệm đầu tiên:

Đất nước là nơi ta hò hẹn

…………………………….

Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ

Với cách cắt nghĩa, khám phá để lí giải, tác giả khẳng định làm ra đất nước này đó chính là sự hò hẹn của đôi ta. Đôi ta ở đây chính là anh và em, là sự hóa thân của nhân dân. Nói cách khác nhân dân là người làm ra đất nước.

Văn hóa dân gian là sản phẩm tinh thần của nhân dân. Nguyễn Khoa Điềm đã mượn sản phẩm tinh thần của nhân dân để viết về tư tưởng đất nước của nhân dân, như vậy bài thơ Đất Nước từ nội dung đến hình thức nghệ thuật đều thấm đẫm tư tưởng đất nước của nhân dân. Và cứ như thế, không mạnh mẽ gân guốc, tác giả thủ thỉ thì thầm với người đọc để khẳng định rằng đất nước này trong bốn nghìn năm qua không ai khác ngoài nhân dân bằng những câu thơ:

Xem thêm:  Phân tích tình huống độc đáo của truyện Vợ nhặt của Kim Lân

“Khi hai đứa cầm tay

……………………..

Đất nước vẹn tròn to lớn”.

Đất nước này có phát triển, có vẹn tròn to lớn nhờ có chúng ta cầm tay mọi người, nhờ có tinh thần đoàn kết của nhân dân. Tinh thần đoàn kết ấy tạo ra sức mạnh cho đất nước, giúp đất nước phát triển to lớn.

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

………………………………………………..

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.

Vẫn biết rằng một đất nước là sự cộng gộp của biết bao ngọn núi, con sông, ruộng đồng, gò bãi…Ở đâu cũng có tên đất, tên làng, tên núi, tên sông…Một mảnh đất chừng nào thiếu đi tên gọi, chừng ấy nó thiếu đi sự thiêng liêng của con người. Nhưng đặt tên gọi không tùy tiện bởi đằng sau tên gọi là một huyền thoại, đằng sau huyền thoại là một cuộc đời. Chính cuộc đời ấy, con người ấy ngã xuống bảo vệ đất nước này, làm nên đất đai của xứ sở.

Hòn Vọng Phu ngàn năm còn đó như minh chứng cho lòng thủy chung, son sắt ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam bởi hai chữ Vọng Phu là chờ chồng. Đất nước ta đã phải trải qua ba mươi lăm năm của hai cuộc chiến tranh trường kì gian khổ, biết bao nhiêu người con trai ra trận, người con gái trở về nuôi cái cùng con. Đây chính là tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nội dung cũng là hình ảnh người học trò nghèo đã “góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên”. Họ còn là người yêu quê hương, thổi hồn minhd vào con cóc, con gà “cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Đó là những người ta nhớ mặt đặt tên: “ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm” những thử hỏi đất nước này có biết bao nhiêu con người ngã xuống vì ngày mai độc lập, ngã xuống để bảo vệ đất nước mà ta không nhớ mặt đặt tên:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

“Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra đất nước”

Như đã nói là người chiến sĩ làm thơ, gót chân của Nguyễn Khoa Điềm đã in hẳn trên mọi nẻo của Tổ quốc thân yêu. Đi đến đâu, nhìn vào lĩnh vực nào, khía cạnh nào, phương diện nào ông cũng đều chia sẻ tất cả là do nhân dân làm ra.

Từ một tiền đề vững chắc, tác giả đã triển khai đất nước ở chiều dài thời gian lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước:

“Em ơi em

………………………….

Người con gái trở về nuôi cái cùng con”

Trong suốt bốn nghìn năm ấy, người Việt Nam cứ truyền ngọn lửa yêu nước từ lớp người này qua lớp người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Lớp lớp người Việt Nam ra đánh trận để viết lên trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Trang sử ấy được viết lên bằng máu, bằng mồ hôi, bằng nước mắt, bằng cuộc đời của biết bao con người. Nhận định về vấn đề này, Engels đã nói: “khồn có máu và nước mắt của nhân dân, dân tộc ấy không thể có lịch sử”.

Đặt bài thơ Đất nước trong bối cảnh ngày hôm nay, khi nền văn học Việt Nam đang hội nhập với nền văn học thế giới. Mỗi người Việt Nam yêu nước cần phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Và thế là Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm một lần nữa khẳng định những thành công vốn có của bài thơ này, xứng đáng trở thành hành trang tinh thần của mỗi chúng ta.

Kết luận Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Vẫn biết rằng trường ca là một thể thơ dài, khó thuộc, khó nhớ và người viết trường ca dễ bị sa vào lối liệt kê, kể lể. Trích đoạn “Đất Nước” nói riêng, trường ca “Mặt đường khát vọng nói chung” tuy không tránh khỏi tùy vết này nhưng với tất cả những gì Nguyễn Khoa Điềm đã mang lại cho bài thơ Đất Nước với tư tưởng đất nước của nhân dân, “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm xứng đáng là những vần thơ của năm tháng không thể nào quên.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Chủ đề: chiến tranhcon gàcon ngườicon sôngĐất nướchiện đạikhát vọngNguyễn Khoa Điềmphân tíchquê hươngthời gianvăn họcvăn minh

Chủ Đề