Tại sao cứ ăn vào là buồn nôn

Có bao giờ bạn bỗng dưng không còn cảm giác ngon miệng, thèm ăn? Thay vào đó bạn cảm thấy buồn nôn và khó chịu? Hầu hết mọi người cho rằng đây có thể là dấu hiệu mang thai nhưng thực tế, triệu chứng buồn nôn chán ăn có nguy cơ cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. 

Vậy chán ăn buồn nôn là bệnh gì hay cảnh báo tình trạng sức khỏe nào? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 7 vấn đề phổ biến nhất liên quan đến cảm giác chán ăn buồn nôn. 

Bạn có thể bị buồn nôn sau khi ăn nếu bất kỳ cơ quan thuộc hệ tiêu hóa gặp vấn đề, chẳng hạn như: 

  • Túi mật: nhiệm vụ chính của túi mật là hỗ trợ tiêu hóa chất béo bằng cách tiết ra mật. Nếu cơ quan này bị thương tổn, hiệu quả của quá trình phân giải chất béo cũng sẽ giảm đi đáng kể, từ đó gây nên cảm giác buồn nôn sau khi ăn, đặc biệt nếu bữa ăn giàu chất béo. 
  • Tuyến tụy: cơ quan này đóng vai trò sản sinh protein và hormone thiết yếu cho quá trình tiêu hóa. Nếu bị viêm tụy, bạn sẽ thường xuyên có biểu hiện buồn nôn và đau bụng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn dần dần mất hứng thú với việc ăn uống. 

Axit dạ dày có thể trào lên thực quản khi cơ vòng tại đây yếu đi và mất khả năng đóng lại, từ đó dẫn đến chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của vấn đề sức khỏe này là ợ nóng. Một số chuyên gia cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn nôn sau khi ăn, lâu ngày kéo theo cả cảm giác chán ăn. 

Tương tự bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, sự hình thành của các vết loét trên lớp niêm mạc dạ dày do viêm cũng gây ra triệu chứng chán ăn buồn nôn, đồng thời kéo theo các biểu hiện như nóng rát vùng thượng vị, máu lẫn trong phân…

Nguyên nhân viêm loét dạ dày có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó, những yếu tố phổ biến nhất có thể kể đến như sau:

  • Tác dụng phụ từ việc lạm dụng một số loại thuốc, ví dụ như nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid [NSAIDs], trong thời gian dài
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori
  • Uống nhiều bia, rượu hoặc các loại thức uống chứa cồn khác

Các biểu hiện sôi bụng, buồn nôn chán ăn đôi khi còn cảnh báo bạn đang bị tắc ruột. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi vị trí trong đường ruột từ ruột non đến ruột già, thường liên quan đến nhiều vấn đề như:

  • Sỏi mật
  • Lồng ruột
  • Dính ruột
  • Nhiễm trùng đường ruột

Nhu động ruột ở người mắc hội chứng ruột kích thích hoạt động bất thường nên dễ dẫn đến các triệu chứng đau bụng đi kèm với táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, họ còn thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu nên dễ ợ hơi, buồn nôn và cảm thấy mất ngon miệng, chán ăn. 

Buồn nôn là một trong những biểu hiện đặc trưng của ốm nghén, xảy ra ở nhiều phụ nữ mang thai. Điều này khiến không ít mẹ bầu mất cảm giác ngon miệng, dần dần trở thành chán ăn. Lúc này, việc ăn uống đối với mẹ bầu có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé, đồng thời xoa dịu biểu hiện mang thai này hơn là thỏa mãn cơn thèm ăn. 

Chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ là hai trong số những rối loạn ăn uống phổ biến nhất, đặc trưng bởi thói quen ăn uống thất thường, không điều độ. 

Người mắc chứng chán ăn tâm thần không chỉ có triệu chứng chán ăn mà còn có biểu hiện buồn nôn do lượng dịch axit dư trong dạ dày lúc đói. Trong khi đó, buồn nôn do chứng ăn vô độ lại liên quan đến việc người bệnh cố gắng loại bỏ lượng thức ăn đã được tiêu thụ bằng cách nôn mửa hoặc sử dụng thuốc. 

Bên cạnh những vấn đề trên, lo lắng, trầm cảm hoặc căng thẳng dữ dội cũng có thể dẫn đến cảm giác chán ăn và buồn nôn sau khi ăn. Hiểu rõ nguyên nhân đứng sau tình trạng này có thể góp phần giúp bạn sớm có biện pháp khắc phục phù hợp, từ đó tìm lại cảm giác ngon miệng.

Top tìm kiếm: chán ăn, ăn không tiêu buồn nôn, cách chữa buồn nôn, buồn nôn khi mang thai, tăng cường sức đề kháng, đau khớp gối ở người già

Nguồn tham khảo:

//www.medicalnewstoday.com/articles/317628

//www.healthline.com/health/loss-of-appetite-and-nausea

//www.healthline.com/health/ileus

//www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-am-i-pregnant#1

//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016

Nhiều người thường xuyên có cảm giác buồn nôn ngay sau bữa ăn khiến cơ thể khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc. Không những thế, nếu hiện tượng này cứ liên tục xảy ra trong thời gian dài thì bạn đừng nên chủ quan, rất có thể đây là triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm. Tìm hiểu những nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn dưới đây để kịp phát hiện bệnh và chữa trị sớm nhé!

Ăn uống không điều độ

Thói quen bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng giờ là nguyên nhân chính khiến bạn luôn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn. Bởi vì khi khoảng cách giữa các bữa ăn quá lâu, lượng axit dư thừa trong dạ dày tích tụ càng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa axit. Khi ấy, chức năng tiêu hóa của dạ dày sẽ bị giảm sút và mắc phải các vấn đề như trào ngược thực quản, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày... Và chính những căn bệnh này sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng, buồn nôn ngay sau khi ăn.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân thường thấy nhất khiến hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề và dẫn đến hiện tượng nôn mửa. Khi cơ thể không thích ứng với một số loại thực phẩm sẽ làm dạ dày co bóp mạnh và kết quả là thức ăn tự nhiên sẽ bị đẩy ra ngoài bằng đường miệng. Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu đau bụng kèm theo cơn buồn nôn sau bữa ăn thì hãy xem lại thực phẩm mình đã hấp thụ có gây dị ứng không.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một lý do khách quan dẫn đến những cơn buồn nôn khó chịu sau khi ăn. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chưa rửa sạch hoặc nấu chưa chín sẽ khiến dạ dày bị kích ứng, cùng với đó là những cơn đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Khi ấy, bạn nên đến gặp bác sĩ lấy thuốc, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng để tránh làm cơ thể bị mất sức.

  • Tham khảo thêm 7 nguyên tắc đơn giản giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng

    Khi dạ dày đang mắc bệnh thì sẽ hoạt động kém hiệu quả và có xu hướng đẩy ngược thức ăn ra ngoài. Lúc này, bạn thường có cảm giác bị trào ngược dịch vị, ợ ra hơi nóng rát, buồn nôn sau khi ăn. Những dấu hiệu trên chính là triệu chứng thường thấy của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Những người mắc bệnh này nên tránh những bữa ăn chứa nhiều chất béo, đồ cay nóng...

    Vấn đề về túi mật

    Nếu bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn sau mỗi bữa ăn thì hãy lưu ý, rất có thể bạn đang gặp các vấn đề về túi mật. Những căn bệnh như sỏi mật, polyp túi mật thường làm túi mật co bóp mạnh, rối loạn sự vận động túi mật và gây ra những cơn đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn...

    Để giải quyết tình trạng này, bạn nên đến phòng khám để được bác sĩ kê thuốc và thay đổi thói quen ăn uống. Hạn chế mỡ, thịt đỏ và những thực phẩm gây khó tiêu, như thế sẽ cản trở sự phát triển của vi khuẩn đường ruột dẫn đến các căn bệnh về túi mật.

    Bệnh ruột kích thích

    Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu dễ thấy nhất của những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích. Hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân sẽ hoạt động kém hiệu quả, quá trình tiêu hóa, trao đổi chất diễn ra chậm nên dẫn đến một số triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy, nôn mửa... Khi mắc bệnh, bạn nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất xơ như rau xanh và tránh xa thức uống có chứa caffein như cà phê.

    Nguồn: Searchhomeremedy

    Video liên quan

    Chủ Đề